Nguồn bổ sung trao đổi

Một phần của tài liệu Công tác phát triển vốn tài liệu tại viện thông tin khoa học xã hội thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 61)

7. Cấu trúc của Khóa luận

2.5.3. Nguồn bổ sung trao đổi

K50. Thông tin – Thư viện

60

Cùng với nguồn biếu tặng, nguồn bổ sung có vài trò làm giàu thêm nguồn vốn tư liệu nhập về Viện TT KHXH là trao đổi tài liệu theo hình thức tương đương với các thư viện và tổ chức trên thế giới. Hiện nay, Viện có quan hệ hợp tác trao đổi thông tin sách báo với trên 50 tổ chức nước ngoài và quốc tế tại Hà Nội (UNDP, UNESCO, đại sứ quán các nước: Pháp, Australia, Thụy Điển, Đan Mạch, Ấn Độ, Văn phòng đại diện kinh tế Đài Bắc, Văn phòng EFEO,…), 18 Trung tâm thông tin và thư viện lớn là cơ sở trao đổi thường xuyên như: Thư viện INION, Thư viện Quốc gia Nga, Thư viện ngoại văn Nga, Thư viện Quốc gia Lêningrat, Đại học Cornell, Đại học Washington, Thư viện Quốc hội Mỹ, Thư viện Quốc gia Pháp, Thư viện Quốc gia Australia…các tổ chức học thuật (Hội đồng học giả Mỹ, Hội các nhà KHXH Việt Nam tại Pháp,…), các quỹ quốc gia và quốc tế: Quỹ Châu Á, TOYOTA (Nhật), Ford (Mỹ), Chistopher Roynolds, CIDA (Canada),…và một số cá nhân là nhà khoa học của nhiều nước thuộc hầu hết các châu lục khác nhau trên thế giới, về trao đổi sách báo khoa học, phát triển nguồn lực thông tin.

Trong điều kiện nguồn kinh phí mua sách, báo - tạp chí thường niên còn rất hạn hẹp, công tác tạo nguồn thông tin qua kênh trao đổi giữ một vai trò quan trọng. Hàng năm, Viện đã tiếp nhận hàng trăm cuốn sách các ngữ (kể cả tiếng Việt) từ các đối tác trao đổi.

Dưới đây là bảng số liệu sách, tạp chí qua đường trao đổi Quốc tế trong những năm gần đây: NĂM 2004 2005 2006 2007 2008 TỔNG NGÔN NGỮ TIẾNG NGA Sách 67 53 24 43 55 2.424 Tạp chí 0 26 26 43 26 121 TIẾNG ANH Sách 61 67 41 106 115 390 Tạp chí 12 0 10 30 96 148 TIẾNG PHÁP Sách 39 113 30 56 3 241 Tạp chí 6 20 3 62 25 116

K50. Thông tin – Thư viện

61

Bảng thống kê 9: Lƣợng sách, tạp chí bổ sung qua trao đổi quốc tế từ 2004 - 2008

Tuy mang tính chất trao đổi tương đương, nhưng đây là một nguồn bổ sung rất quan trọng của Viện. Bởi nếu tính về giá trị của các tài liệu trao đổi theo tỷ giá ngoại tệ thì đây là một nguồn mang lại nguồn tài liệu có giá trị thông tin cao, mới hơn so với cả nguồn mua, trong kho đó giá cả của các tài liệu mà Viện nhận được nếu phải bỏ tiền ra mua là rất cao so với các tài liệu Viện mua để gửi đi trao đổi.

Cũng do tính chất trao đổi tương đương, ngoài việc nhận tài liệu về Viện và đồng thời là kênh để ta phổ biến những kết quả thành tựu những công trình nghiên cứu của các nhà Khoa học Việt Nam cũng như các thông tin về đất nước, con người, nền văn hoá và lịch sử lâu dài của đất nước ta, giúp các nhà Khoa học và nghiên nước ngoài được tiếp cận nhanh chóng với thông tin cần thiết, phục vụ công tác của họ. Chính vì thế, Viện TT KHXH đã thiết lập một kho dự trữ từ năm 1982 để có nguồn tư liệu phục vụ công tác trao đổi. Kho dự trữ hiện có lượng sách, báo - tạp chí lớn, luôn sẵn sàng cung cấp các thông tin về Việt Nam bằng các thứ tiếng Việt, Anh, Pháp để trao đổi. Do giá thành tài liệu ấn bản phẩm trong nước thấp hơn giá thành các ấn bản phẩm tại nước ngoài nhiều lần, nên giá trị trao đổi hàng năm của phòng Bổ sung – Trao đổi đã làm lợi cho Viện TT KHXH hàng nghìn đô la Mỹ.

Một phần của tài liệu Công tác phát triển vốn tài liệu tại viện thông tin khoa học xã hội thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)