6. Cấu trúc của luận án
2.2.2 Khai thác đời sống đa diện của con người
Từ sau giải phóng và đặc biệt từ thời kỳ Đổi mới đến nay, không khí dân chủ, cởi mở, giao lƣu văn hóa nghệ thuật đã mở ra trang mới cho văn học hiện đại Việt Nam – trong đó có truyện ngắn. Nhà văn nhƣ đƣợc chắp cánh thỏa sức sáng tạo, thể nghiệm, khẳng định bản lĩnh cá nhân và vƣợt lên trên những khuôn khổ, sáo mòn của giai đoạn trƣớc đó. Bắt đầu với những đổi mới trong tƣ duy nghệ thuật, hiện thực và con ngƣời đã đƣợc phóng chiếu dƣới nhiều góc độ, phƣơng thức khác nhau đem lại sức hấp dẫn cho tác phẩm. Đề tài chiến tranh cũng nằm trong dòng chảy đó. Khi không phải chú trọng việc văn học là một “tấm gƣơng thuần túy”, văn chƣơng tìm đƣợc những hƣớng tiếp cận hiện thực mới mẻ, táo bạo, biến hóa... đem lại diện mạo mới khi viết về đề tài vĩnh cửu này.
Trong nỗ lực cách tân của truyện ngắn đƣơng đại về chiến tranh, phải kể đến sự dũng cảm, nhạy bén khi vƣợt qua những rào cản, hạn hẹp của tâm thế sáng tác giai đoạn trƣớc. Không thể viết mãi lối truyền thống theo tinh thần sử thi hào hùng lãng mạn nhƣng tiếp cận đề tài này nhƣ thế nào để đƣa lại hiệu quả thẩm mĩ cao, phù hợp với tầm đón đợi của độc giả đƣơng đại là điều thƣờng trực trong tâm thức của ngƣời cầm bút khi đứng trƣớc đề tài này. Nếu chỉ dựa vào kí ức, vốn sống, vốn tƣ liệu về chiến tranh để nhào nặn theo cách viết mấy chục năm chiến tranh và hậu chiến thì vô hình trung đã sơ lƣợc hóa, đơn điệu hóa một mảng đề tài. Trong vòng xoáy hội nhập, tiếp biến văn hóa, nhà văn đƣơng đại Việt Nam đã có những thích ứng, tiếp thu, chịu ảnh hƣởng của những khuynh hƣớng sáng tạo thế giới để thổi vào đề tài này hơi thở đời sống văn chƣơng đƣơng đa ̣i . Đó cũng là hành trình chung của các thể loại khác trong thời đại mới.
Trong truyện ngắn sau 1975 viết về chiến tranh, nhà văn không chỉ phản ánh hiện thực, con ngƣời thực với những điều hiện hữu, dễ nắm bắt, định danh
mà còn “nghiền ngẫm” hiện thực để có đƣợc những tác phẩm giúp con ngƣời tự khám phá, chiêm nghiệm. Điều đó góp phần làm cho hiện thực đƣợc soi chiếu đa chiều, đa diện hơn.
Khảo sát truyện ngắn đƣơng đại về chiến tranh, có thể thấy một bộ phận không nhỏ tác phẩm đã khai thác thế giới vô thức (giấc mơ), đan cài vào hiện thực là thế giới của những điều kỳ ảo và tâm linh để kiến tạo những ngả đƣờng khác nhau đến với đề tài chiến tranh. Đây là điều trong chiến tranh hiếm khi xuất hiện, thậm chí đề cập tới những điều kỳ bí trong thế giới tâm linh không đƣợc chấp nhận, bị cho là “tuyên truyền mê tín dị đoan”.
