Một số dạng cốt truyện tiêu biểu

Một phần của tài liệu Truyện ngắn việt nam sau năm 1975 veết về chiến tranh (Trang 125 - 137)

6. Cấu trúc của luận án

4.2.2 Một số dạng cốt truyện tiêu biểu

Có nhiều cách phân loại cốt truyện dựa trên các tiêu chí nhƣ hình thức thể hiện, nội dung, kết cấu, trƣờng phái, thể loại... Chắc hẳn là không một kiểu phân chia nào có thể bao hàm tuyệt đối mọi kiểu cốt chuyện nhƣng chúng tôi lựa chọn cách phân loại phổ biến và dễ theo dõi tiến trình phát triển, đổi mới của cốt truyện hơn cả. Trên cơ sở tiêu chí nhân vật với các yếu tố chủ đạo chi phối diễn biến cốt truyện, có thể chia thành các dạng thức sau:

4.2.2.1 Cốt truyện sự kiện - hành động

Loại cốt truyện này ra đời sớm nhất trong lịch sử tự sự với các loại truyện dân gian. Truyện chú trọng yếu tố “có chuyện”, biến cố, sự kiện, hành động của nhân vật phát triển tạo nên sự vận động của cốt truyện. Đây là loại cốt truyện gắn với quan niệm truyền thống hơn cả. Tức là cốt truyện phải mang kịch tính cao, các bƣớc diễn biến của cốt truyện theo sự vận động của xung đột nhƣ một vở kịch: mở đầu - thắt nút - phát triển - cao trào - mở nút. Trong văn học hiện đại nói chung và truyện ngắn sau 1975 về chiến tranh nói riêng thì mô hình này không còn nguyên trạng mà có sự giản lƣợc, tuỳ vào dụng ý của tác giả, thƣờng là còn lại ba thành phần: trạng thái ban đầu - biến cố - trạng thái kết thúc. Kiểu cốt truyện này trong tự sự truyền thống không miêu

tả tâm lí nhân vật. Chính vì vậy, nhân vật đƣợc sơ lƣợc hoá bằng hành động, truyện dễ kể lại theo diễn biến sự kiện. Tuy nhiên, trong truyện ngắn về chiến tranh đƣơng đại, dù truyện triển khai trên sự kiện, hành động là chủ yếu nhƣng vẫn đan xen trong đó những chi tiết, tình tiết mới lạ, bất ngờ, biến cố liên tục tạo độ căng cho truyện, trình tự các sự kiện có thể bị đảo lộn chứ không nhất thiết trình bày theo trật tự trƣớc sau nhƣ trong truyện truyền thống. Đồng thời, nhà văn sử dụng các yếu tố kỳ ảo, giấc mơ, tâm linh đan xen, kiểu truyện “giả thể loại” để biểu hiện cảm nhận của con ngƣời hiện đại về đời sống trong và sau chiến tranh. Điều đó cho thấy, bên cạnh tiếp thu hình thức cốt truyện truyền thống, nhà văn đã nỗ lực cách tân, sáng tạo theo tâm thế hiện đại để diễn trình cốt truyện tạo nên sức hấp dẫn mới mẻ. Loại hình cốt truyện này chiếm một tỉ lệ đáng kể trong truyện ngắn sau 1975 viết về chiến tranh. Tuy nhiên, khác với truyện ngắn giai đoạn trƣớc, những diễn biến tinh vi của đời sống tâm lí nhân vật trƣớc mỗi sự kiện, biến cố cũng đã đƣợc đan cài vào tạo nên chất xúc tác cho diễn biến của truyện.

