6. Cấu trúc của luận án
2.1.1 Sự thay đổi quan niệm nghệ thuật và cảm hứng sáng tác
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, quan niệm nghệ thuật đƣợc giải thích là “nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con ngƣời vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó”, “là sự miêu tả hữu hạn của thế giới vô hạn là cuộc đời, hình tƣợng nghệ thuật phải đƣợc mở đầu và kết thúc ở đâu đó, con ngƣời và cảnh vật phải đƣợc nhìn ở giác độ nào đó”[57, tr. 273]. Quan niệm nghệ thuật tạo nên “cái mô hình nghệ thuật về thế giới và con ngƣời bao quát mà tác giả xuất phát để khắc họa hình tƣợng của những con ngƣời và số phận cụ thể, tổ chức quan hệ của các nhân vật, giải quyết xung đột, xây dựng kết cấu tác phẩm”. Quan niệm nghệ thuật “thể hiện cái giới hạn tối đa trong cách hiểu thế giới và con ngƣời của một hệ thống nghệ thuật, thể hiện khả năng, phạm vi, mức độ chiếm lĩnh đời sống của nó”; thể hiện ở “điểm nhìn nghệ thuật, ở chủ đề cảm nhận cuộc sống, đƣợc hiểu nhƣ những hằng số tâm lí của chủ thể, ở kiểu nhân vật và biến cố mà tác phẩm cung cấp, ở cách xử lí các biến cố và quan hệ nhân vật” [57, tr. 273- 274].
Quan niệm nghệ thuật về hiện thực là cách nhìn nhận, miêu tả hiện thực cuộc sống của ngƣời viết trong tác phẩm văn học. Nhà văn không đƣa vào tác
phẩm mọi vấn đề của hiện thực mà chọn cho mình một lát cắt riêng, làm cho vấn đề mình xây dựng mang một giá trị nhất định, vấn đề hiện thực đã đƣợc hệ tƣ tƣởng quy chiếu. Phản ánh góc độ hiện thực nào và qua đó thể hiện điều gì là cả một quá trình tìm tòi, suy nghĩ của ngƣời viết. Còn quan niệm nghệ thuật về con ngƣời là cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, cách cắt nghĩa lí giải về con ngƣời của nhà văn. Quan niệm đó đƣợc nhà văn thể hiện trong từng tác phẩm, gắn liền với chủ quan sáng tạo của mình. Quan niệm nghệ thuật mang tính lịch sử nên mỗi giai đoạn khác nhau, quan niệm nghệ thuật có sự thay đổi cho phù hợp với thời đại.
Sau năm 1975, sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con ngƣời đã mở ra trang mới trong văn học Việt Nam nói chung và truyện ngắn nói riêng. Trong văn học 1945 - 1975, hiện thực đƣợc quan niệm là cuộc sống kháng chiến và xây dựng đất nƣớc với mục tiêu độc lập thống nhất đất nƣớc. Hiện thực ở đây rộng lớn mang tính lí tƣởng, lạc quan, đƣợc nhìn qua góc độ các sự kiện, vấn đề trong số phận cộng đồng. Theo cách nói của Nguyễn Minh Châu: “Hình nhƣ trong ý niệm sâu xa của ngƣời Việt Nam chúng ta, hiện thực của văn học có khi không phải là cái hiện thực đang tồn tại mà là cái hiện thực mọi ngƣời đang hi vọng, đang mơ ƣớc” [25, tr. 37]. Hiện thực đƣợc miêu tả trong văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng “đôi khi tráng lên một lớp men trữ tình hơi dày”. Cuộc sống thời chiến tranh còn “ẩn náu” nhiều vấn đề chƣa đƣợc khai thác hết, thiếu đi tính phức tạp - đa diện của cuộc sống con ngƣời.