Việc mở rộng phạm vi khám phá hiện thực hƣớng đến “thăm dò”, khơi mở những vùng sâu khuất, bí ẩn không cùng bên trong con ngƣời. Trong khoảng 170 truyện ngắn sau 1975 viết về chiến tranh đƣợc chúng tôi khảo sát, có khoảng hơn 50 truyện xuất hiện cái kỳ ảo, giấc mơ, dấu hiệu của đời sống tâm linh. Tất nhiên, mức độ đậm nhạt, nhiều ít khác nhau tùy dụng ý của chủ thể sáng tạo nhƣng hiệu quả đem lại là không thể phủ nhận. Truyện ngắn về chiến tranh nhƣ đƣợc thổi vào những cơn gió lạ có sức hút với độc giả. Những thay đổi trong quan niệm nghệ thuật sau 1975 đƣa văn học tìm đến con đƣờng chiếm lĩnh hiện thực khác với trƣớc đây. Hƣớng tiếp cận mới này cũng thể hiện bản lĩnh của ngƣời cầm bút trƣớc một hiện thực đầy bí ẩn, không thể biết hết. Việc đào sâu và thế giới bên trong của tiềm thức, vô thức, tâm linh là một cách tiếp cận chiến tranh từ bình diện số phận con ngƣời, giúp nhà văn chuyển tải sự khốc liệt, tàn bạo của chiến tranh một cách có chiều sâu. Bởi vì trong đời sống, con ngƣời ngoài ý thức còn có tiềm thức, vô thức, tâm linh, bản năng. Tiềm thức đóng vai trò quan trọng trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Với nhà văn sáng tác sau năm 1975 về chiến tranh, có thể là khi chiến tranh vừa kết thúc hay qua đi đã lâu, họ viết với sự thôi thúc của ký ức, tiềm thức, vô thức. S. Freud là ngƣời đã nêu lên những luận điểm đắt giá về vô
thức và mối quan hệ giữa vô thức và sáng tạo nghệ thuật. Nhiều luận điểm đƣợc đánh giá cao và đƣợc giới nghiên cứu, sáng tác văn học đồng tình, vận dụng. Theo đó, vô thức là những sự kiện tâm linh cá nhân, chìm khuất trong góc tối của thế giới nội cảm không bao giờ có ở dạng tồn tại biểu hiện, không thể dùng ý chí để điều khiển đƣợc. Giấc mơ và nghệ thuật đều phản ánh những ham muốn vô thức, mặc cảm sâu kín. “Ngƣời ta gửi vô thức vào giấc mơ nhƣ ngƣời nghệ sĩ gửi vào tác phẩm những sự kiện sâu xa mà từ đó ngƣời đọc đƣợc gợi lên những kỉ niệm sâu xa của mình” [149, tr. 69]. Vô thức trong sáng tạo văn học còn là những điều ấn tƣợng đặc biệt từ thực tại khách quan mà nhà văn đã từng trải qua, điều đó tác động to lớn đến nhận thức của nhà văn, chèn ép đến nhận thức và khiến nhà văn ám ảnh. Những điều đó không tiêu biến mà có thể bị lãng quên tạm thời, chỉ chờ dịp trỗi dậy trong tiềm thức bằng những hình tƣợng biểu trƣng. Chính vì vậy mà đề tài chiến tranh, một hiện thực khốc liệt chứa nhiều bi kịch của con ngƣời luôn là nỗi ám ảnh của ngƣời nghệ sĩ dù họ trực tiếp hay gián tiếp trải nghiệm. Vô thức cũng quy định đến cảm hứng chủ đạo của nhà văn, là phần khuất chìm của quá trình sáng tạo. Vì vậy mà nhà văn Việt Nam sau 1975 viết về chiến tranh nhƣ một sự tri ân, một “món nợ vô hình” thôi thúc triền miên. Tất nhiên, vô thức là một “cõi riêng” trong cấu trúc tâm lí con ngƣời, có mối quan hệ tƣơng tác với ý thức. Khi đó, nhà văn viết về những biến cố lịch sử của dân tộc nhƣ một trách nhiệm tự thân để tạo nên những tác phẩm hoàn thiện. Viết từ tiềm thức, ký ức bằng nhãn quan đƣơng đại khiến cho văn học về chiến tranh nói chung và truyện ngắn về đề tài này nói riêngtiến xa hơn trên hành trìnhthâm nhập vào “tiểu vũ trụ” đầy những điều bí ẩn của mỗi con ngƣời.