Kẻ sát nhân lương thiện của Lại Văn Long là cốt truyện tiêu biểu. Trạng

thái ban đầu là: hắn sống phiêu bạt cùng mẹ kiếm sống và tìm bố. Sau 1975 hai mẹ con trong diện đi xây dựng vùng kinh tế mới. Sự kiện thắt nút là khi bố hắn trở về sau 18 năm chiến đấu, đón hai mẹ con về thị xã và đƣợc ở trong căn biệt thự của thiếu tá ngụy Lâm Quang Sang (đời ông hắn đi ở đợ cho bố của Sang). Truyện đƣợc đẩy lên cao trào khi 11 năm sau gia đình Sang là Việt kiều về đòi lại căn nhà, bố mẹ hắn đƣợc cho ra ở gian chuồng ngựa, cắt cỏ cho ngựa kiếm tiền. Hắn đi công nhân ở Liên Xô về thất nghiệp. Từng bậc mâu thuẫn đƣợc chồng chất lên đến đỉnh điểm là việc hắn bị con nhà chủ nhà lăng mạ, hành hung. Đến lúc mở nút, giải quyết vấn đề bằng hành động bất ngờ, quyết liệt của hắn: lấy súng bắn chết một số kẻ trong đám đang ăn uống vui vẻ, viên đạn cuối cùng dành cho bức chân dung trên

tƣờng. Kết thúc mở khi hắn trả lời trƣớc toà: “Tự giải phóng mình khỏi số phận đê hèn là một việc thiện, ít nhất cho chính mình... Con tôi nếu có sẽ không bao giờ phải đi cắt cỏ ngựa thuê cho các thế hệ dòng họ Lâm nhƣ ba đời trƣớc đó” [121, tr. 229]. Cốt truyện bộc lộ một cái nhìn thẳng thắn về những vấn đề tồn dƣ sau chiến tranh.

Còn trong Mười ba bến nước của Sƣơng Nguyệt Minh cũng có dạng cốt truyện kiểu này với sự kiện chính: Sao lấy chồng, sự kiện thắt nút là chồng cô ở chiến trƣờng về bị nhiễm chất độc hoá học nên cô sinh ra cục thịt gớm ghiếc. Truyện đƣợc đẩy lên cao trào khi “tôi sinh nở lần thứ ba thứ tƣ vẫn ra cục thịt đỏ hỏn. Mẹ chồng tôi đau buồn và sợ hãi quá, suốt ngày niệm Phật và đi chùa” [121, tr. 284], lần thứ năm lại sinh đƣợc một bọc có nhiều cục thịt đỏ. Đỉnh điểm là việc ngƣời chồng đi thăm bạn cũ, mới lấy vợ hai và đẻ đƣợc đứa con lành lặn. Anh đề nghị, mẹ chồng van xin Sao giải phóng cho nhau. Sự kiện mở nút là cô ly hôn và cƣới vợ mới cho chồng nhƣng họ tiếp tục đẻ ra những bọc thịt, ngƣời vợ mới bỏ đi. Sao quay trở lại chăm sóc cho gia đình chồng khi họ rơi vào ốm đau, tuyệt vọng. Sự đan xen tình tiết kỳ ảo, giả huyền thoại khiến cho truyện trở nên ly kỳ, hấp dẫn để nói về thân phận con ngƣời và những hệ luỵ của chất độc chiến tranh.

Trong nhiều truyện ngắn khác nhƣ: Hai mươi năm sau (Hồ Phƣơng),

Người đàn bà sau chiến tranh (Từ Nguyên Tĩnh), Chuyện xưa kết đi, được

chưa? (Bảo Ninh), Loay xoay thuyền thúng (Lê Nguyên Ngữ), Anh ấy không

đơn độc(Văn Lê), Đường qua phum Tha khây (Khuất Quang Thụy)... cốt

truyện thể hiện cách nhìn, giải quyết vấn đề ở những ngày sắp kết thúc kháng chiến và sau đó, trong chiến tranh biên giới với sự căng thẳng, quyết liệt, dứt khoát. Cốt truyện giàu kịch tính gắn với cái nhìn đặt sự vật hiện tƣợng trong thế đối lập tốt - xấu, cao cả - thấp hèn, thiện - ác... theo diễn trình vận động của nhân vật.

