Tình hình nghiên cứu truyện ngắn sau năm 1975 viết về chiến tranh

Một phần của tài liệu Truyện ngắn việt nam sau năm 1975 veết về chiến tranh (Trang 30 - 39)

6. Cấu trúc của luận án

1.2.2Tình hình nghiên cứu truyện ngắn sau năm 1975 viết về chiến tranh

1.2.2.1 Nghiên cứu về truyện ngắn sau 1975 nói chung

Là thể loại tự sự cỡ nhỏ, năng động, truyện ngắn luôn khẳng định vai trò quan trọng trong đời sống văn học. Thể loại này cũng đƣợc sự quan tâm của giới sáng tác, nghiên cứu, phê bình. Cùng với sự chuyển mình của nền văn học sau giải phóng, truyện ngắn đã đạt đƣợc nhiều thành tựu cùng với số lƣợng các công trình, bài viết nghiên cứu về thể loại này ngày càng phong phú.

Từ sau 1975 đến nay, có nhiều công trình nổi bật, bài viết nghiên cứu về thành tựu, đặc điểm của truyện trên nhiều phƣơng diện (nội dung, nghệ thuật, đặc điểm, đổi mới…). Bùi Việt Thắng với chuyên luận Bình luận truyện ngắn

[153], Truyện ngắn, những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại [155] là những công trình khá công phu về truyện ngắn. Tác giả đã tổng hợp lí thuyết về truyện ngắn từ khái niệm, lịch sử, đặc trƣng, các kiểu truyện ngắn và dành một chƣơng khái quát sự phát triển truyện ngắn Việt Nam thế kỉ XX. Trong phần này, ngƣời viết cho thấy một cái nhìn khái quát về tiến trình vận động

của truyện ngắn từ khi ra đời truyện ngắn hiện đại đầu tiên đến những năm 2000. Có thể thấy, tác giả Bùi Việt Thắng đƣa ra một sự đánh giá tổng quan, trên tinh thần thống kê số lƣợng tác phẩm, đội ngũ sáng tác, một vài chuyển biến của truyện ngắn giai đoạn sau 1975 đặt trong dòng chảy chung của truyện ngắn Việt Nam hiện đại.

Trong luận án Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam 1975 – 1995 [67], tác giả Lê Thị Hƣờng giới hạn nghiên cứu truyện ngắn 20 năm sau giải phóng. Trên cơ sở khảo sát, tác giả đã bƣớc đầu đƣa ra những nhận định về đặc điểm cốt truyện, hệ thống nhân vật trong truyện ngắn thời gian này với sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con ngƣời và những phƣơng thức biểu hiện nhân vật, cách xử lí thời gian, không gian nghệ thuật, ngôn ngữ truyện ngắn cũng đƣợc bàn đến với ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ ngƣời kể chuyện. Tuy nhiên, truyện ngắn hơn hai mƣơi năm trở lại đây không nằm trong diện khảo sát của đề tài này nên chƣa có sự nhìn nhận đầy đủ, toàn diện về truyện ngắn đƣơng đại.

Luận án của Lê Thị Hƣơng Thuỷ - Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại) [170]nghiên cứu sự vận động của thể loại truyện ngắn trên cơ sở sự đổi mới tƣ duy thể loại dẫn đến đổi mới một số phƣơng thức trần thuật, bút pháp nghệ thuật nhƣ: xây dựng nhân vật, tổ chức kết cấu, ngôn ngữ và điểm nhìn trần thuật. Qua khảo sát truyện ngắn từ 1986 đến nay, tác giả đã làm sáng rõ một số vấn đề lí luận thể loại, những đặc điểm khu biệt và sự tƣơng tác thể loại trong đời sống văn học đƣơng đại. Luận án cũng gợi mở cho những nghiên cứu về truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại.

