Kết quả phân tích các bất thường NST trong phân bào giảm nhiễm của tế bào bao phấn ở thài lài tím sau khi trồng ở các nguồn nước

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN NƯỚC Ô NHIỄM TẠI MỘT SỐ SÔNG KHU VỰC HÀ NỘI ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NHỮNG BẤT THƯỜNG NHIỄM SẮC THỂ TRONG PHÂN BÀO CỦA CÂY HÀNH (ALLIUM) VÀ THÀI LÀI TÍM (TRADESCANTIA) (Trang 75 - 80)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Kết quả phân tích các bất thường NST trong phân bào giảm nhiễm của tế bào bao phấn ở thài lài tím sau khi trồng ở các nguồn nước

nhiễm của tế bào bao phấn ở thài lài tím sau khi trồng ở các nguồn nước sông khác nhau.

Để tiến hành phân tích các bất thường NST trong phân bào giảm nhiễm của tế bào bao phấn ở thài lài tím, chúng tôi sử dụng thân cây đồng đều về kích thước, khoảng cách giữa các đốt và chưa có bao phấn, trồng trên cát sạch và tưới nước sông cho cây trong 8 tuần để thu bao phấn. Kết quả phân tích được trình bày ở bảng 3.17.

Bảng 3.17: Tần số các dạng bất thường NST của phân bào giảm nhiễm ở tế bào bao phấn của thài lài tím sau khi trồng ở các nguồn nước sông khác

nhau.

Ghi chú: -: không có

Tần số bất thường NST Địa điểm

Tần số các dạng bất thường NST (%) Cầu

cromatit Đoạncromatit Lệch cầu Di chuyểnchậm Nhân con Tổng tầnsố Sông Nhuệ Cống Liên Mạc 2.58 1.22 1.52 - - 5.32

Cầu Diễn 2.87 2.58 2.42 0.32 - 8.19 Cầu Hữu Hòa 4.30 3.97 3.30 0.66 - 12.23 Sông Tô Lịch Cống Hoàng Quốc Việt 3.00 1.74 1.70 0.16 - 6.60

Cầu Mới 4.02 2.25 2.41 0.32 - 9.00 Đập Thanh Liệt 5.66 3.16 3.67 0.67 0.67 13.83 Sông Lừ Cầu Đông Tác 3.23 1.90 1.90 0.16 - 7.19

Cầu Phương Liệt 3.35 1.92 2.07 0.16 - 7.50 Cầu Định Công 4.22 2.30 2.62 0.49 - 9.63 Sông Sét Hồ Bảy Mẫu 2.45 1.22 1.67 0.16 - 5.50 Cầu Sét 2.79 1.29 1.91 0.16 - 6.15 Hồ Yên Sở 4.38 2.47 2.92 0.65 - 10.42

Như vậy, kết quả ở bảng 3.17 cho thấy các bất thường về cấu trúc NST cũng như sự sai khác về tần số bất thường NST trong phân bào giảm nhiễm ở tế bào bao phấn thài lài tím cũng được phát hiện ở trong nghiên cứu này. Tổng tần số bất thường NST trong phân bào giảm nhiễm ở tế bào bao phấn thài lài tím tăng từ điểm đầu đến điểm cuối dọc các sông nghiên cứu. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả trong phân bào nguyên phân ở tế bào đỉnh rễ của thài lài tím.

Thài lài tím trồng trên nước sông Nhuệ lấy tại cống Liên Mạc không phát hiện thấy dạng bất thường di chuyển chậm. Tổng tần số bất thường NST trong phân bào giảm nhiễm ở tế bào bao phấn thài lài tím trồng bằng nước sông Nhuệ lấy tại cầu Hữu Hòa cao nhất (12.23%), tần số này cao gấp 2.3 lần so với nước lấy tại cống Liên Mạc (5.32%). Thài lài tím trồng bằng nước sông Tô Lịch lấy tại đập Thanh Liệt có tần số bất thường NST trong phân bào giảm nhiễm ở tế bào bao phấn cao nhất (13.83%), cao gấp 2.1 lần so với nước lấy tại cống Hoàng Quốc Việt (6.60%). Kết quả tương tự được ghi nhận ở thài lài tím trồng trên nước lấy tại sông Lừ và sông Sét. Thài lài tím trồng trên nước sông Lừ lấy tại cầu Định Công có tần số bất thường NST trong phân bào giảm nhiễm ở tế bào bao phấn cao nhất (9.63%). Nước lấy tại hồ Yên Sở (sông Sét) đã ghi nhận tần số bất thường NST trong phân bào giảm nhiễm ở tế bào bao phấn thài lài tím cao nhất (10.42%), cao gấp 1,9 lần so với nước lấy tại hồ Bảy Mẫu (5.50%).

Các dạng bất thường NST phát hiện trong nghiên cứu này cho thấy rất đa dạng. Các bất thường NST chủ yếu liên quan đến hiện tượng đứt – nối các cromatit tạo các dạng cầu (cầu đơn, cầu đôi, đa cầu), đoạn NST trong tế bào. Ngoài dạng bất thường NST phát hiện ở phân bào nguyên phân: cầu cromatit, đoạn cromatit, lệch cầu và di chuyển chậm, chúng tôi còn phát hiện có dạng đột biến hạt nhân (xuất hiện các nhân con và hạt nhân chia thùy) với tần số 0.67% khi trồng bằng nước sông Tô Lịch lấy tại đập Thanh Liệt. Dạng bất thường xuất hiện nhiều nhất là đột biến cầu cromatit. Các cầu đa ở đây thường nằm gần nhau tạo thành một khối bắt màu rất đậm dưới kính hiển vi.

Hình 3.15: Đột biến cầu đơn và đa cầu quan sát thấy ở phân bào giảm nhiễm của tế bào bao phấn thài lài tím

Hình 3.16: Đột biến đoạn NST quan sát thấy ở phân bào giảm nhiễm của tế bào bao phấn thài lài tím

Hình 3.17: Đột biến di chuyển chậm quan sát thấy ở phân bào giảm nhiễm của tế bào bao phấn thài lài tím

Hình 3.18: Đột biến hạt nhân quan sát thấy ở phân bào giảm nhiễm của tế bào bao phấn thài lài tím

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN NƯỚC Ô NHIỄM TẠI MỘT SỐ SÔNG KHU VỰC HÀ NỘI ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NHỮNG BẤT THƯỜNG NHIỄM SẮC THỂ TRONG PHÂN BÀO CỦA CÂY HÀNH (ALLIUM) VÀ THÀI LÀI TÍM (TRADESCANTIA) (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w