4.2.2.2 Cốt truyện tâm lý

Là kiểu cốt truyện đƣợc triển khai dựa trên tâm lý nhân vật với những bức xúc, dằn vặt, sự vận động nội tâm thúc đẩy truyện phát triển, xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX. Có thể nói, cốt truyện tâm lí đã đƣợc một số nhà văn Việt Nam khai thác thành công từ những năm 1930 - 1945, tiêu biểu là Nam Cao, Thạch Lam, Đỗ Chu... Cốt truyện không còn giữ vai trò quan trọng, sự kiện biến cố là yếu tố cầu nối để nhà văn khai thác diễn biến tâm lí nhân vật với những biến động tinh vi, chứa đựng những day dứt và ám ảnh… Trong kháng chiến, cốt truyện theo dòng chảy tâm trạng cũng tồn tại nhƣng với số lƣợng khiêm tốn. Khi văn chƣơng trở lại với thiên chức nghệ thuật trong hoàn cảnh đời thƣờng, cách tổ chức truyện nhƣ những bản tin đầy sự kiện với những con ngƣời tiêu biểu không còn thích hợp nữa. Hƣớng khai thác dòng chảy tâm trạng của nhân vật trong tổ chức cốt truyện với một chiều sâu và tầm cao mới xuất phát từ những vấn đề thôi thúc của thời hậu chiến. Đặt nhân vật trong bối cảnh không phải để minh họa, làm sáng tỏ ý nghĩa của sự kiện, hơi thở cuộc sống trong truyện ngắn cần một nhịp trầm để con ngƣời có điều kiện nhìn nhận lại chính bản thân mình và một thời kỳ lịch sử đã qua. Vì vậy, cốt truyện tâm lí đƣợc sử dụng một cách hiệu quả và có những sáng tạo mới mẻ trong truyện ngắn.

Sau năm 1975, kiểu cốt truyện này chiếm tỉ lệ lớn trong truyện ngắn, hƣớng đến thế giới hiện thực khó định hình và nắm bắt trong tâm hồn con ngƣời. Hạt nhân cốt lõi là quá trình diễn biến tâm lí, những vận động trong tinh thần và tƣơng ứng với nó là quá trình nhận thức và tự nhận thức lại của nhân vật. Kiến tạo mạch truyện theo nguyên tắc này đã tạo thành một bộ phận truyện ngắn đặc sắc, giúp độc giả cảm nhận về cuộc sống nhiều hơn. Sự kiện đƣợc nhắc đến trong truyện không nhiều nhƣng từ những chiếc “mắc treo” ấy, tác giả đã làm một hành trình xâm nhập, giãi bày những trạng huống cảm xúc

diễn ra trong tâm hồn nhân vật trƣớc hoàn cảnh, khám phá con ngƣời ở chiều sâu vô thức và tâm linh của con ngƣời trong và sau chiến tranh.

Bức chân dung của người đàn bà lạ (Chu Lai) chỉ có sự kiện nhỏ là cuộc

gặp của hoạ sĩ Lƣu An với một ngƣời phụ nữ trung niên với yêu cầu vẽ chân dung và trả thù lao hậu hĩnh. Còn lại hầu hết câu chuyện là những suy nghĩ, hoài nghi, tự vấn, hồi tƣởng, dằn vặt, nản lòng, kỳ lạ, hối thúc... xung quanh việc làm sao vẽ đƣợc chân dung ngƣời phụ nữ qua tấm ảnh bà ta để lại. Những diễn biến chằng chéo, phức tạp trong tâm trạng diễn ra trong suốt mấy tháng cho đến khi ký ức ông hiện về cô giao liên ngày nào với “Rừng đêm... Mƣa gió... Chiến tranh... Chết chóc... Đời con gái gian nan...”. Sau khi tìm đƣợc cảm xúc và linh hồn, tác phẩm hiện lên: “Vẫn là cái ánh nhìn dìu dịu buồn ấy nhƣng lại lom dom cháy những đốm sáng của sự vị tha nhân hậu, của sự sắt son chung thủy bên trong” [75]. Lúc đó, tâm trạng hoạ sĩ chuyển sang bồn chồn, hồi hộp đợi ngƣời phụ nữ hẹn đến lấy tranh. Sự kiện kết truyện là cuộc gặp với cô con gái mang bức thƣ của ngƣời đàn bà khiến ông bàng hoàng, khổ đau lẫn hạnh phúc không nói nên lời.