Luận án chuyên ngành văn học Việt Nam của Nguyễn Thị Năm Hoàng:Truyện ngắn Việt Nam sau 1975- nhìn từ góc độ thể loại [62] khảo sát truyện ngắn đƣơng đại trong suốt 40 năm từ sau giải phóng. Tác giả hƣớng tới nhận diện các loại hình truyện ngắn Việt Nam sau 1975, phân tích đặc điểm

của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn này trên các phƣơng diện: tình huống, kết cấu, nhân vật và ngôn ngữ, từ đó chỉ ra vị trí và những đóng góp của thể loại trong văn học Việt Nam. Luận án cho thấy thể loại truyện ngắn không ngừng vận động. Chính vì vậy, nghiên cứu truyện ngắn từ sau 1975 đến nay vẫn là hành trình tiếp nối của nhiều tác giả.

Tại Hội thảo khoa học Tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam từ 1975 đến nay đƣợc trƣờng Đại học Vinh tổ chức năm 2012 cũng có nhiều bài viết đề cập đến những vấn đề chung, khái quát những thành tựu nổi bật của truyện ngắn và tiểu thuyết từ năm 1975 đến nay nhƣ đổi mới quan niệm về con ngƣời, cách tân về nghệ thuật, sáng tạo trong lối viết nhƣ: Trong tấm gương

thể loại nhỏ (Nhận diện truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975) - Bùi Việt

Thắng, Sự vận động của truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975 qua những cách

tân về hình thức - Hỏa Diệu Thúy, Đổi mới thi pháp truyện ngắn - nhìn từ lời

độc thoại nội tâm nhân vật (trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn

Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ) - Lê Thị Sao Chi...

Bên cạnh đó, có rất nhiều bài viết nghiên cứu về những vấn đề thể loại truyện ngắn nhƣ: Văn xuôi hiện nay, logic quanh co của các thể loại, những

vấn đề đang đặt ra và triển vọng [97],Truyện ngắn và cuộc sống hôm

nay[100], Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975 [164], Truyện ngắn:

nguồn gốc và thể loại [9]... Nhìn chung, các ý kiến thống nhất ở đánh giá cao

thành tựu, vai trò, vị trí quan trọng và sự vận động của truyện ngắn sau 1975. Bên cạnh những bài viết khái quát, một số tác giả đi sâu vào vấn đề cụ thể nhƣ cảm hứng nữ quyền, truyện ngắn lịch sử, văn xuôi mạng, truyện ngắn thế hệ 198x…

Các công trìnhhƣớng đến khẳng định truyện ngắn nói riêng và văn xuôi Việt Nam nói chung sau 1975 đang trong quá trình vận động và đổi mới thi pháp thể loại nhƣ một quy luật tất yếu. Các bài viết chủ yếu bàn về một số

khía cạnh của truyện ngắn trong sự vận động của thể loại và về đặc điểm, khía cạnh, vấn đề cụ thể. Một số bài viết khái quát chung nhƣng do hạn chế về mặt dung lƣợng nên thƣờng tập trung vào một số vấn đề tiêu biểu.

Quan sát những vấn đề chung của thể loại, các nhà nghiên cứu chỉ ra sự thay đổi về nội dung và hình thức phản ánh truyện ngắn từ sau giải phóng, đặc biệt là sau 1986. Là một bộ phận của truyện ngắn Việt Nam nói chung nên sự cách tân, đổi mới thi pháp...đƣợc chỉ ra trong truyện ngắn cũng là đặc điểm của truyện ngắn sau 1975 viết về chiến tranh. Từ tiền đề đó gợi ý cho chúng tôi lựa chọn đề tài này để tìm ra từ những vận động chung của truyện ngắn đƣợc cụ thể hóa trong đề tài chiến tranh nhƣ thế nào. Đây cũng là sự bổ sung một hƣớng nghiên cứu truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại.

