Nghiên cứu đánh giá nguồn nước sử dụng các loài thực vật chỉ thị sinh học ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN NƯỚC Ô NHIỄM TẠI MỘT SỐ SÔNG KHU VỰC HÀ NỘI ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NHỮNG BẤT THƯỜNG NHIỄM SẮC THỂ TRONG PHÂN BÀO CỦA CÂY HÀNH (ALLIUM) VÀ THÀI LÀI TÍM (TRADESCANTIA) (Trang 28 - 29)

2.2.3.2.1 Nghiên cứu đánh giá nguồn nước sử dụng các loài thực vậtchỉ thị sinh học ở Việt Nam. chỉ thị sinh học ở Việt Nam.

Hiện nay, những nghiên cứu đánh giá nguồn nước sử dụng các loài thực vật chỉ thị sinh học ở Việt Nam còn rất hạn chế. Những nghiên cứu về hành mới chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu hình thái, phân loại của các giống hành cũng như kĩ thuật chăm sóc, lai tạo giống trên đồng ruộng. Các nghiên cứu về NST của hành còn ít và chủ yếu báo cáo kiểu nhân của một số loài trong chi hành ở nước ta (Ngô Trực Nhã, 2001; Nguyễn Thị Phượng, 2006), Nghiên cứu sự đa dạng và số lượng bộ NST của cây trồng ăn được chi hành tỏi ở Việt Nam (Phạm Thị Minh Phương và Yosuke Tashiro, 2010) hoặc xử lý đột biến hạt tạo các đột biến nhân tạo, tăng tần số các đột biến để phục vụ cho giảng dạy thực hành làm tiêu bản quan sát NST cũng như các đột biến NST trong quá trình phân bào.

Hiệu quả xử lý nhiệt độ cao đến bất thường NST trong nguyên phân ở hành đã được Nguyễn Xuân Viết (2011) báo cáo [11]. Thời gian bảo quản hạt, thời gian xử lý nhiệt độ cao hạt ngâm có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ nảy mầm của hạt, tần số phát sinh những bất thường trong nguyên phân ở chop rễ mầm mọc từ hạt hành Allium fistulosum. Kết quả nghiên cứu cho thấy kết hợp xử lý ngâm hạt (trong khoảng 12h), thấm khô hạt và xử lý nhiệt độ cao (550C) trong khoảng 2h có hiệu quả tạo ra và làm tăng tần cao tần số tế bào xuất hiện bất thường NST trong phân bào nguyên phân. Thời gian và chế độ bảo quản hạt giống, đặc biệt là độ ẩm và nhiệt độ có thể làm giảm tỷ lệ nảy mầm của hạt và làm tăng tần số xuất hiện bất thường NST trong nguyên phân.

Thài lài tím ở Việt Nam được trồng làm cảnh khá phổ biến nhưng những nghiên cứu về loài này còn rất ít. Chủ yếu những nghiên cứu về thài lài tím là phân loại và miêu tả (tài liệu của Phạm Hoàng Hộ, 2003, Đỗ Tất Lợi (2004) và trong y học cổ truyền Tuệ Tĩnh [4].

Đặc điểm di truyền NST về số lượng và kiểu nhân của loài này cũng đã được Trần Thu Hoài (2013) báo cáo [4]. Kết quả nghiên cứu cho thấy bộ NST thài lài tím (Tradescantia pallida) được trồng ở miền Bắc của Việt Nam có bộ NST 2n=24 và các NST đều thuộc nhóm NST tâm giữa (m). Khi phân tích số liệu về kích thước cánh dài, cánh ngắn và chỉ số tâm động của cây thài lài tím thì thấy các cặp NST tương đồng hình thành gồm 4 NST giống nhau về hình thái, do đó đây có thể là loài tứ bội. Công thức kiểu nhân của loài này là 2n=4x=24m.

2.2.3.2.2. Nghiên cứu đánh giá nguồn nước sử dụng các loài thựcvật chỉ thị sinh học trên thế giới.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN NƯỚC Ô NHIỄM TẠI MỘT SỐ SÔNG KHU VỰC HÀ NỘI ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NHỮNG BẤT THƯỜNG NHIỄM SẮC THỂ TRONG PHÂN BÀO CỦA CÂY HÀNH (ALLIUM) VÀ THÀI LÀI TÍM (TRADESCANTIA) (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w