Trên mái nhà người phụ nữ của Dạ Ngân bắt đầu bằng việc Hai Mật và

con gái nuôi đi gặt, cô cho con về trƣớc và thấy sự háo hức của cô gái tuổi đang yêu. Diễn biến truyện sau đó là ký ức, tâm trạng yêu rồi đợi chờ, hi vọng, tuyệt vọng, khổ đau hết lần này đến lần khác của cô, vì “giông bão chiến tranh cuốn mất cái bóng cây trên mái nhà của chị”. Cuối truyện là mảnh tâm trạng của chị nghĩ về tình cảnh hiện tại và sự lựa chọn của con. Kiểu cốt truyện này khá phổ biến, có thể gặp trong nhiều truyện khác nhƣ:

Hai người đàn bà xóm Trại (Nguyễn Quang Thiều), Dòng sông trinh nữ

(Sƣơng Nguyệt Minh), Mỗi tháng có một rằm (Lê Hoài Lƣơng), Thảm cỏ

trên trời (Ngô Thị Kim Cúc), Tiếng rừng (Hiền Phƣơng), Những giấc mơ có

Cốt truyện vận động làm sáng rõ diễn biến ngầm ẩn trong tâm hồn, con ngƣời trong truyện mang chiều sâu của sự nếm trải, giằng xé, trăn trở, nỗi đau, cô đơn... Vì vậy, cuộc sống bề bộn với những diễn biến trong tình cảm của từng con ngƣời khi đứng trƣớc những mất mát, đau khổ và hạnh phúc sau chiến tranh đƣợc tái hiện tạo nên những dƣ ba. Tiếp thu kiểu cốt truyện trữ tình vốn là sáng tạo đặc biệt của văn xuôi hiện đại, nhà văn đƣơng đại vận dụng một cách nhuần nhuyễn và tinh tế trong cái nhìn hƣớng về số phận cá nhân con ngƣời sau chiến tranh. Đó cũng là xu thế chung của văn xuôi Việt Nam đƣơng đại. Để biểu đạt cảm quan trƣớc hiện thực đầy biến động, cốt truyện dần “dịch chuyển sâu hơn vào thế giới nội tâm”, chạm đến vùng ký ức, ẩn ức của con ngƣời.

Trong truyện ngắn về chiến tranh những năm gần đây còn sử dụng cốt truyện dòng ý thức. Đây đƣợc coi là một bƣớc phát triển của cốt truyện tâm lý - là loại cốt truyện đặc trƣng của tự sự hiện đại thế kỷ XX. Trong văn học thế kỉ XX, khi nhà văn quan niệm mỗi con ngƣời không chỉ gồm những yếu tố ngoại hình mà còn chứa đựng thế giới nội tâm sâu kín. Nhiệm vụ của văn chƣơng là phản ánh, tái hiện, đánh giá thế giới bên trong con ngƣời. Khi đó thủ pháp độc thoại nội tâm đƣợc sử dụng một cách hữu hiệu, phát huy tối đa khả năng, sức mạnh của nó. Điểm tựa của cốt truyện là thế giới nội tâm với những ẩn ức, suy nghĩ, quá khứ, thực tại chồng chéo. Theo Từ điển thuật ngữ

văn học, dòng ý thức là “các ý nghĩ, cảm giác, các liên tƣởng bất chợt thƣờng

xuyên chen nhau, thay nhau và đan bện vào nhau một cách lạ lùng, “phi logic” [115, tr. 93]. Đây đƣợc coi là trƣờng hợp đặc biệt của độc thoại nội tâm. Từ cốt truyện tâm lý sang cốt truyện dòng ý thức là bƣớc chuyển từ “cái tôi chủ thể” sang “cái tôi khách thể” của tự sự. Do ý thức dân chủ, ý thức trò chơi làm xuất hiện cảm quan thu nhỏ dấu ấn chủ nhân của tự sự về “điểm

không”, “khiến các cốt truyện hiện đại và hậu hiện đại trở nên mênh mông trong thế giới nội tâm, thế giới trí tuệ ngẫu hứng bao la của con ngƣời” [11].