Đời sống văn học Việt Nam luôn chứa đựng sự biến đổi, sản sinh, tiếp xúc ảnh hƣởng với văn học thế giới. Vì vậy, mỗi góc nhìn của nhà văn, nhà nghiên cứu đều đƣa ra những kiến giải thú vị, những quan niệm riêng nhƣng không phải là tất cả, duy nhất đúng, tuyệt đối. Vì vậy vẫn tiếp tục có những nghiên cứu nối tiếp vô tận. Công trình ra đời trƣớc cũng là sự gợi mở cho nhiều nghiên cứu sau đó.

1.2.2.2 Bànvề sự đổi mới của truyện ngắn từ sau 1975 về chiến tranh

Cùng với việc đƣợc bình giá chung với văn xuôi hoặc văn học về chiến tranh, truyện ngắn về chiến tranh đƣợc nghiên cứu trong một số công trình, bài viết độc lập, có thể kể đến một số bài viết tiêu biểu sau đây:

Tôn Phƣơng Lan trong bài Truyện ngắn chiến tranh nhìn từ sự vận động

của thể loại [78] đã khái quát truyện ngắn Việt Nam viết về chiến tranh từ

thời chống Pháp, Mỹ đến nay, khẳng định vị thế của thể loại truyện ngắn trong tái tạo hiện thực chiến tranh. Tác giả cho thấy cái nhìn lịch đại, xuyên suốt về truyện ngắn hiện đại đề tài chiến tranh, nghiên cứu tập trung trên phƣơng diện nội dung tác phẩm, điểm qua vài nét về nghệ thuật. Thời điểm

bài viết ra đời (2004) đến nay hơn mƣời năm nên những tổng hợp về truyện ngắn về chiến tranh trong thời gian này chƣa xuất hiện. Đó cũng là những gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo về vấn đề này.

Đầu năm 2012, tác giả Lê Dục Tú trong bài Truyện ngắn đương đại về đề (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tài chiến tranh – những đổi mới trong tư duy thể loại [176] nhận định: truyện

ngắn thời hậu chiến hƣớng vào những vấn đề vi mô khi quan tâm nhận diện những số phận cá nhân và xây dựng những nhân vật cá thể đại diện cho chính nó. Nhà văn soi ngắm những số phận cá nhân để từ đó khái quát những vấn đề nhân thế. “Cảm hứng sử thi đã đƣợc thay thế bằng tinh thần nhân bản và sự thức tỉnh ý thức cá nhân”. Số phận đƣợc nhà văn quan tâm nhiều nhất là ngƣời lính và ngƣời phụ nữ thời hậu chiến. Tác giả đã điểm qua hình tƣợng ngƣời lính với bi kịch “lạc thời”, đƣợc khai thác trên nhiều bình diện và cho rằng đã có sự “giải sử thi”, “giải thiêng huyền thoại” khi xây dựng những mẫu nhân vật đa dạng, gần gũi với đời thƣờng. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ hậu chiến cũng đƣợc khai thác với những ám ảnh qua mô típ “góa phụ”. Cảm hứng bi kịch xuất hiện đậm đặc trong tác phẩm viết về chiến tranh. “Chính trong sự thể hiện những bi kịch của con ngƣời thời hậu chiến, đặc biệt là sự thể hiện con ngƣời cô đơn, ở truyện ngắn, các tác giả đã đi sâu thể hiện và đào bới sâu vào bản thể con ngƣời, khám phá ra những góc khuất, những miền vô thức và cả những đòi hỏi bản năng của con ngƣời tự nhiên”. Ngƣời viết coi đó là những nét mới nổi bật của truyện ngắn về chiến tranh giai đoạn này mà trƣớc đây không có. Sự thay đổi đó làm nên bƣớc chuyển trong tƣ duy truyện ngắn nói chung.

Nhà phê bình này chỉ ra những đổi mới về tƣ duy nghệ thuật biểu hiện qua đề tài, xây dựng nhân vật bằng những môtip khác với truyện ngắn trong chiến tranh. Những kiến giải đƣa ra là một góc nhìn về đổi trong tƣ duy nghệ thuật, nội dung và hình thức truyện ngắn về chiến tranh. Do khuôn khổ của bài viết ngắn nên tác giả khái quát chung về một số phƣơng diện đổi mới của truyện

ngắn về chiến tranh. Đó cũng là vấn đề để ngỏ cho việc nghiên cứu sâu và kĩ càng hơn.

