Sử dụng nhiều ngôn ngữ độc thoại

Một phần của tài liệu Truyện ngắn việt nam sau năm 1975 veết về chiến tranh (Trang 151 - 178)

6. Cấu trúc của luận án

4.4.4 Sử dụng nhiều ngôn ngữ độc thoại

Trong văn học thế kỉ XX đến nay, nhà văn quan niệm mỗi con ngƣời không chỉ gồm những yếu tố ngoại hình mà còn chứa đựng thế giới nội tâm sâu kín. Nhiệm vụ của văn chƣơng là phản ánh, đánh giá thế giới bên trong con ngƣời. Vì vậy, thủ pháp độc thoại nội tâm đƣợc sử dụng một cách hữu hiệu, trở thành nét nghệ thuật tiêu biểu. Cùng tái hiện những ý nghĩ của nhân vật, có tính chất hƣớng nội song độc thoại vẫn gắn liền với hành động hơn so với độc thoại nội tâm. Tuy nhiên, ranh giới của nó đôi khi cũng khó phân định. Ngôn ngữ độc thoại nói chung cho phép nhà văn “viết chính tả cho ý

nghĩ ”, khai phá thế giới bên trong nhân vật với những suy tƣ của chính ngƣời kể chuyện và nhân vật về các vấn đề, giá trị. Do đó, có thể tái hiện một cách nguyên vẹn, trung thực giọng điệu, từ ngữ, suy nghĩ thầm kín của nhân vật. Có thể thấy trong truyện ngắn từ sau 1975 đến nay về chiến tranh, cùng với việc thiên về sử dụng cốt truyện tâm lý; tình huống bi kịch, tâm trạng, tự ý thức, trần thuật từ ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong... nên việc sử dụng nhiều ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm nhƣ một hệ quả tất yếu.

Với ngôn ngữ này, nhà văn có thể đi sâu khám phá, miêu tả những trạng thái tình cảm, bí ẩn riêng tƣ trong suy nghĩ, tâm tƣởng, chiều sâu tâm lý của nhân vật. Đặc biệt, ở đề tài chiến tranh, khi nhân vật đƣợc đặt vào tình huống tự phán xét, chiêm nghiệm, ý thức với những giằng xé nội tâm trƣớc những gì đã và đang xảy ra, ngôn ngữ độc thoại trở thành phƣơng tiện đắc dụng. Đó là những suy tƣ của Thảo: “Có lẽ mình trở nên cứng nhắc và hiếu chiến sau mấy năm ở chiến trƣờng!” (Người sót lại của Rừng Cười- Võ Thị Hảo). Còn trong

Đêm làng Trọng Nhân (Sƣơng Nguyệt Minh) là tiếng lòng của nhân vật mang

thƣơng tật nặng trở về quê: “Ôi! Bao nhiêu năm anh đã lăn lộn khắp các nẻo chiến trƣờng. Bao năm Trƣờng sống trong nhớ nhung, khát khao chờ đợi...”. Ý thức về tội lỗi trong quá khứ và tâm hồn dịu lại sau chiến tranh, Thái (Giấc

mơ kí ức - Phan Đức Nam) tự nhủ: “Mình sống hôm nay cần phải làm những

gì? Phải làm sao cho những đôi mắt tin cậy nhìn mình. Không phải chỉ những đôi mắt đó, mà mãi còn đôi mắt có áng mây trôi của ngƣời lính trẻ, vẫn dõi theo mình cho đến cuối cuộc đời.” Còn trong Xuân nữ (Dạ Ngân): “Tôi thƣờng hỏi, ở đâu ra nhan sắc này và ở đâu ra sự gan góc dƣờng ấy?” khi nghĩ về “chị” - ngƣời phụ nữ đặc biệt trong bão tố chiến tranh...