Nhận ra đƣợc những hạn chế của văn học giai đoạn trƣớc, sau giải phóng, cùng với sự đổi mới tƣ duy, quan niệm về hiện thực cũng thay đổi. Sự chuyển hƣớng của văn học từ nhìn hiện thực qua góc độ các sự kiện, vấn đề trong số phận cộng đồng sang soi chiếu từ góc độ con ngƣời với tất cả những trạng huống sinh động phức tạp vốn có. Hiện thực chiến tranh và hậu quả của nó
đƣợc nhìn nhận một cách toàn diện sâu sắc. Trên tinh thần phản ánh khách quan lịch sử, lớp nhà văn sau giải phóng có sự thống nhất ở quan điểm: để đạt đƣợc tính chân thực thì trƣớc hết, hiện thực đƣợc phản ánh trong tác phẩm phải là hiện thực toàn diện, đầy đủ. Nhà văn không đƣợc làm biến dạng hiện thực bằng bất cứ phƣơng thức nào nhƣ: tô hồng, bôi đen, bóp méo hay né tránh. Không chỉ trong truyện ngắn, các thể loại khác cũng mang tinh thần “nhìn thẳng vào hiện thực”, “nhận thức lại hiện thực”, “đối thoại với hiện thực” khi miêu tả sự “va đập” của chiến tranh với số phận con ngƣời. Đồng thời, văn học phải lấy con ngƣời làm đối tƣợng trung tâm và qua mối quan hệ giữa con ngƣời và hoàn cảnh để chỉ ra những quy luật khách quan của cuộc sống. Nhà văn phải “bằng ngòi bút, đào sâu cho đến cùng đáy cái thật chứa đầy bí ẩn, đầy nỗi niềm nguồn cơn của con ngƣời” [25, tr. 54]. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời cũng thay đổi là yếu tố chi phối nghệ thuật truyện ngắn. Quan niệm ngày càng sâu sắc dẫn đến nghệ thuật thể hiện con ngƣời trong tác phẩm ngày càng đa dạng hơn. Nhìn lại giai đoạn 1945 - 1975, văn học bị chi phối bởi quy luật bất thƣờng của chiến tranh, văn học hƣớng tới cộng đồng và những vấn đề lớn lao của dân tộc, thiên về ngợi ca cái anh hùng, cao cả. Hoàn cảnh lịch sử đó chi phối quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của nhà văn nói chung và trong truyện ngắn nói riêng. Con ngƣời đƣợc đặt trong mối quan hệ với cộng đồng, lịch sử. Cá nhân chiếm một vị trí khiêm tốn, gần nhƣ đƣợc ẩn khuất, hoà vào con ngƣời công dân, chính trị. Vì vậy xuất hiện trong văn học hình tƣợng con ngƣời cách mạng thống nhất giữa cái riêng và cái chung, ngƣời anh hùng mang tầm vóc sử thi. Văn học thời kỳ này chƣa xem xét con ngƣời nhƣ một cá nhân mà thể hiện con ngƣời tập thể.
Sau giải phóng và kết thúc các cuộc chiến tranh biên giới, đặc biệt là sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) và Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị đã mở ra thời kỳ đổi mới trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có văn học theo tinh thần đổi
