Người kể chuyện ngôi thứ ba với điểm nhìn khách quan

Một phần của tài liệu Truyện ngắn việt nam sau năm 1975 veết về chiến tranh (Trang 114 - 117)

6. Cấu trúc của luận án

4.1.1 Người kể chuyện ngôi thứ ba với điểm nhìn khách quan

Ngƣời kể chuyện ngôi thứ ba (ngƣời kể chuyện hàm ẩn) đƣợc hiểu là ngƣời kể chuyện không xuất hiện trong tác phẩm nhƣ một nhân vật mà kể câu chuyện liên quan đến ngƣời khác. Đặc điểm của phƣơng thức này là ngƣời kể chuyện toàn tri về diễn biến của câu chuyện và số phận nhân vật.

Trong truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại nói chung, hình thức kể chuyện từ ngôi thứ ba vẫn đƣợc sử dụng phổ biến. Riêng trong truyện ngắn về chiến tranh, lối kể này chiếm tỉ lệ khá lớn. Tuy nhiên, cách tổ chức điểm nhìn trần thuật truyền thống đã có sự kế thừa sáng tạo. Ƣu điểm của hình thức này đƣợc phát huy nhƣ bao quát nhiều vấn đề hiện thực rộng lớn, thể hiện quan điểm, tƣ tƣởng, cách giải quyết vấn đề mang dấu ấn phong cách nhà văn một cách trực tiếp qua những bình luận, phân tích, phát ngôn. Độc giả có thể tin tƣởng ngƣời kể chuyện “biết tuốt”, tiếp cận với thông điệp chủ đích của nhà văn bằng con đƣờng ngắn nhất qua sự “dẫn dụ” của ngƣời kể chuyện. Bên cạnh đó, dấu ấn chủ quan của ngƣời kể chuyện cũng đƣợc “tiết chế” hơn trong truyện ngắn truyền thống. Thƣờng ngƣời kể chuyện hoá thân vào nhân vật để bộc lộ, ít khi đƣa ra những bình luận, ý kiến trực quan. Với điểm nhìn zero (theo cách định danh của Genette) tức là điểm nhìn “toàn tri” - không có điểm nhìn cố định. Ngƣời kể chuyện đứng bên ngoài sự kiện nhƣng lại có tầm bao

quát và toàn năng, tự do vô giới hạn. Chính vì vậy có thể đem lại khả năng kể, miêu tả rộng rãi đời sống và cả thế giới tinh thần của con ngƣời.

Truyện Truyền thuyết về Quán Tiên - Xuân Thiều đƣợc kể từ ngôi thứ ba. Ngƣời kể chuyện tựa vào điểm nhìn của những ngƣời lính lái xe Trƣờng Sơn. Qua đó, những sự kiện trong cuộc sống, chiến đấu của Mùi, Lan, Phƣợng và những ngƣời lính hiện lên với những gian khó niềm vui, hy sinh, đặc biệt là nỗi ẩn ức của các cô gái và một nhân vật kỳ ảo là con khỉ đen ức có chùm lông màu trắng. Kết truyện là cánh lái xe nhắc về cô với những câu hỏi chƣa có lời đáp, nửa tin nửa ngờ về chi tiết mang màu sắc huyền thoại. Ngƣời kể chuyện am tƣờng cả những câu chuyện “tế nhị”, khó nói, tâm tƣ tình cảm của nhân vật. Qua đó dẫn dắt ngƣời đọc đến với những điều vừa đời thƣờng vừa dị biệt trong chiến tranh không dễ cắt nghĩa và giải thích.

Đêm làng Trọng Nhân đƣợc Sƣơng Nguyệt Minh kể từ ngôi thứ ba với

điểm nhìn toàn tri liên tục thay đổi theo trong không gian, thời gian, từ nhân vật này sang nhân vật khác, miêu tả, tƣờng thuật về hành động, tâm trạng của họ. Qua đó, Giôn đã hiểu ra nhiều điều sau khi đọc câu chuyện về Trƣờng - ngƣời lính thƣơng tật trở về sau chiến tranh. Phần kết truyện, ngƣời kể chuyện dựa trên điểm nhìn của Giôn để nói lên tƣ tƣởng: “Các ông đi qua cuộc chiến tranh bằng chính tâm hồn các ông, tâm hồn con ngƣời Việt Nam. Bây giờ tôi mới cắt nghĩa đƣợc vì sao nƣớc Mỹ thua. Bởi nƣớc Mỹ không bao giờ có đƣợc một đêm nhƣ thế: Đêm làng Trọng Nhân” [91, tr. 270]. Ngƣời kể chuyện đã hoàn thành vai trò “dẫn dắt” ngƣời đọc đến với thông điệp của tác giả về một cách lý giải sức mạnh của ngƣời Việt Nam trong chiến tranh. Cũng phải kể đến nhiều tác phẩm sử dụng thành công ngôi kể thứ ba “toàn tri” nhƣ: Xóm sở Mỹ (Thu Trân), Thời tiết của ký ức (Bảo Ninh), Đò ơi (Nguyễn Quang Lập), Mã Đại Câu -người quét chợ Mường Cang (Ma Văn Kháng),Khô Chănđara (Đỗ Viết Nghiệm)...