-Từ thế giới thực đến thế giới ảo
Không chỉ phản ánh hiện thực theo cảm quan thông thƣờng, nhà văn sau 1975 đã mở ra phía sau đó là thế giới của điều kỳ ảo, phi thực, “cái bóng của
hiện thực”. Trong truyện ngắn về chiến tranh cũng vậy. Yếu tố kỳ ảo (fantasicque) trong văn học sớm xuất hiện cùng với văn học dân gian các dân tộc. Đến thời kỳ hiện đại, yếu tố đó có sự tiếp nối, biến thiên tạo nên hiệu quả thẩm mĩ trong văn học ở cả phƣơng Tây và phƣơng Đông. Ở Việt Nam, đến thời kỳ Đổi mới thì yếu tố này nhƣ đƣợc đánh thức, góp phần quan trọng trong việc thể nghiệm đổi mới tƣ duy nghệ thuật. Dù chƣa tập trung, nổi bật để tạo thành một dòng văn học nhƣng kỳ ảo ẩn hiện trong hàng trăm tác phẩm văn xuôi đƣơng đại là một hiện tƣợng đáng chú ý. Yếu tố này chắp cánh cho sức tƣởng tƣợng của nhà văn bay bổng hơn và ánh phản, mở rộng khả năng chiếm lĩnh hiện thực qua những điểm nhìn mới.
Trong nhiều truyện ngắn về chiến tranh, diễn biến truyện xuất hiện đan xen những yếu tố thực đƣợc gắn kết khéo léo những điều phi thực khiến độc giả cảm nhận cái ảo một cách tự nhiên, nhiều khi ranh giới hƣ và thực nhoè mờ. Tạo dựng những điều kỳ ảo với chi tiết đặc biệt, nhân vật, hình ảnh dị thƣờng hoặc lồng vào một câu chuyện kỳ lạ đem lại cho truyện khả năng biểu đạt mới về chiến tranh. Đặt bên cạnh thế giới ảo, hiện thực và con ngƣời nhuốm màu huyền bí, phảng phất không khí liêu trai, thần thoại. Chiến tranh không chỉ giản đơn là dòng hồi ức hay khoảnh khắc khó quên nào đó mà là những câu chuyện trong thế giới nhiều chiều, khó đoán biết. Nhà văn nỗ lực tìm tứ truyện, tình huống độc đáo để con ngƣời trong và sau chiến tranh xuất hiện với dấu ấn riêng, toát lên tinh thần nhân văn. Mười ba bến nước (Sƣơng Nguyệt Minh) vừa là câu chuyện của con ngƣời một làng quê trong và sau chiến tranh vừa là câu chuyện hƣ hƣ thực thực về cô gái - con thuồng luồng. Câu chuyện huyễn hoặc của thế giới phi thực là cầu nối để chuyển tải bi kịch kinh hoàng bởi chất độc chiến tranh. Trong Họ đã trở thành đàn ông (Phạm Ngọc Tiến), kết truyện mở đƣa ngƣời đọc đến với câu chuyện hoang đƣờng về nhân vật “chị”: xác trôi về cuối nguồn và phải đóng bộ áo quan to nhất; treo
mình lên cây cổ thụ và khi hạ đƣợc xác chị thì cây đổ xuống; bị bom toạ độ chia thành vạn mảnh và sau đó rừng tƣơi tốt không chất độc nào huỷ diệt? Đặt trong thế giới kỳ ảo, cái chết của cô thanh niên xung phong trở nên phi thƣờng nhƣ trong truyện cổ. Tiếng vạc sành (Phạm Trung Khâu) đƣợc lồng trong truyền thuyết về loài chim - chính là hoá thân của ngƣời lính trở về không còn khuôn mặt lành lặn nên bị bắn chết vì hiểu lầm là quái vâ ̣t. Đằng sau đó là cái nhìn chua chát về chiến tranh khắc nghiệt, ngƣời lính không còn trở về trong chiến thắng mà mang theo bi kịch không lối thoát, cũng nhƣ tiếng vạc sành, còn gợi nhắc và ám ảnh khôn nguôi cuộc sống hiện đại. Còn cô gái câm và cha hiện lên trƣớc ống kính của nhân vật “tôi” trong cuối truyện Hồn cát
(Nguyễn Hiê ̣p ) để trò truyện và gửi lại thông điệp đầy triết lý. Nhà văn đặt vào hình ảnh kỳ ảo này sức nặng tƣ tƣởng của truyện: quá khứ chiến tranh có hồn và phải sống xứng đáng với những ngƣời đã hi sinh. Nhân vật tên lính da trắng trong Sám hối (Phùng Văn Khai) luôn sống trong giày vò về chiến tranh, đặc biệt là hình ảnh luồng sáng phát ra từ cậu bé bay ra khỏi căn hầm mà không bom đạn nào động đến đƣợc...