mới tƣ duy và nhìn thẳng vào sự thật. Có thể nhận thấy rằng, sự tiếp xúc cởi mở với văn hóa, văn học nƣớc ngoài (chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại của phƣơng Tây) tạo nên sự đổi mới mạnh mẽ trong văn học. Giai đoạn này chịu chi phối của quy luật đời sống thời hậu chiến (chiến tranh vẫn chƣa kết thúc nơi biên giới) và đời thƣờng. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời có những thay đổi linh hoạt và ngày càng toàn diện, dần chuyển từ con ngƣời công dân, chính trị sang con ngƣời cá thể đƣợc khai thác ở nhiều bình diện (con ngƣời tự nhiên, con ngƣời tâm linh, con ngƣời tự nhận thức…). Vì vậy, trong văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng, nhân vật xuất hiện với số phận, diện mạo phong phú, sinh động. Đặc biệt, bi kịch đời tƣ của con ngƣời sau chiến tranh đƣợc quan tâm thể hiện ở nhiều góc độ. Nếu trong giai đoạn trƣớc quan niệm con ngƣời theo kiểu lý tƣởng hoá, con ngƣời sử thi “luôn trùng khít với địa vị xã hội của mình” nên đơn chiều, dễ hiểu thì giai đoạn này có sự trỗi dậy mạnh mẽ tiếng nói cho số phận cá nhân. Vì vậy, xuất hiện những con ngƣời “không trùng khít” với phận vị xã hội của mình, phức tạp, đa chiều. Xu hƣớng chung là miêu tả với mọi trạng thái vốn có, văn học dần thoát khỏi lối mòn tƣ duy của thời chiến, tiệm cận với quan niệm đầy đủ, khách quan. Trong truyện ngắn về chiến tranh nói riêng, không có nhân vật thánh thiện, hoàn hảo, nhất thành bất biến mà xuất hiện những nhân vật đậm chất đời thƣờng, tồn tại các mặt đối lập: tốt - xấu, thiện - ác, cao cả - thấp hèn, hạnh phúc - bất hạnh, tự nhiên - xã hội... đan xen. Đó là hệ quả của sự thay đổi quan niệm nghệ thuật của nền văn học sau giải phóng. Bên cạnh đó, xuất hiện quan niệm mới về đề tài chiến tranh, coi đó là hiện thực đa chiều cần “nhận thức lại”, mang lại sự mới mẻ, tinh thần đối thoại khi viết về đề tài này. Có ý kiến cho rằng: “phải viết sao cho bên đối phƣơng, bên bại trận cũng thấy hay, thấy nể phục” [147, tr. 152].
Cùng với việc xác lập quan niệm nghệ thuật mới, cảm hứng lãng mạn trong văn học thời chiến dần thay đổi. Viết về chiến tranh, trong giai đoạn 1945 – 1975, cảm hứng lãng mạn gắn liền với khuynh hƣớng sử thi (khác với cảm hứng lãng mạn của văn học giai đoạn đầu thế kỉ XX đến 1945). Mạch cảm hứng này ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tƣởng vào tƣơng lai tƣơi sáng của dân tộc. Thơ văn thấm đƣợm chất trữ tình. Trong văn xuôi, mạch cảm nghĩ của tác giả, hƣớng cốt truyện, số phận nhân vật đều vận động từ bóng tối đến ánh sáng, hiện tại đến tƣơng lai, gian khổ đến niềm vui. Vì vậy truyện ngắn về chiến tranh giai đoạn này miêu tả những nhân vật thể hiện tinh thần lạc quan trong sản xuất và chiến đấu, tràn đầy nghị lực và quyết tâm vƣợt qua mọi trở ngại của hoàn cảnh. Nhân vật chính diện trong Giấc mơ ông
lão vườn chim (Anh Đức), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), Màu
tím hoa mua (Nguyễn Thị Nhƣ Trang), Đêm trong làng (Nguyễn Thị Ngọc
Tú)...đều đƣợc miêu tả với đặc điểm này.Sau thành công của cách mạng Tháng Tám mở ra không khí xây dựng xã hội mới và con đƣờng đấu tranh giải phóng miền Nam tạo nên môi trƣờng tốt để con ngƣời cống hiến và thi đua. Cảm hứng lãng mạn làm nổi bật sự “đổi đời”, sức cảm hoá của hoàn cảnh mới với mọi ngƣời, không khí tƣơi vui của công cuộc dựng xây và chiến đấu.