Bên cạnh những bài phê bình đề cập trực tiếp đến văn xuôi và truyện ngắn về chiến tranh kể trên, cũng có một số tác giả phê bình dựa trên những tác phẩm, nhà văn cụ thể với truyện ngắn về đề tài chiến tranh. Phải kể đến Hồ Hồng Quang với bài viết Tác phẩm viết về chiến tranh những năm 80, một sự chiêm

nghiệm lại về cuộc chiến và người lính cách mạng của Nguyễn Minh Châu [61,

tr. 233]. Tác giả so sánh những truyện ngắn viết về chiến tranh của Nguyễn Minh Châu khác với thời kỳ trƣớc 1975 (trên phƣơng diện xây dựng nhân vật ngƣời lính). Sau 1975, ông đã có sự nhận thức lại về cuộc chiến đấu và con ngƣời thời chống Mỹ qua hàng loạt tác phẩm. Nhà văn khai thác sâu “cái đau thƣơng, tổn thất của từng số phận cá nhân ngƣời lính”, tính cách nhân vật đa dạng phức tạp chứ không giống mẫu hình nào trong giai đoạn trƣớc. Tác giả bài viết chỉ ra sự thay đổi tƣ duy, xây dựng những nhân vật đa trị trong truyện ngắn về chiến tranh của Nguyễn Minh Châu. Trong giới hạn của bài viết, đây cũng là sự ghi nhận, đánh giá cao sự tiên phong đổi mới của nhà văn khi viết về chiến tranh giai đoạn sau 1975.

Bài viết Chất nhân văn trong truyện ngắn Xuân Thiều về đề tài chiến tranh

[162] của Nguyễn Huy Thông cho rằng đặc trƣng nổi bật trong truyện ngắn về chiến tranh của Xuân Thiều là lòng nhân hậu và chủ nghĩa nhân văn đậm đà. Tác giả Trần Phỏng Diều trong bài Đề tài chiến tranh– nét đặc sắc trong truyện

ngắn Vũ Hồng [29] nhận định viết về chiến tranh, Vũ Hồng không thiên về hô

hào kiểu sử thi hoặc nặng về mất mát, bi kịch mà chủ yếu qua hồi ức với những câu chuyện nhẹ nhàng đầy day dứt. Đoàn Ánh Dƣơng qua tập truyện “Chuyện xƣa kết đi, đƣợc chƣa?” đã có những nhận định trong bài Bảo Ninh -

nhìn từ thân phận của truyện ngắn [37]. Tác giả cho rằng khuôn mặt chiến

về tập Bảo Ninh - Tác phẩm chọn lọc, Mai Quốc Liên trong bài Đọc truyện

ngắn Bảo Ninh [81] cũng cho rằng những tác phẩm chứa ký ức về cuộc chiến,

vết thƣơng không thể hàn gắn của những cuộc đời đi qua chiến tranh đƣợc nhìn một cách “bình tĩnh” hơn. Hoàng Thuỵ Anh trong bài Một số kiểu nhân

vật trong truyện ngắn của Từ Nguyên Tĩnh [2] bàn về tập truyện ngắn của nhà

văn này với đa phần là truyện về chiến tranh. Tác giả đánh giá Từ Nguyên Tĩnh đã có cái nhìn mới về thân phận con ngƣời trong và sau chiến tranh, nhân vật vì thế đa sắc, lƣỡng diện. Điểm qua vài nét về điểm nhìn, không - thời gian, ngƣời kể chuyện và một số kiểu nhân vật trong tập truyện, ngƣời viết chỉ ra tinh thần khách quan, nhân văn trong truyện viết về chiến tranh của nhà văn này.

