KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
CLM CD CHH CHQV CM ĐTL CĐT CPL CĐC Hành
loãng khác nhau đến số rễ trung bình mọc được của hành ta, hành tây và thài lài tím.
3.1.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nước sông ở các độ phaloãng khác nhau đến số rễ trung bình mọc được của hành ta, hành tây và loãng khác nhau đến số rễ trung bình mọc được của hành ta, hành tây và thài lài tím vào mùa khô.
Độ pha loãng và địa điểm lấy mẫu nước sông đã ảnh hưởng tới số rễ trung bình của các đối tượng nghiên cứu biểu hiện ở giảm khả năng ra rễ đã được phát hiện trong nghiên cứu này. Kết quả được trình bày ở bảng 3.1.
Số rễ trung bình mọc được của hành ta, hành tây và thài tím vào mùa khô ở các độ pha loãng khác nhau của nước sông Đối
tượng Độ pha loãng
Sông Nhuệ Sông Tô Lịch Sông Lừ
CLM CD CHH CHQV CM ĐTL CĐT CPL CĐCHành Hành ta 40 5.00±0.50 3.92±0.52 3.50±0.25 4.75±0.43 3.92±0.38 3.33±0.14 4.42±0.29 4.08±0.38 3.83 60 4.75±0.25 3.67±0.25 3.25±0.14 4.50±0.38 3.67±0.50 3.08±0.25 4.17±0.66 3.83±0.52 3.58 80 4.50±0.02 3.42±0.14 3.00±0.25 4.25±0.02 3.33±0.14 2.75±0.29 3.92±0.25 3.58±0.25 3.25 100 4.17±0.25 3.08±0.38 2.67±0.25 4.00±0.02 3.00±0.38 2.42±0.14 3.67±0.63 3.33±0.8 2.92 ĐC 6.25±0.25 6.25±0.25 6.25±0.25 6.25±0.25 6.25±0.25 6.25±0.25 6.25±0.25 6.25±0.25 6.25±0.25 Hành tây 40 4.75±0.14 3.75±0.50 3.33±0.14 4.33±0.38 3.75±0.02 3.25±0.25 4.00±0.43 3.83±0.38 3.58 60 4.58±0.14 3.50±0.29 3.08±0.25 4.08±0.25 3.50±0.38 3.00±0.14 3.75±0.25 3.58±0.25 3.33 80 4.33±0.24 3.25±0.29 2.83±0.02 3.83±0.25 3.25±0.14 2.67±0.25 3.42±0.29 3.33±0.72 3.00 100 4.08±0.38 2.92±0.43 2.58±0.14 3.58±0.38 2.92±0.25 2.33±0.29 3.08±0.29 3.00±0.38 2.67 ĐC 5.92±0.38 5.92±0.38 5.92±0.38 5.92±0.38 5.92±0.38 5.92±0.38 5.92±0.38 5.92±0.38 5.92±0.38 Thài lài tím 40 3.25±0.14 2.42±0.38 2.00±0.02 2.75±0.25 2.42±0.14 1.83±0.14 2.75±0.14 2.50±0.25 2.25 60 3.08±0.72 2.17±0.29 1.75±0.14 2.50±0.25 2.17±0.02 1.67±0.38 2.50±0.38 2.25±0.29 2.00 80 2.83±0.38 1.92±0.14 1.50±0.14 2.25±0.14 1.92±0.14 1.33±0.29 2.17±0.38 2.00±0.25 1.75 100 2.58±0.38 1.67±0.14 1.17±0.14 1.92±0.14 1.58±0.14 1.00±0.01 1.83±0.14 1.75±0.25 1.42 ĐC 4.42±0.14 4.42±0.14 4.42±0.14 4.42±0.14 4.42±0.14 4.42±0.14 4.42±0.14 4.42±0.14 4.42±0.14
Bảng 3.1 Ảnh hưởng của nước sông ở các độ pha loãng khác nhau đến số rễ trung bình của hành ta, hành tây
và thài lài tím vào mùa khô
39
Số liệu thu được cho thấy: Độ pha loãng nước sông lấy từ các địa điểm khác nhau của các sông có ô nhiễm trong mùa khô (năm 2013) ảnh hưởng rõ rệt đến số rễ trung bình của hành ta, hành tây và thài lài tím. Độ pha loãng nước sông càng tăng lên, số rễ trung bình của hành ta, hành tây cũng như thài lài tím đều bị giảm và giảm dần từ đầu đến cuối nguồn của các sông. Ở độ pha loãng 40%, số rễ trung bình của hành ta, hành tây và thài lài tím không có thay đổi nhiều so với đối chứng, đặc biệt là ở đầu nguồn các sông.
