Một số loài thực vật chỉ thị thường được sử dụng trong nghiên cứu ô nhiễm

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN NƯỚC Ô NHIỄM TẠI MỘT SỐ SÔNG KHU VỰC HÀ NỘI ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NHỮNG BẤT THƯỜNG NHIỄM SẮC THỂ TRONG PHÂN BÀO CỦA CÂY HÀNH (ALLIUM) VÀ THÀI LÀI TÍM (TRADESCANTIA) (Trang 27 - 28)

Để đánh giá ảnh hưởng của các chất gây độc có trong nguồn nước ô nhiễm, thường sử dụng các loài thực vật như là Vicia faba do NST có kích thước lớn, dễ dàng quan sát các bất thường NST, các hạch nhân trong quá trình phân bào của các tế bào đỉnh rễ. Vicia faba đã được sử dụng đầu tiên trong các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ vào đầu năm 1913 [15].

Ngoài ra Allium cepa và Crepis capillaris cũng là những loài phổ biến được sử dụng nhiều để nghiên cứu bất thường NST. Các thử nghiệm Allium

cepa đã được sử dụng từ những năm 1930 và sau đó được kiểm chứng trong

các nghiên cứu khác (1985). Kể từ đó, nhiều nghiên cứu áp dụng phương pháp này và kết quả xác nhận hiệu quả của nó trong việc phát hiện những tác động gây ra bởi các chất độc hại được tìm thấy trong môi trường. Sử dụng thử nghiệm Allium cepa là phương pháp đơn giản và đáng tin cậy nhất trong số các phương pháp điều tra [15].

Một số cây trồng như Hordeum vulgare, Lycopersicon esculentum, Pisum

sativum và Zea mays có thể được sử dụng cho việc nghiên cứu của cả đột biến

gen và bất thường NST. Arabidopis thaliana cũng được sử dụng cho nghiên cứu đột biến, tuy nhiên NST của chúng nhỏ và tổng hệ gen chỉ chứa khoảng 70000 kb trong khi hầu hết các loại cây trồng khác là hơn một triệu kb [15].

Tradescantia cũng được sử dụng để nghiên cứu ảnh hưởng của các chất

độc có trong môi trường bằng cách trồng cây ở gần khu vực ô nhiễm hoặc lấy mẫu nước và trồng tại phòng thí nghiệm, sau đó quan sát những bất thường ở nhị hoa Tradescantia, sự có mặt của các hạch nhân và những bất thường NST ở tế bào đỉnh rễ [15].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN NƯỚC Ô NHIỄM TẠI MỘT SỐ SÔNG KHU VỰC HÀ NỘI ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NHỮNG BẤT THƯỜNG NHIỄM SẮC THỂ TRONG PHÂN BÀO CỦA CÂY HÀNH (ALLIUM) VÀ THÀI LÀI TÍM (TRADESCANTIA) (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w