Kháng chiến chống Mỹ kết thúc, nƣớc ta còn tiếp tục cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Cảm hứng lãng mạn ngợi ca không còn là âm hƣởng chủ đạo mà chuyển dần sang cảm hứng nhân bản, nhân văn. Những truyện viết về chiến tranh biên giớiTây Nam xuất hiện nhiều vào những năm 80, 90 thế kỉ XX, không khí chiến tranh vẫn còn khá “nóng hổi”. Tuy nhiên, trung tâm của những tác phẩm nàytình ngƣời, tình đồng bào,tình hữu nghị giữa ngƣời lính Việt Nam và quân dân Campuchia, những mất mát, hi sinh, tội ác của quân Pôn Pốt cũng đƣợc đề cập: Anh ấy
dòng suối trong(Nguyễn Chí Trung), Chuyến xe đêm (Ma Văn Kháng), Chăn tha (Trần Thùy Mai)... Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc xuất hiện rải rác và vẫn đang là đề tài thu hút giới sáng tác với: Mã Đại Câu- người quét chợ
Mường Cang, Thím Hoóng (Ma Văn Kháng), Mặt trời bé con của tôi (Thùy
Linh), Âm thanh của kí ức, Chuyện Nguyên Phong(Doãn Dũng)... Khoảng thời gian từ 1975 - 1985 là bƣớc đệm cho những thay đổi tƣ duy nghệ thuật nói chung. Vốn là thể loại nhạy bén, linh hoạt, trên văn đàn sớm xuất hiện những truyện ngắn về chiến tranh có cái nhìn mới về con ngƣời với tính cách, số phận, diễn biến phức tạp trong tâm hồn nhƣ Trí, Mây (Hai người trở lại
trung đoàn - Thái Bá Lợi), họa sĩ (Bức Tranh) và Quỳ, Hòa (Người đàn bà
trên chuyến tàu tốc hành) của Nguyễn Minh Châu...
Từ 1986, làn gió “đổi mới” tràn qua địa hạt văn học trên tất cả các thể loại. “Sự thức tỉnh ý thức cá nhân trên cơ sở tinh thần nhân bản là nền tảng tƣ tƣởng và cảm hứng chủ đạo, bao trùm của nền văn học từ sau 1975” (Nguyễn Văn Long). Nếu trong văn học kháng chiến, các vấn đề cộng đồng, dân tộc trở thành trung tâm, con ngƣời đƣợc soi chiếu qua lịch sử thì sau giải phóng, cảm hứng nhân bản, nhân văn hƣớng văn học soi ngắm đến số phận cá nhân. Việc lấy con ngƣời làm gốc, coi trọng con ngƣời với thực thể hiện hữu của nó - sự sống còn và bản chất ngƣời (bao gồm cả bản năng vốn có và những giá trị khác) cũng là biểu hiện sự vƣợt thoát khỏi “chủ nghĩa đề tài” để trở về với đặc trƣng thẩm mĩ của văn học.
Văn học sau chiến tranh ngày càng chú trọng đến con ngƣời trong tƣơng quan đa chiều với cộng đồng, môi trƣờng văn hóa, với chính bản thân mình, con ngƣời hiện lên “nhƣ nó vốn có” chứ không là “cần phải có” trong thời chiến. Nhƣ vậy, chiều sâu bản thể và tâm hồn con ngƣời đƣợc khai thác với trí tuệ, tƣ tƣởng, tình cảm, con ngƣời tự nhiên, con ngƣời xã hội... Trƣớc một hiện thực mới liên tục biến đổi, cũng là bƣớc vào một cuộc chiến mới vì
quyền sống của mỗi con ngƣời, tinh thần nhân bản là nơi neo đậu vĩnh cửu của văn chƣơng.
