Khái niệm cốt truyện và vai trò của cốt truyện trong truyện ngắn

Một phần của tài liệu Truyện ngắn việt nam sau năm 1975 veết về chiến tranh (Trang 123 - 125)

6. Cấu trúc của luận án

4.2.1 Khái niệm cốt truyện và vai trò của cốt truyện trong truyện ngắn

Cốt truyện là một phƣơng diện nghệ thuật phức tạp trong tác phẩm tự sự. Nó thể hiện tài năng, phong cách, quan niệm nghệ thuật của mỗi nhà văn. Có nhiều công trình lý luận đề cập đến vấn đề này. “Cốt truyện là một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề tƣ tƣởng của tác phẩm [11, tr. 172]. Theo quan niệm truyền thống, cốt truyện bao gồm: trình bày, khai đoạn (thắt nút); phát triển, đỉnh điểm (cao trào) và kết thúc (mở nút) và đƣợc nhìn nhận trong tính lịch sử - cụ thể, tính kịch, tính hoàn chỉnh của nó.

Trong tác phẩm tự sự, cốt truyện giữ vai trò liên kết các sự kiện thành hệ thống, “biến những tƣ tƣởng, quan điểm, những hiểu biết đang chồng chất hỗn loạn bỗng hiện ra có lớp lang rành mạch” [155]. Nhà văn có thể qua cốt truyện thể hiện sự tổ chức, sắp xếp các sự kiện, biến cố theo trình tự hợp lí để nêu bật chủ đề tƣ tƣởng của tác phẩm và tạo cho truyện một mạch có mở đầu,

diễn biến và kết thúc. Cốt truyện đƣợc tạo nên bởi hành động của nhân vật. Tùy vào sự tổ chức cốt truyện theo sự vận động của chuỗi các sự kiện, biến cố hay theo sự vận động của tƣ tƣởng, suy nghĩ, tình cảm của nhân vật với quá trình tự nhận thức… mà có nhiều kiểu cốt truyện khác nhau. Trong tác phẩm, cốt truyện thực hiện vai trò đặc biệt là liên kết các nhân vật, sự kiện, tổ chức các sự việc xảy ra. Có thể thấy, xu hƣớng chính của truyện ngắn những năm 1930 - 1975 là có cốt truyện chặt chẽ, có đầu cuối rõ ràng với nhiều sự kiện, biến cố, tình huống căng thẳng, khai thác xung đột trong phát triển tính cách nhân vật. Cốt truyện vẫn đóng vai trò quan trọng để làm nổi bật những vấn đề lớn trong chiến tranh, tính cách phi thƣờng trong những hoàn cảnh khốc liệt. Từ sau 1975, đặc biệt là từ sau thời kỳ Đổi mới, mô hình truyện ngắn truyền thống có xu hƣớng co giãn, nới lỏng, phân rã cốt truyện với những biến tấu đa dạng. Sử dụng kiểu cốt truyện chặt chẽ nhƣng có sự đan xen nhiều mạch truyện và lối kết cấu đa dạng hơn, tình huống nhiều khi không phải là thời điểm gay cấn mà chỉ là khoảnh khắc gợi suy ngẫm... Kiểu cốt truyện triển khai theo mạch cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật đƣợc sử dụng phổ biến. Đây là bƣớc tiếp nối kiểu truyện lãng mạn đã đạt đến đỉnh cao ở đầu thế kỷ XX và ảnh hƣởng của văn học “dòng ý thức” của phƣơng Tây. Đó cũng là phƣơng cách hữu hiệu để chạm đến đáy sâu tâm hồn con ngƣời trong và sau chiến tranh. Khi xây dựng cốt truyện, chi tiết và đoạn kết đƣợc nhà văn chú trọng. Cốt truyện nhiều khi đƣợc ghép từ các mảnh sự kiện, kết thúc mở đòi hỏi và kích thích tƣ duy “đồng sáng tạo” của độc giả.

Trong tiến trình phát triển của thể loại, cốt truyện cũng có sự thay đổi. Đó là xu thế chung trong sáng tác truyện ngắn thế giới. Trong lịch sử thể loại, cốt truyện của tự sự thƣờng theo nguyên tắc: “có chuyện để kể” đặt trong sự ly kỳ, kịch tính. Đã có thời gian đầu thế kỷ XX, cùng với tuyên bố “tiểu thuyết đã chết”, một số nhà văn cho rằng cốt truyện cũng biến mất trong các thể loại

tự sự. Tuy nhiên, thực tế chƣa có thể loại nào “chết” và cốt truyện vẫn là yếu tố cốt lõi, đồng hành với loại hình tự sự. Các tác giả đƣơng đại coi cốt truyện là đối tƣợng cách tân nhằm đa dạng hoá lối viết. Vì vậy mà bên cạnh cốt truyện truyền thống có sự xuất hiện của cốt truyện phức hợp, cốt truyện thu nhỏ, cốt truyện ẩn (một số ý kiến coi là phi cốt truyện)... để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của thời đại. Theo Lê Huy Bắc thì “chính truyện ngắn mới là nơi phô diễn những cách tân về cốt truyện một cách hiệu quả nhất” [11]. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn sau 1975 về chiến tranh thể hiện điều này.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn việt nam sau năm 1975 veết về chiến tranh (Trang 123 - 125)