6. Cấu trúc của luận án
3.2 Các loại nhân vật tiêu biểu trong truyện ngắn sau 1975 viết về chiến
vị trí vai trò trong tác phẩm kết hợp với đặc điểm phẩm chất tính cách, lứa tuổi của nhân vật trong tƣơng quan chịu ảnh hƣởng của chiến tranh. Từ đó luận án tập trung khảo sát một số kiểu loại nhân vật chủ yếu đƣợc khắc hoạ nhằm chuyển tải tƣ tƣởng về chiến tranh của nhà văn đƣơng đại.
3.2 Các loại nhân vật tiêu biểu trong truyện ngắn sau 1975 viết về chiến tranh chiến tranh
Nếu văn họcViệt Nam 1945 – 1975 xây dựng hầu hết nhân vật theo hƣớng ổn định, “bất biến về tính cách”, tạo nên hệ thống nhân vật “đơn tính cách” thì sau 1975 nhân vật có sự thay đổi theo cách nhìn nhận, phản ánh con ngƣời. Chính vì vậy, nhân vật xuất hiện đa tính cách, “không nhất quán”. Trong truyện ngắn sau 1975 về chiến tranh, thế giới nhân vật rất phong phú đa dạng
với trẻ em, nam giới ở các lứa tuổi - không tham gia chiến tranh, phụ nữ, ngƣời lính... Con ngƣời trong đời sống đa dạng, phức tạp nhƣ thế nào thì hiện diện trong truyện ngắn về chiến tranh nhƣ vậy.
Truyện viết khi chiến tranh biên giới chƣa kết thúc hay khi các cuộc chiến tranh đã chấm dứt có nhiều nhân vật ở mọi lứa tuổi, giới tính là con ngƣời của cuộc sống hoà bình, thƣờng ngày. Họ hầu nhƣ không tham gia hoặc không chịu ảnh hƣởng của chiến tranh mà xuất hiện trong truyện với tƣ cách ngƣời kể chuyện, nhân vật phụ làm bối cảnh cho tuyến truyện chính. Đó là ngƣời chồng (Hai người bạn - Lê Minh Khuê), “tôi” (Người ở bến Sông Châu - Sƣơng Nguyệt Minh), “tôi”, Phụng, Vịnh (Có một đêm như thế - Phạm Thị Minh Thƣ ), “tôi” (Chuyê ̣n ở bản Piat - Vũ Xuân Tƣ̉u), “tôi” (Trên núi Tưk- cot- Hồ Kiên Giang)... Đây là những nhân vật chỉ có trong truyện ngắn giai đoạn này khi viết về chiến tranh còn trong thời chiến, mỗi con ngƣời đều là một thành tố của hậu phƣơng hay tiền tuyến, thuộc trƣờng ảnh hƣởng trực tiếp của chiến tranh.Điều dễ nhận ra là các nhân vật này không đƣợc tập trung miêu tả mà thƣờng chỉ đóng vai trò dẫn dắt truyện hoặc làm tôn lên nhân vật chính, thông điệp chủ đạo của truyện.
Bên cạnh đó, những nhân vật là trẻ em, thiếu niên chịu ảnh hƣởng ít nhiều của chiến tranh cũng xuất hiện trong một số truyện. Một nhà văn nƣớc ngoài đã từng nói “phụ nữ và trẻ em là những ngƣời bất hạnh nhất trong chiến tranh. Phải chăng đó là bất hạnhcủa xung đột giữa hủy diệt và sinh nở, bạo lực và yếu đuối, nhơ bẩn và trong trắng, thô bỉ và cái đẹp, có phải vì vậy mà tiếng nói của họ có sức nặng tố cáo hơn cả” [133, tr. 104]. Mỗi nhân vật góp phần nói lên sự tàn khốc của chiến tranh làm tổn thƣơng những mảnh đời trẻ thơ trực tiếp hoặc gián tiếp. Đó là cậu bé Nhạ (Vầng trăng mồ côi - Võ Thị Hảo), cô cháu gái (Ngôi sao vô danh - Bảo Ninh), những đứa trẻ đƣợc gửi cho nhân vật “chị” nuôi do hoàn cảnh chiến tranh (Trên mái nhà người phụ nữ - Dạ
Ngân), cậu bé (Sám hối - Phùng Văn Khai), ấu hồn (Bến đàn bà- Nguyễn Mạnh Hùng),em bé (Tiếng lục lạc-Nguyễn Quang Lập), em bé (Em bé câm
trước đền Ăng-ko- Lê Lựu), Nguyên (Mặt trời bé con của tôi- Thùy Linh), bé
trai ( Bí ẩn của làn nước - Bảo Ninh)....