Các tác giả bài viết thƣờng dựa trên những hiểu biết về tiểu sử đời tƣ của nhà văn với vốn sống, lối viết… để từ đó cắt nghĩa tác phẩm họ sáng tác về đề tài chiến tranh. Đây cũng là một cách nhìn thể hiện rõ cảm quan cá nhân của ngƣời viết về những tác giả, tác phẩm xuất hiện trên văn đàn. Đó cũng là gợi ý cho nghiên cứu khái quát truyện ngắn viết về chiến tranh khi chúng tôi lựa chọn đề tài này. Ngoài ra, bàn về văn xuôi nói chung, truyện ngắn nói riêng về đề tài chiến tranh còn xuất hiện rải rác trong một số bài báo, tạp chí, chuyên luận, luận văn khác nữa. Đã cónhiều bài nghiên cứu phê bình truyện ngắn sau năm 1975 về chiến tranh nhƣng chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện.

Tiểu kết

Có nhiều công trình, bài viết trong hơn bốn mƣơi năm qua bàn về lí luận truyện ngắn, văn học và truyện ngắn về chiến tranh. Nhìn chung, giới nghiên cứu đều có sự nhìn nhận truyện ngắn viết về chiến tranh trong xu thế đổi mới chung của nền văn học. Trong khuôn khổ một bài viết ngắn hoặc một mục của công trình, các vấn đề đƣợc đặt ra rải rác, chƣa luận đàm toàn diện đến sự thay

đổi trong nội dung cũng nhƣ hình thức thể loại này gắn với đề tài này, diện khảo sát thƣờng hẹp về số lƣợng tác phẩm.

Các nhà phê bình đã chỉ rasự vận động từ tƣ tƣởng đến nội dung và hình thức biểu hiện thông qua một số khía cạnh hoặc điểm qua vài nét về đặc điểm của truyện ngắn sau 1975 về chiến tranh, chƣa đi sâu khai thác một cách có hệ thống về thể tài này. Những bài viết và công trình trên cũng là sự gợi dẫn cho chúng tôi lựa chọn đề tài Truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975 viết về chiến

tranh. Trên quan điểm tìm hiểu truyện ngắn phân theo mảng đề tài cũng là một

trong nhiều cách tiếp cận nghiên cứu, truyện ngắn về chiến tranh vừa có nét khu biệt vừa mang nét chung của truyện ngắn sau 1975. Mục đích của chúng tôi sau quá trình nghiên cứu là tìm ra những thay đổi trong nội dung và thi pháp của truyện ngắn viết về chiến tranh theo sự vận động của thể loại và độ lùi thời gian. Viết về đề tài này khi đất nƣớc hoà bình và hội nhập có gì khác biệt với khi đang ở thời chiến. Những kết quả khảo sát, phân tích sẽ là cơ sở phác thảo đặc điểm, xu hƣớng của truyện ngắn về chiến tranh. Trong phạm vi có thể, chúng tôi so sánh với văn học về chiến tranh ở các nƣớc khác trên thế giới hoặc với các đối tƣợng truyện ngắn khác trong cùng trƣờng đề tài… Từ đó đƣa ra cái nhìn toàn diện, hệ thống về tiến trình của truyện ngắn sau 1975đề tài chiến tranh đặt trong tƣơng quan chiều dọc với truyện ngắn về chiến tranh giai đoạn trƣớc và chiều ngang là dòng chảy chung của truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại.

CHƢƠNG 2

NHỮNG HƢỚNG TIẾP CẬN MỚI VỀ HIỆN THỰC CHIẾN TRANH

Từ xƣa, chiến tranh đã là đề tài của nhiều kiệt tác văn chƣơng thế giới còn với văn học Việt Nam đây là đề tài đặc biệt. Tuy nhiên, phƣơng thức khai thác đề tài và tiếp cận hiện thực chiến tranh có sự thay đổi theo các thời kỳ lịch sử.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn việt nam sau năm 1975 veết về chiến tranh (Trang 30 - 39)