Vốn là trạng thái hiện thực “bất thƣờng”, chiến tranh đặt con ngƣời vào tình huống “bất ƣng”, nhiều vấn đề cần ngẫm ngợi, cắt nghĩa. Cùng với ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại phản chiếu thế giới tâm tƣởng của nhân vật,

tạo nên tính đa thanh trong tác phẩm. Truyện ngắn sau 1975 không chỉ đề cập đến các cuộc chiến mà cả thời kỳ đối diện với tàn tích, dƣ âm chiến tranh. Trƣớc những bƣớc ngoặt cuộc đời, cảnh ngộ éo le, nỗi trăn trở, suy tƣ... nhân vật ngày càng đƣợc chú trọng khai phá miền sâu cảm xúc, thế giới nội tâm. Vì vậy có sự gia tăng ngôn ngữ độc thoại nói chung trong truyện ngắn để biểu đạt những trạng huống tinh thần phức tạp của con ngƣời trong và sau chiến tranh. Điều đó cũng xuất phát từ sự thay đổi trong quan niệm và cảm hứng sáng tác của văn học thời kỳ này.

Tiểu kết

Truyê ̣n ngắn về chiến tranh cũng nhƣ truyện ngắn đƣơng đại nói chung đã có nhiều biến đổi trong nghệ thuật trần thuật . Ngƣời kể chuyện không còn mang tiếng nói “phán truyền chân lý” nhƣ giai đoạn trƣớc mà bình đẳng với nhân vật, trở thành “ngƣời kể chuyện bất khả tín”. Từ đó kích thích độc giả làm quen với cách tiếp nhận mới, tự định giá tác phẩm bằng vốn sống của mình. Với những nỗ lực sáng tạo của nhà văn, truyện ngắn đã chủ động thay đổi dạng thức ổn định của thể loại, “tƣ̣ nới mở , đa da ̣ng hơn” năng lƣ̣c biểu đa ̣t của mình. Về tổ chức cốt truyện và tình huống, truyện ngắn về chiến tranh đã có sự kế thừa chọn lọc và làm mới cách tạo dựng tác phẩm truyền thống. Với xu hƣớng chung của truyện ngắn đƣơng đại, truyện ngắn về chiến tranh hƣớng đến tạo sức nặng cho tác phẩm không đặt ở cốt truyện chặt chẽ, kết thúc có hậu nhƣ giai đoạn trƣớc mà tạo ra những tình huống gợi mở độc giả trải nghiệm và tƣởng tƣợng. Ngôn ngữ trong truyê ̣n ngắn về chiến tranh có sự biến đổi linh hoạt, giàu chất đời thƣờng, triết lí, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại đƣợc sử dụng nhiều... tạo nên hiệu quả biểu đạt mới khi viết về đề tài này. Truyện ngắn sau 1975 đã đạt đƣợc những thành công nhất định trong phản ánh một thời kỳ lịch sử đã qua bằng nhãn quan mới.

KẾT LUẬN

Trong văn ho ̣c Viê ̣t Nam tƣ̀ sau 1975 nói chung có sự tƣơng đồng với văn học Nga những thập niên 70- 80 trong xu hƣớng viết về chiến tranh bằng chiều sâu triết lý- xã hội. Khi đó, “chiến tranh không chỉ còn là tiếng vo ̣ng của quá khứ, hoài niệm trong tâm trí con ngƣời , mà còn là di chứng trong xã hội hiê ̣n đa ̣i” [167]. Sự kế thừa mang tính sáng tạo của truyện ngắn về chiến tranh cho thấy sự tác động mạnh mẽ của hiện thực đời sống xã hội, chính sách mở cửa hội nhập với văn chƣơng. Cùng với các thể loại khác , truyện ngắn đã nỗ lực khai mở những hƣớng tiếp cận mới với đề tài “muôn thuở” này. Sự thay đổi tƣ duy nghệ thuật đƣợc cụ thể hoá bằng những truyện ngắn có cái nhìn khách quan và đa chiều về hiện thực và con ngƣời, chi phối nội dung và hình thức nghệ thuật của truyện. Bên cạnh đó, khai thác con ngƣời dƣới nhiều giác độ phức tạp với cả những điều dƣờng nhƣ khó nắm bắt và lí giải là hƣớng tiếp cận mới đề tài chiến tranh. Truyện ngắn khơi mở, phát hiện những bình diện của cuộc chiến và con ngƣời mà trong giai đoạn trƣớc hầu nhƣ không đề cập tới. Có thể nói, truyện ngắn nhƣ đƣợc phản chiếu dƣới lăng kính và tƣ tƣởng mới và đƣợc bổ sung thêm cách nhìn, cách viết của thế hệ trƣởng thành sau chiến tranh. Chính điều này góp phần tạo nên sức hút của văn học về chiến tranh với giới sáng tác, phê bình và độc giả.Truyện ngắn về chiến tranh cũng nằm trong dòng chảy chung của văn học Việt Nam hơn 40 năm qua với các giai đoạn: từ 1975-1985, chiến tranh giải phóng vừa kết thúc, cảm hứng sử thi vẫn còn tiếp tục nên truyện ngắn vẫn thiên về miêu tả con ngƣời thời chiến. Đây là giai đoạn chuyển tiếp, văn học nhìn chung chƣa thay đổi hẳn về hệ hình tƣ duy nhƣng đã có sự bổ sung toàn diện hơn trong cách nhìn về chiến tranh.Từ 1986 đến nay: nhà văn không chỉ nhìn nhận cuộc kháng chiến của dân tộc dƣới góc độ ngƣợi ca lãng mạn mà cả những góc khuất, mất mát đau thƣơng. Cảm hứng bi kịch xuất hiện và là một trong những cảm hứng chủ đạo