Trong truyện ngắn về chiến tranh, loại cốt truyện này chƣa phải đã đạt đến mức “điển hình” nhƣng đã xuất hiện một số tác giả sử dụng nhƣ một phƣơng tiện tìm kiếm những nhận thức mới mẻ, sâu sắc về thế giới bên trong của con ngƣời. Nếu truyện ngắn truyền thống chặt chẽ với hệ thống sự kiện là cốt lõi của tác phẩm thì ở cốt truyện kiểu này, các sự kiện biến cố trở nên rời rạc, dàn trải, không có đột biến bất ngờ, không theo logic nhân quả. Vì vậy mà nhân vật thƣờng ít hành động mà chìm vào dòng suy nghĩ, hồi ức, vô thức... bộc lộ những chiêm nghiệm của con ngƣời về chiến tranh và cuộc đời.

Sám hối của Phùng Văn Khai là triền miên dòng ký ức, cảm xúc của

“anh” - tên lính da trắng về căn hầm trong chiến tranh - nơi anh ta cho xả súng vào ngƣời vừa tha cho mình. Đan xen sau đó là suy nghĩ về đứa con không lành lặn, những thùng chất độc da cam, sự sai lầm và lừa dối của chiến tranh, những chiến hữu tự vẫn, tình yêu dang dở. Hình ảnh cậu bé ở căn hầm trở lại vụt sáng, về sự trừng phạt và mất lòng tin vào Chúa. Mạch truyện lại chuyển sang phía ngƣời lính cộng sản trong căn hầm với những suy tƣ, dự định và chƣa kịp sửa sai lầm của mình thì lửa đạn đã trùm căn hầm. Hình ảnh đã “giày vò anh, hay nó đã báo thù anh, bóp nghẹt phần đời còn lại của anh” [71]. Khó có thể sâu chuỗi và kể lại rành mạch cốt truyện vì nó đƣợc đan xen liên tục những ký ức, hình ảnh, cảm xúc ám ảnh nhân vật. Qua đó thể hiện cái nhìn chiến tranh đầy khốc liệt, phi lí, phản nhân văn.

Còn truyện Bến đàn bà của Nguyễn Mạnh Hùng chỉ có sự kiện mở đầu là “chị” về đến bến sông và xin ngủ nhờ ở lều kéo vó của bà cụ và kết thúc là chị tỉnh dậy khi đƣợc bà đánh thức. Diễn trình cốt truyện theo chập chờn giấc mơ, trạng thái nửa tỉnh nửa mê, bóng đè... với nhiều hình ảnh thật và những điều tƣởng tƣợng về thời chiến tranh của bốn cô gái Xuân - Hạ - Thu - Đông, việc

chị không thể sinh đứa con bình thƣờng và ám ảnh bởi công việc phải đối diện với những thai nhi bị huỷ hoại. Lối tổ chức cốt truyện này làm nổi bật những bất an, giằng xé, suy tƣ của con ngƣời bƣớc ra khỏi chiến tranh, đặc biệt là ngƣời phụ nữ.

Trong Hoài vọng của Văn Xƣơng xoay quanh hai nhân vật gặp nhau ở trại sáng tác, cốt truyện vận động theo dòng cảm xúc hiện tại, đan xen với những hồi ức hiện về trong cơn mơ, trong trạng thái nửa hƣ, nửa thực của nhân vật Long và hắn (lính ngụy) với những “đau đớn, giày vò, thƣơng cảm” về quãng thời gian đã trải qua chiến tranh khốc liệt. Kết thúc mạch suy tƣởng đó là hiện tại với sự xúc động khi nhận ra đối phƣơng là ngƣời trong căn hầm năm xƣa. Ở đây, sự kiện, biến cố chiến tranh trở thành bối cảnh nền tô đậm trạng thức tâm hồn của nhân vật ở hai phía chiến tuyến.

Dù chiếm số lƣợng khá khiêm tốn trong truyện ngắn đƣơng đại về chiến tranh, kiểu cốt truyện này sử dụng “dòng ý thức” để kiến tạo cốt truyện, kết nối các mảng sự kiện, ghép lại thành câu chuyện về số phận con ngƣời trong và sau chiến tranh. Độc giả có thể dễ dàng cảm nhận sự “đứt gãy”, “pha trộn”

Một phần của tài liệu Truyện ngắn việt nam sau năm 1975 veết về chiến tranh (Trang 125 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)