Khi ấy, nhân vật đƣợc phóng đại chiều kích vƣợt lên trên nền hiện thực trần trụi, khốc liệt, thô giáp trở thành đƣờng truyền cho tƣ tƣởng chủ đề của truyê ̣n. Điều này góp phần tạo nên sự hấp dẫn của truyện khi tạo ra những ngạc nhiên, bất ngờ, li kỳ, vừa quen thuộc vừa mới lạ. Đặt thế giới kỳ ảo song hành với hiện thực, nhiều nhà văn đã thu đƣợc những hiệu ứng nghệ thuật khả dĩ trong các truyện ngắn tranh. Hiện thực và con ngƣời đƣợc soi ngắm ở một chiều khác. Thế giới không có thật đó vừa là hình ảnh phản chiếu vừa là nơi thể hiện tƣ tƣởng, sự sáng tạo của nhà văn một cách phóng túng, vƣợt lên mọi giới hạn của đời thực.
Chính những điều này đã góp phần làm mở rộng biên độ hiện thực, nối dài khả năng biểu đạt của hình tƣợng và sức tƣởng tƣợng của nhà văn, mở ra một
góc nhìn khác về chiến tranh, đem lại cho truyện ngắn màu sắc biến ảo, li kỳ và cuốn hút.
- Từ ý thức đến vô thức, tâm linh
Lấy con ngƣời làm hệ quy chiếu, văn học đƣơng đại nói chung và truyện ngắn về chiến tranh nói riêng khai thác chiều sâu bản thể con ngƣời với bản năng sống, trạng thái vô thức và tâm linh - điều mà giai đoạn trƣớc xem nhẹ. Từ đây mở ra nhiều ngả đƣờng vô tận phản ánh chiến tranh một cách mới mẻ, đa tầng. Bởi con ngƣời không chỉ “tổng hòa các mối quan hệ xã hội” mà còn là một thực thể tự nhiên sinh động. Những yếu tố ngoài vùng kiểm soát của lý trí nhƣ trạng thái vô thức, đời sống tâm linh cũng có sự tác động không nhỏ đến mỗi cá thể ngƣời. Trong thời chiến, văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng miêu tả tập trung con ngƣời ở ý thức công dân, cộng đồng, dân tộc với trạng thái dễ nhận biết, nắm bắt. Sau 1975, đặc biệt là sau 1986, tinh thần dân chủ, cảm hứng nhân bản dẫn dắt văn học tìm kiếm những “con ngƣời bên trong” ẩn chứa bao điều bí mật. Đó cũng là con đƣờng phản ánh chiến tranh qua tâm thức con ngƣời cá nhân đầy phức tạp và ám ảnh.
Theo những nghiên cứu của nhà phân tâm học của Freud, ông chỉ ra sự can thiệp của vô thức vào đời sống. Giấc mơ tiềm ẩn trong nó một ý nghĩa nào đó cần đƣợc khai phá, thể hiện “miền sâu cảm xúc” của con ngƣời. Giấc mơ đƣợc Freud định danh là những “kí hiệu của ham muốn”, là “biểu hiện, thậm chí là sự thực hiện những dục vọng bị kìm nén” và giải thích mộng mị là “con đƣờng vƣơng giả để đạt đến hiểu biết lòng ngƣời” (Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới).