Ảnh hưởng của nước sông đến số rễ trung bình của hành ta, hành tây và thài lài tím sau khi xử lý ở độ pha loãng khác nhau biểu hiện không như nhau ở các đối tượng nghiên cứu khác nhau.
Nước lấy ở cống Liên Mạc (sông Nhuệ) và hồ Bảy Mẫu (sông Sét) không phát hiện thấy số rễ trung bình 50% so với đối chứng ở tất cả các nồng độ và các đối tượng nghiên cứu.
Hành ta và hành tây mọc trên nước sông Nhuệ và sông Tô Lịch lấy tại cầu Diễn, cầu Mới không pha loãng (100%) có số rễ trung bình giảm 50% so với đối chứng, ở thài lài tím số rễ trung bình giảm 50% từ độ pha loãng nước sông 60% trở đi. Tuy nhiên với nước sông lấy ở cầu Hữu Hòa thì số rễ trung bình mọc được của hành ta, hành tây giảm 50% từ độ pha loãng 80% trở đi, với nước sông lấy ở đập Thanh Liệt thì số rễ trung bình mọc được của hành ta ở độ pha loãng nước sông thấp hơn từ 60%, hành tây từ 80% trở đi. Số rễ trung bình của thài lài tím mọc ở nước sông lấy tại cầu Hữu Hòa và đập Thanh Liệt đều giảm 50% so với đối chứng đã ghi nhận ở độ pha loãng 40% trở đi.
Kết quả nghiên cứu nước sông Lừ cho thấy: hành ta, hành tây mọc trên nước sông Lừ lấy tại cầu Định Công không pha loãng (100%) có số rễ trung bình giảm 50% so với đối chứng, trong khi ở thài lài tím là từ độ pha loãng 60% trở đi. Nhưng nước lấy tại cầu Đông Tác và cầu Phương Liệt, ở độ pha
loãng 80%, thài lài tím có số rễ trung bình giảm 50% so với đối chứng ở độ pha loãng 80%, ở hành ta và hành tây là không được ghi nhận.
Thài lài tím mọc trên nước sông Sét lấy tại cầu Sét không pha loãng (100%) biểu hiện số rễ trung bình giảm 50% so với đối chứng. Tuy nhiên cũng tại đây, số rễ mọc đưọc của hành ta và hành tây trên nước sông không pha loãng (100%) biểu hiện giảm 50% là không được ghi nhận. Rễ hành ta mọc trên nước sông không pha loãng (100%) lấy tại hồ Yên Sở có số rễ trung bình giảm 50% so với đối chứng, trong khí đó ở hành tây là ở độ pha loãng 80% trở đi, thài lài tím ở độ pha loãng thấp hơn từ 40% trở đi.
Như vậy, các đối tượng nghiên cứu khác nhau biểu hiện giảm số rễ trung bình khi xử lý ở các sông với độ pha loãng khác nhau là khác nhau. Hành ta và hành tây có số rễ trung bình giảm ít hơn so với thài lài tím. Số rễ trung bình giảm dần từ địa điểm đầu đến địa điểm cuối của các sông nghiên cứu.
3.1.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nước sông ở các độ phaloãng khác nhau đến số rễ trung bình mọc được của hành ta, hành tây và loãng khác nhau đến số rễ trung bình mọc được của hành ta, hành tây và thài lài tím vào mùa mưa
Kết quả theo dõi số rễ trung bình hành ta, hành tây và thài lài tím sau khi xử lý bằng nước sông ở các địa điểm và độ pha loãng khác nhau vào mùa mưa (năm 2014) được trình bày ở bảng 3.2 cho thấy:
Số rễ trung bình mọc được của hành ta, hành tây và thài tím vào mùa mưa ở các độ pha loãng khác nhau của nước sông Đối
tượng Độ pha
Sông Nhuệ Sông Tô Lịch Sông Lừ