Những nhân vật này thƣờng xuất hiện với tƣ cách là nhân vật thứ chính hoặc nhân vật phụ, là điểm nhấn trong truyện ngắn về chiến tranh. Nếu nhân vật thiếu nhi trong văn học thời kháng chiến thƣờng là những “mầm non cách mạng”, “chiến sĩ nhỏ” anh dũngthì trong truyện ngắn sau chiến tranh thƣờng xuất hiện là những nạn nhân chiến tranh. Họ có thể bị chiến tranh cƣớp đi tính mạng (Sám hối, Mặt trời bé con của tôi), vì ảnh hƣởng chất độc chiến tranh mà không thể chào đời lành lặn (Bến đàn bà, Tiếng lục lạc), vì chiến tranh mà trở thành trẻ mồ côi (Trên mái nhà người phụ nữ, Thanh
minh trời trong sáng), phải trải qua cú sốc tinh thần khủng khiếp (Em bé câm
trước đền Ăng-ko - Lê Lựu)... Ở đây thể hiện sự thay đổi trong tƣ tƣởng sáng
tạo của ngƣời cầm bút. Nhân vật trẻ thơ đƣợc quan tâm miêu tả nhƣ một đối tƣợng cần đƣợc chăm sóc, nuôi dƣỡng thì lại phải rơi vào những bi kịch bởi chiến tranh.Từ đó cho thấy tính chất phi nhân đạo của hành động phát động chiến tranh xâm lƣợc. Nó không chỉ hủy diệt môi trƣờng sống an bình mà còn đe dọa cả tƣơng lai con trẻ.
Nhân vật ông già cũng xuất hiện trong nhiều truyện ngắn tạo nên những “điểm nhấn” về con ngƣời trong và sau chiến tranh. Đó là ông già ngƣời Gia Rai trong Đêm nguyệt thực (Trung Trung Đỉnh) - ngƣời cứu sống, làm điểm tựa cho anh thƣơng binh rồi sau này trở thành bố vợ của anh. Là nhân vật kỳ ảo - cụ già râu tóc bạc phơ (Bến trần gian - Lƣu Sơn Minh) có thể tạo nên phép màu đƣa linh hồn anh lính về quê; là ông Vui (Vịt trời lông tía bay về -
Hồng Nhu) xƣa trốn đi lính quốc gia và nay không cho con đi bộ đội nhƣng trƣớc quyết tâm của vợ con, ông cũng yên lòng. Đó còn là ngƣời ông với sở
thích trồng hoa là lời nhắn nhủ, tâm niệm, thông báo gián tiếp về chiến tranh của ngƣời cháu - anh lính biền biệt ở chiến trƣờng (Người trồng địa lan -
Dƣơng Duy Ngữ). Nhân vật ông lão trong truyện Ngôi sao vô danh (Bảo Ninh) vẫn ngỡ đang còn chiến tranh dù hoà bình đã về, nhất định sống ở vùng đất xƣa với công việc “gác ghi” dù thực tế ga tàu đã không còn từ lâu... Mỗi nhân vật xuất hiện trong truyện để lại những ấn tƣợng, ám ảnh bởi họ là ngƣời “đặc biệt” hoặc qua nhiều trải nghiệm sống nên điềm tĩnh, quyết đoán, sâu sắc, bảo lƣu cách sống - lẽ sống của riêng mình trƣớc những biến động của thời cuộc. Những nhân vật này thƣờng đƣợc miêu tả nhƣ đại diện của một lớp ngƣời giàu vốn sống, để lại một dấu ấn, kỉ niệm đặc biệt nào đó trong cuộc đời ngƣời lính.
Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi chọn và đi sâu khảo sát hai kiểu nhân vật tiểu biểu, xuất hiện với tần xuất nhiều nhất trong tác phẩm, đó là ngƣời lính và ngƣời phụ nữ. Trong đó nhân vật lại đƣợc thể hiện rất đa dạng với nhiều kiểu loại tính cách, phẩm chất. Xét trong mối tƣơng quan với chiến tranh, những ngƣời lính là lực lƣợng trực tiếp hoạt động trên mặt trận nên họ là đối tƣợng chịu ảnh hƣởng nặng nề, dai dẳng nhất. Chính vì vậy, họ là nguyên mẫu, nhân vật chính và trung tâm của nhiều tác phẩm. Bên cạnh đó, một bộ phận đông đảo phụ nữ là những ngƣời bà, ngƣời mẹ, ngƣời vợ, ngƣời yêu... phải chia biệt ngƣời thân vì chiến tranh. Họ có thể không trở về hoặc trở về trong thƣơng tật, đổi thay nên có thể nói phụ nữ là đối tƣợng thứ hai chịu ảnh hƣởng nặng nề, lâu dài bởi chiến tranh. Nhân vật phụ nữ xuất hiện trong truyện ngắn về chiến tranh với mật độ lớn, nhiều số phận bị vòng xoáy chiến tranh tác động. Đặc biệt, một số trƣờng hợp phụ nữ cũng là ngƣời lính nhƣng trong cách phân loại này, chúng tôi xếp vào hệ thống nhân vật phụ nữ. Bởi dù là ngƣời lính, họ cũng mang những đặc trƣng thiên tính nữ và nét riêng của
ngƣời phụ nữ Á Đông. Điều đó quy định hành vi, tính cách, số phận của nhân vật trong tác phẩm.