khi viết về số phận con ngƣời trƣớc sự tàn phá của chiến tranh. Xuất hiện ngày càng nhiều tác giả tạo ra sự nới rộng phạm vi phản ánh hiện thực bằng cách sử dụng các yếu tố giấc mơ, tâm linh, kỳ ảo. Đặc biệt từ những năm 2000 trở lại đây: chiến tranh đƣợc nhìn nhƣ một quãng thời gian ứng chiếu với cuộc sống con ngƣời hiện tại, vấn đề ngƣời lính ở hai bên chiến tuyến đƣợc nhìn nhận một cách khách quan, chân thực và biện chứng.

Trong truyện ngắn từ sau giải phóng đến nay về chiến tranh, hai loại hình nhân vật đƣợc tô đậm là ngƣời lính và ngƣời phụ nữ. Đó cũng là đặc trƣng của truyện ngắn về chiến tranh bởi những nhân vật này là đại diện điển hình cho mọi tầng lớp chịu ảnh hƣởng nặng nề của chiến tranh. Các nhân vật đƣợc sáng tạo với tinh thần khách quan, nhân văn, nhiều loại có cùng mẫu số chung với nhân vật văn học đƣơng đại nói chung. Tuy vậy, mỗi kiểu nhân vật vẫn chứa đựng những ý nghĩa, đặc trƣng riêng bởi họ là những con ngƣời trong và sau chiến tranh. Vẫn là hai loại nhân vật phổ biến trong văn học về chiến tranh nhƣng sau 1975 đƣợc xây dựng với quan niệm nghệ thuật mới mẻ về con ngƣời. Nhân vật ngƣời lính không còn đơn phiến, dễ đoán biết nhƣ trong truyện ngắn trƣớc 1975 mà xuất hiện với trạng thái đa trị, lƣỡng diện. Họ đƣợc khắc hoạ không chỉ với những phẩm chất làm nên chiến thắng mà cả những mặt trái, nét tính cách đời thƣờng, sự tha hoá trong và sau chiến tranh; sự mất mát, hi sinh, bi kịch, thiệt thòi. Tuy vậy, nhân vật bi kịch vẫn khẳng định những phẩm chất, bản lĩnh kiên cƣờng của họ trong ứng phó với cuộc sống hoà bình. Cùng với đó, nhân vật ngƣời phụ nữ xuất hiện với những bi kịch, dang dở,lầm lỡ do hoàn cảnh thời chiến. Khác với giai đoạn trƣớc, họ là những nạn nhân chiến tranh và cũng là hiện thân của sự chịu đựng, đức hi sinh, thuỷ chung vô bờ bến nên nỗi cô đơn, bất hạnh của họ càng trở nên ám ảnh hơn dù chiến tranh qua đã lâu. Trong truyện ngắn về chiến tranh xuất hiện ngày càng nhiều nhân vật tự thú, sám hối, tha hóa...thể hiện tâm thức con

