6. Cấu trúc của luận án
3.1.2. Các loại hình nhân vật
Việc nghiên cứu theo loại hình đã trở thành phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi trong các ngành khoa học từ thế kỷ XX. Trong văn học, nghiên cứu theo loại hình nhằm quy về “các nhóm hiện tƣợng giống nhau theo một tiêu chuẩn nào đó” hoặc chứng minh cho “một loại hình văn học nào đó”. Cách thức này hữu hiệu trong việc phân tích, phân loại “một thực tại phức tạp”. Trên thực tế, loại hình đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ để đạt mục tiêu nghiên cứu đề ra và cũng có tính tƣơng đối. Bởi vì “khi nghiên cứu bổ dọc một vấn đề bằng phƣơng pháp loại hình, thì chính là để nhằm mục đích chứng minh cho vấn đề cần nghiên cứu chứ không phải là để chứng minh rằng có một loại hình văn học chuyên về vấn đề này hay vấn đề khác, bởi vì trên thực tế, các vấn đề có thể chồng chéo lên nhau” [28, tr. 294].
Phƣơng pháp tiếp cận vấn đề văn học theo loại hình giúp khu biệt một cách tƣơng đối các hiện tƣợng trong mối quan hệ với hệ thống, tổng thể, từ đó đƣa ra những nhận định theo nhóm có chung đặc điểm. M.B.
Khravchenko cho rằng: “cách nghiên cứu văn học theo phƣơng pháp loại hình không tìm hiểu tính đặc thù cá biệt của những hiện tƣợng văn học và cũng không tìm hiểu những nét đơn thuần giống nhau của chúng, những mối liên hệ vốn có giữa chúng, nó tìm hiểu những nguyên tắc và những cơ sở cho phép nói tới tính cộng đồng nhất định về mặt văn học - thẩm mỹ, tới việc một hiện tƣợng nhất định thuộc về một kiểu, một loại hình nhất định. Tính cùng loại hình này không hiếm trƣờng hợp bộc lộ ra ngay cả khi những sự kiện văn học không nằm trong mối liên hệ trực tiếp với nhau.” [72, tr. 338] Và khi nói đến sự thống nhất về mặt loại hình trong văn học, “đó không phải là một giây xích đóng kín gồm những mắt xích nhƣ nhau, nó là một thứ quang phổ của những màu sắc khác nhau và nằm trong một tƣơng quan nhất định”. [72, tr.340]. Nhƣ vậy, điểm cốt yếu nhất ở phƣơng pháp loại hình là việc phân tích khoa học những nguyên tắc, cơ sở của những hiện tƣợng thuộc về một kiểu nhất định. Việc phân định theo loại hình văn học vẫn bảo toàn cái cá biệt trong cái chung.
Với vấn đề nhân vật trong truyện ngắn về chiến tranh, chúng tôi chọn hƣớng tiếp cận này. Dù thực tế nhân vật là sáng tạo độc đáo không trùng lặp nhƣng trong cùng một đề tài, thời gian lịch sử, trên một số khía cạnh nào đó có thể thấy hiện tƣợng nhiều nhân vật có nét tƣơng đồng, có thể xếp vào cùng một kiểu loại. Lựa chọn cách phân chia này cũng là một cách thức để chúng tôi đƣa ra những kiến giải về các kiểu nhân vật trong truyện ngắn đƣơng đại về chiến tranh mặc dù có ý kiến cho rằng sự quy gọn nhân vật vào một số loại hình có thể làm giảm đi sự phong phú của nhân vật trong tác phẩm. Trong thế giới nhân vật đa sắc màu của văn học, phƣơng pháp loại hình cũng đƣợc sử dụng phổ biến để nghiên cứu. Tuỳ theo tiêu chí phân loại khác nhau mà có thể tìm thấy những loại nhân vật có sự tƣơng đồng về một mặt nào đó.
Xét theo tiêu chí vai trò của nhân vật trong kết cấu tác phẩm, nhân vật thƣờng đƣợc chia thành ba loại: nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ (có những nhân vật đồng thời là nhân vật chính và trung tâm). Nếu dựa trên mối quan hệ với lí tƣởng thẩm mỹ của nhà văn thì lại có thể phân loại thành nhân vật chính diện và phản diện. Từ phƣơng diện cấu trúc nhân vật, thƣờng chia thành mấy kiểu chính nhƣ: nhân vật chức năng - thực hiện một số chức năng cố định nào đó trong thể hiện đời sống; nhân vật loại hình - thể hiện tập trung nét đặc trƣng phẩm chất, tính cách của loại ngƣời nào đó trong một thời đại nhất định (yếu tố cốt lõi là loại hình chứ không phải tính cách); nhân vật tính cách - có cấu trúc phức tạp, luôn vận động trong sự tƣơng tác với hoàn cảnh; nhân vật tƣ tƣởng - hạt nhân cấu trúc là một ý thức, tƣ tƣởng của nhà văn về đời sống... Còn có nhiều loại hình nhân vật đƣợc phân chia ở cấp độ chi tiết hơn nữa. Tuy nhiên, không có sự phân loại nào là ƣu việt tuyệt đối. Các kiểu nhân vật trong tác phẩm đƣơng đại thƣờng có sự giao thoa, nhân vật loại này có thể chứa đựng yếu tố gần với loại khác.