Cùng với những lợi thế trên, hạn chế là ngƣời kể chuyện ở đây đóng vai trò bố trí các diễn biến của truyện, dù ít dù nhiều áp đặt cảm xúc, tƣ tƣởng cá nhân qua việc thuật lại truyện, thƣờng là kết thúc đóng, làm giảm tính khách quan và độ mở cho độc giả tƣởng tƣợng.

Nét mới của truyện ngắn đƣơng đại là xu hƣớng hạn chế “quyền năng” của ngƣời kể chuyện, sử dụng điểm nhìn bên ngoài. Vẫn là ngƣời kể chuyện ngôi thứ ba nhƣng đƣợc “làm mới” bằng cách kể khách quan, lạnh lùng, lãnh đạm. Ngƣời kể chuyện hầu nhƣ không tham gia vào câu chuyện mà chỉ làm nhiệm vụ trần thuật, để nhân vật hiện lên qua hành động, đối thoại. Vì vậy tạo cảm giác “các sự kiện dƣờng nhƣ đƣợc kể bởi chính nó”, khó nhận thấy thái độ của ngƣời kể chuyện qua nội dung trần thuật. Vì vậy, ngƣời kể chuyện có một khoảng cách nhất định với toàn bộ diễn biến câu chuyện. Với truyện ngắn về chiến tranh cũng vậy.

Trận gió màu xanh rêu của Võ Thị Hảo hiện lên với các sự kiện, nhân vật

chính trong truyện đƣợc thuật lại một cách ngắn gọn về sự xuất hiện của bà điên và cô con gái ở làng Đẽo. Bà nhận bức tƣợng anh lính trên đảo là chồng. Sự kiện trƣớc đó là bà bị ngất và hoá điên sau lần đi tìm mộ chồng nhƣng đào lên là bộ xƣơng đầu nai. Bà điên không chịu xuống núi, ngƣời làng dạy con bà học đẽo đá để sống qua ngày. Ngày giỗ của làng goá, bà bị ngã xuống chân núi. Ngƣời làng thuyết phục cô gái đi nơi khác sống nhƣng cô không nỡ đi, mẹ cô đã khỏi điên và không muốn về quê. Các sự kiện, nhân vật cứ nhƣ những mắt xích nối liền lần lƣợt hiện lên. Giọng kể trung tính, dửng dƣng, không có sự xuất hiện hay “dẫn dụ” nào của ngƣời kể mà để độc giả tự luận giải theo cảm quan của mình về câu chuyện.

Bến trần gian của Lƣu Sơn Minh đƣợc kể bởi ngƣời kể khách quan giấu

mặt. Bắt đầu bằng sự kiện hồn ma anh lính tên Lăng về đến bến sông trong đêm tối và không vƣợt qua đƣợc, phải đợi đò. Thuỳ - ngƣời yêu của anh trƣớc

khi đi bộ đội ra bến sông chèo thuyền, bế tắc với cuộc sống gia đình hiện tại, hồn ma nhìn thấy cô và lên thuyền mà cô không biết. Bà mẹ Lăng ra bến sông, nhìn thấy và nói chuyện với anh, khuyên anh về cõi của mình. Ngƣời kể chuyện miêu tả lại câu chuyện nhƣ quay một thƣớc phim, không có dấu hiệu nào biểu hiện thái độ, tình cảm, hoàn toàn giữ khoảng cách với chuyện đƣợc kể. Chính vì vậy, quyền giải nghĩa tác phẩm tuỳ vào độc giả, tạo nên màu sắc hiện đại cho truyện. Một số truyện ngắn khác cũng đƣợc trần thuật từ kiểu ngƣời kể chuyện này nhƣ: Loay xoay thuyền thúng (Lê Nguyên Ngữ), Dây

neo trần gian (Võ Thị Hảo)...

Một phần của tài liệu Truyện ngắn việt nam sau năm 1975 veết về chiến tranh (Trang 114 - 117)