ngƣời thời hậu chiến. Với đặc trƣng thể loại, truyện ngắn “chớp lấy” khoảnh khắc “loé sáng” trong cuộc đời nhân vật, những kiểu loại nhân vật chính trong truyện ngắn về chiến tranh giai đoạn nàyvừa là công cụ khái quát hiện thực vừa cụ thể hóa sự thay đổi quan niệm nghệ thuật của nhà văn trƣớc đề tài này. Quan sát truyện ngắn về chiến tranh từ những yếu tố thuộc đặc trƣng thể loại, cùng với sự kế thừa, nhà văn đƣơng đại vận dụng linh hoạt và sáng tạo, tiếp thu những xu hƣớng nghệ thuật của văn chƣơng thế giới. Trong nghệ thuật trần thuật của truyện sử dụng lối kể khách quan, di chuyển điểm nhìn đã tạo nên những cách tân mới mẻ.Sự nỗ lực làm mới các kiểu cốt truyện và tình huống đã thành công trong lịch sử truyện ngắn Việt Nam trƣớc đây đem lại hiệu quả đáng ghi nhận khi viết về đề tài này. Một số xu hƣớng tổ chức cốt truyện tiêu biểu trong văn học thế giới thế kỉ XX nhƣ: cốt truyện dòng ý thức, cốt truyện kiểu hậu hiện đại, xu hƣớng tự do hoá cốt truyện cũng đƣợc sử dụng nhƣ một cách tiếp cận tạo hiệu ứng mới về chiến tranh.Ngôn ngữ truyện ngắn về chiến tranh đƣợc chọn lọc theo hƣớng gần gũi với đời sống đƣơng đại, mang tính đặc thù trong diễn tả đề tài. Tất cả những điều đó góp phần làm nên sắc diện mới cho truyện ngắn sau 1975 đến nay về chiến tranh.

Đứng trƣớc một đề tài “vĩnh cửu”, truyện ngắn từ sau 1975 về chiến tranh đã xác lập đƣợc những giá trị riêng biệt. Nếu truyện ngắn 1945 - 1975 là truyện viết về hiện thực chiến tranh đang tiếp diễn thì sau 1975 đan xen giữa chiến tranh và hoà bình với bao vấn đề còn để ngỏ cho hiện tại và tƣơng lai. Viết về ký ức chiến tranh và những vấn đề hậu chiến trong không khí xã hội và văn chƣơng mới đem lại cho truyện ngắn diện mạo khác. Hành trìnhkhai phá đề tài chiến tranh vẫn đang tiếp nối với nhiều kỳ vọng, tìm hiểu truyện ngắn về chiến tranh sẽ góp thêm một góc nhìn và gợi mở nghiên cứu văn học về chiến tranh nói chung. Từ đó có thể tri nhận những giá trị thẩm mỹ và nhân văn mà văn học đề tài này đã và đang gây dựng

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Phƣơng Thảo (2013), “Diện mạo truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh của Nguyễn Minh Châu trong hai thời kỳ sáng tác”, Tạp chí

Văn hoá Nghệ thuật Quân đội (3 + 4), tr. 52 - 53 và 72.

2. Nguyễn Thị Phƣơng Thảo (2014), “Truyện ngắn về chiến tranh qua các cuộc thi trên Văn nghệ Quân đội đầu thế kỉ XXI”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội (810 + 811), tr. 162 – 167.

3. Nguyễn Thị Phƣơng Thảo (2016), “Cảm hứng nhân bản trong truyện ngắn Việt Nam viết về chiến tranh sau 1975”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội

(839), tr. 91 - 96.

4. Nguyễn Thị Phƣơng Thảo (2016), “Yếu tố giấc mơ và kỳ ảo trong truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại viết về chiến tranh”, Tạp chí Lí luận Phê

bình Văn học, nghệ thuật (44), tr. 60 – 64.