Với cách nhìn đó, con ngƣời trong tác phẩm đậm chất đời thƣờng với sự ích kỉ cá nhân, những đặc tính phức tạp đầy biến động trong mỗi ngƣời chịu tác động của chiến tranh. Vì vậy, có thể thấy nhiều nhân vật hiện lên nhƣ một cá thểmang trong nó nhiều mặt tính cách... Đó là Lâm (Truyền thuyết về Quán Tiên) lấy nơi ác liệt để trừng phạt cấp dƣới, Lực (Cỏ lau) vì tự ái mà đẩy Phi vào cái chết vô nghĩa; Xuân (Chuyện lạ trong ngôi mộ - Bùi Thanh Minh)bị thƣơng ở Campuchia, khi về nƣớc làm giàu bằng việc làm giấy tờ cho thƣơng binh giả; “hắn” (Họ đã trở thành đàn ông) chiếm đoạt ngƣời phụ nữ cùng đơn vị dù chị cự tuyệt và đang mang thai... Thời thế có thể tạo nên những anh hùng và cũng là nơi xuất hiện khoảnh khắc yếu hèn, “tiểu nhân”, tầm thƣờng trong mỗi con ngƣời. Môi trƣờng thời chiến và khi vừa kết thúc chiến tranh nhƣ thứ “nƣớc rửa” làm hiện lên “khuôn hình” chân dung con ngƣời rõ nét nhất. Đó cũng là một thực tế gắn với bản chất con ngƣời mà trong chiến tranh, văn học hạn chế đề cập đến. Khi đƣợc nhìn nhận là một thực thể phức tạp thì việc chỉ ra những “mặt tối”, phần khuất lấp không phải là sự “bôi đen” mà là sự phản chiếu một cách chân thực, góp phần đấu tranh để con ngƣời hƣớng thiện và sống đẹp hơn.
Rất nhiều truyện ngắn dành một cái nhìn nhân văn cho những ngƣời lính phía bên kia, không còn mặc định đã bên “địch” là xấu… Họ có thể là những binh lính trong đội quân của Pháp - Mỹ, có thể là lính ngụy hay là con em sĩ quan ngụy;ngƣời dân bị bắt vào lính Pôn Pốt, nhiều ngƣời bị cuốn vào vòng xoáy chiến tranh vì không có sự lựa chọn. Viết về cuộc chiến tranh của Pháp và Mỹ ở Đông Dƣơng, những tác phẩm văn chƣơng nghiêm túc trên chính hai quốc gia này cũng đề cập đến sai lầm của cuộc chiến và số phận của những ngƣời lính. Nhiều ngƣời bất đắc dĩ bị đẩy vào tham chiến, họ thấy mình “bị
lừa”, thấy “sự khủng khiếp của chiến tranh và sự hoài nghi tột cùng” [36]. Họ cũng phải chịu những chấn thƣơng tinh thần ghê gớm khi bƣớc ra khỏi chiến tranh. Có thể điểm đến những tác phẩm tiêu biểu nhƣ: Nghệ thuật chiến tranh
Pháp (2011) của Alexis Jenni, Thành công riêng của đại úy Peter
Rossille (1983) của F. Woodray, Tất cả những thứ chúng ta có (1981) của A.
Skelltole, Những cánh đồng bốc cháy (1978) của J. Weeffer, Đếm xác (1973) của W. Hughet... Để có một cái nhìn đa diện, văn học về chiến tranh của Việt Nam cũng đƣa vào trƣờng phản ánh những vấn đề này. Đã có một thời gian dài trong thế kỉ XX, nhân vật đƣợc phân tuyến rạch ròi, đối lập, thiếu tính đa phức và cả những vẻ đẹp nhân tính mà dân tộc nào cũng có. Truyện ngắn đƣơng đại về chiến tranhđã mở rộng hƣớng tiếp cận đề tài, bổ sung vào khoảng trống những hình tƣợng ngƣời lính phía bên kia nhƣng gợi lên sợi dây tình cảm vô hình giữa ngƣời với ngƣời. Dù phải làm nhiệm vụ trong hàng ngũ địch nhƣng họ cũng có cảm xúc, tình cảm, lòng trắc ẩn... nhƣ mọi con ngƣời bình thƣờng. Đây là “vùng khuất” mà trong truyện ngắn giai đoạn trƣớc không soi rọi đến. Đó là Uman – lính Pôn Pốt (Ranh giới một vùng - Nguyễn Bảo), xả một băng đạn vào đại đội trƣởng của mình vì hành động man rợ của hắn rồi bỏ chạy; là Duy (Lá thư từ Quý Sửu - Bảo Ninh) viết thƣ cho ngƣời Việt cộng trƣớc trận đánh mong cẩn trọng và thông cảm nhƣ một ngƣời anh em; là Benla (Cây số 42 - Dũng Hà) từng là tù binh sau trận Điện Biên Phủ,