Trong văn học nói chung và truyện ngắn về chiến tranh nói riêng, nhà văn khám phá giấc mơ chất chứa những ám ảnh, khát vọng thẳm sâu trong tâm hồn con ngƣời với những “sang chấn” mà chiến tranh gây nên. Những tích tụ trong tiềm thức, kí ức, muộn phiền do chiến tranh đem lại đƣợc giải phóng
qua các “van tình cảm” là giấc mơ. Đó là nỗi kinh hoàng của cô thanh niên xung phong - ngƣời duy nhất còn sót lại của Rừng Cƣời, triền miên chìm trong giấc mơ “thấy tóc rụng nhƣ trút, rụng đầy khuôn ngực đã bị đâm nát của chị Thắm, và từ trong đám tóc ấy lẩy ra hai giọt nƣớc mắt trong veo và rắn câng nhƣ thủy tinh, đập mãi không vỡ” (Người sót lại của Rừng Cười - Võ Thị Hảo). Giấc mơ bộc lộ chấn thƣơng tinh thầndai dẳng hiện về trong vô thức dù chiến tranh đã lùi vào quá khứ.
Giấc mơ trong truyện ngắn về chiến tranh có hiệu ứng nhƣ sự chuyển cảnh điện ảnh, qua đó nhà văn tái hiện kí ức hằn sâu trong tâm trí con ngƣời, vừa gợi mở những dự cảm mới về cuộc đời. Bƣớc vào thế giới của giấc mơ, mọi trăn trở, suy tƣ, ẩn ức đƣợc tự do bộc lộ, vì vậy nhân vật hiện lên sống động, nhiều tầng bậc cảm xúc. Đó là Hakin - cựu binh Mỹ, 20 năm luôn mơ đến biến cố hồi tham chiến ở Việt Nam, căn cứ bị tấn công, hắn định bắt một ngƣời về “nghiên cứu” thì bị bắn trả và phải bỏ lại một chân ở mảnh đất xa lạ
(Tiếng nổ ngoài kịch bản - Nguyễn Phan Hách). Ngƣời lính bên kia chiến
tuyến sống với nỗi kinh hoàng, cay cú, hận thù thƣờng xuyên hiện về trong cõi vô thức, khiến hắn bất an và “trả thù đời” bằng cách làm phim với hình ảnh trái ngƣợc với thực tế đã xảy ra. Trong Giấc mơ kí ức (Phan Đức Nam), Thái là tên lính ngụy thƣờng bị ác mộng chiến tranh bao vây, trầm uất triền miên. “Hắn mơ thấy những thi thể không vẹn toàn nhảy múa - trong cõi không gian nhầy nhụa toàn máu và lửa...! Thái không phân biệt đƣợc bên nào là Cộng sản, bên nào là Cộng hòa? Những ngƣời chết ấy nắm tay vui đùa bên nhau… phần cuối thế nào cũng rực sáng đôi mắt chàng Cộng quân, đôi mắt mở to nhìn Thái đăm đăm”. Giấc mơ về cuộc chiến vô nghĩa và ngƣời lính Việt cộng khiến hắn rệu rã cả thể chất, tinh thần, sống trong trạng thái giằng xé, sợ hãi, ăn năn. Hắn (Hoài vọng - Văn Xƣơng) cũng thƣờng mơ thấy những ngƣời lính đồng ngũ, mỗi ngƣời một bộ dạng gớm giếc... Họ trách hắn vô
lƣơng tâm, vô đạo, ôm mãi quá khứ mặc cảm hận thù mà quên họ. Giấc mơ giày vò viên lính ngụy, trở đi trở lại làm đầy thêm sự căm ghét chiến tranh. Có thể nói mô típ mộng mị của nhân vật tái hiện những câu chuyện kinh hoàng, nỗi ám ảnh khôn nguôi xuất hiện với số lƣợng nhiều nhất trong truyện ngắn về chiến tranh. Từ đó mở ra một vùng hiện thực thoát thai từ tiềm thức nối liền với xúc cảm hiện tại làm nổi bật trạng thái tinh thần của nhân vật.