5. Nguyễn Thị Phƣơng Thảo (2016), “Nhân vật ngƣời lính trong truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại”, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật ( 382), tr. 82 – 85.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. A. Tsa-côp-xki, C. Xi-mô-nôp, Vƣơng Trí Nhàn chọn và dịch (1978), “Văn học và chủ đề chiến tranh”, Tạp chí Văn nghệ quân đội (12), tr. 116 – 125. 2. Hoàng Thụy Anh (2012), “Một số kiểu nhân vật trong truyện ngắn của

Từ Nguyên Tĩnh”, Vanvn.net

3. Vũ Tuấn Anh (1997), Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945 - 1995, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

4. Thái Phan Vàng Anh (2011), “Ngƣời kể chuyện với điểm nhìn bên trong”, http://toquoc.gov.vn

5. Thái Phan Vàng Anh (2008), “Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn đƣơng đại Việt Nam”, tapchisonghuong.com.vn

6. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 7. Bành Bảo, Xuân Diệu (1986), 40 năm văn học, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội. 8. Barthes, Roland, Nguyên Ngọc dịch và giới thiệu (1997), Độ không của

lối viết, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

9. Lê Huy Bắc (2004), “Truyện ngắn: nguồn gốc và thể loại”, Tạp chí

Nghiên cứu văn học (5), tr.84 – 95.

10. Lê Huy Bắc (2005), Truyện ngắn lí luận tác giả và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội.

11. Lê Huy Bắc (2008), “Cốt truyện trong tự sự”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (7), tr.34 – 43.

12. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975 – 1995 - Những đổi

mới cơ bản, NXB Giáo dục, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Bình (2011), “Ý thức phái tính trong văn xuôi nữ đƣơng đại”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (9), tr.74 – 82.

14. Ngô Vĩnh Bình (1998), “Lực lƣợng sáng tác văn học trẻ trong quân đội - Cái gạch nối giữa hôm qua, hôm nay và mai sau”, Tạp chí Văn nghệ quân đội (12), tr. 96 - 100.

15. Ngô Vĩnh Bình (1999), “Nhà văn Nguyễn Minh Châu bàn về truyện ngắn”, Tạp chí Văn nghệ quân đội (4), tr. 99 - 104.

16. Ngô Vĩnh Bình (2003), “Văn học và đề tài chiến tranh… ”, Tạp chí Văn

nghệ quân đội (588), tr. 88 - 93.

17. Nguyễn Minh Châu (1977), Miền cháy, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 18. Nguyễn Minh Châu (1978), “Viết về chiến tranh”, Tạp chí Văn nghệ

quân đội (11), tr. 110 - 115.

19. Nguyễn Minh Châu (1987), “Ngƣời lính chiến tranh và nhà văn”, Tạp

chí Văn nghệ quân đội (1), tr. 121 - 127.

20. Nguyễn Minh Châu (1994), Trang giấy trước đèn, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

21. Nguyễn Minh Châu toàn tập (2001), Tập 1, NXB Văn học, Hà Nội. 22. Nguyễn Minh Châu toàn tập (2001), Tập 2, NXB Văn học, Hà Nội. 23. Nguyễn Minh Châu toàn tập (2001), Tập 3, NXB Văn học, Hà Nội. 24. Nguyễn Minh Châu toàn tập (2001), Tập 4, NXB Văn học, Hà Nội. 25. Nguyễn Minh Châu toàn tập (2001), Tập 5, NXB Văn học, Hà Nội. 26. Daniel Grojnowski, Phùng Ngọc Kiên, Trần Hinh dịch (1993), Đọc

truyện ngắn, Tài liệu nội bộ, ĐHKHXH& NV, ĐH Quốc gia Hà Nội.

27. Nguyễn Văn Dân (2002), Lí luận văn học so sánh, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

28. Nguyễn Văn Dân (2006), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

29. Trần Phỏng Diều (2007), “Đề tài chiến tranh - nét đặc sắc trong truyện ngắn Vũ Hồng”, Tạp chí Văn nghệ quân đội (670), tr. 57 – 62.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn việt nam sau năm 1975 veết về chiến tranh (Trang 151 - 178)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)