KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nước sôngTô Lịch đến chỉ số phân bào và tần số bất thường NST trong phân bào ở tế bào đỉnh
chỉ số phân bào và tần số bất thường NST trong phân bào ở tế bào đỉnh rễ của hành ta, hành tây và thài lài tím vào mùa khô và mùa mưa
Ảnh hưởng của nước sông Tô Lịch ở các độ pha loãng vào mùa khô và mùa mưa biểu hiện ở giảm chỉ số phân bào và xuất hiện những bất thường NST trong nguyên phân ở tế bào đỉnh rễ được phát hiện trong nghiên cứu này. Kết quả được trình bày ở bảng 3.8; 3.9; 3.10.
Chỉ số phân bào và tần số bất thường NST trong phân bào ở tế bào đỉnh rễ của hành ta, hành tây và thài lài tím trồng trên nước sông Tô Lịch vào mùa khô và mùa mưa (%) Cống Hoàng Quốc Việt Cầu Mới Đập Thanh Liệt
Đối tượng Nồng độ Chỉ số phân bào (%) Tần số bất thường (%) Chỉ số phân bào (%) Tần số bất thường (%) Chỉ số phân bào (%) Mùa
khô Mùamưa Mùakhô Mùamưa khôMùa Mùamưa Mùakhô Mùamưa Mùakhô
Hành ta 40 22.71 25.93 4.83 1.93 20.69 23.97 6.57 3.61 16.61 60 22.35 25.61 5.06 2.12 20.17 23.47 6.78 3.80 16.10 80 22.02 25.33 5.30 2.32 19.73 23.08 7.02 4.01 15.57 100 21.68 25.04 5.55 2.52 19.32 22.71 7.46 4.41 14.98 Hành tây 40 22.68 25.94 4.89 1.96 20.69 23.97 6.57 3.61 16.61 60 22.35 25.66 5.13 2.15 20.27 23.59 6.98 3.99 16.21 80 22.02 25.38 5.38 2.35 19.83 23.19 7.23 4.2 15.71 100 21.56 24.96 5.60 2.55 19.39 22.79 7.48 4.42 15.19 Thài lài tím 40 22.64 25.9 4.89 1.95 20.46 23.73 6.55 3.60 16.61 60 22.31 25.62 5.12 2.15 20.03 23.34 6.79 3.81 16.15 80 21.98 25.34 5.20 2.35 19.60 22.95 7.04 4.02 15.75 100 21.60 25.00 5.27 2.38 19.12 22.50 7.45 4.40 15.34
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của nước sông Tô Lịch đến chỉ số phân bào và tần số bất thường NST trong phân bào ở tế bào đỉnh rễ của hành ta, hành tây và thài lài tím vào
Bảng 3.9: Tần số các dạng bất thường NST trong phân bào nguyên phân ở tế bào đỉnh rễ hành ta, hành tây và thài lài tím trồng trên nước sông Tô Lịch
vào mùa khô
Tần số các dạng bất thường NST của phân bào nguyên phân ở tế bào đỉnh rễ hành ta, hành tây và thài lài tím trồng trên nước sông Tô Lịch vào mùa khô (%) Đối tượng Nồng
độ
Cống Hoàng Quốc Việt Cầu Mới Đập Thanh Liệt Cầu
cromatit Đoạncromatit Lệchcầu Dichuyển chậm
Tổng
tần số Cầucromatit Đoạncromatit Lệchcầu Dichuyể n chậm
Tổng
tần số Cầucromatit Đoạncromatit Lệchcầu Dichuyển chậm Tổng tần số Hành ta 40 1.78 1.44 1.45 0.16 4.83 2.79 1.81 1.97 - 6.57 5.09 2.88 3.05 - 11.02 60 2.12 1.47 1.47 - 5.06 2.48 1.98 2.15 0.17 6.78 4.63 3.25 3.25 0.34 11.47 80 2.32 1.32 1.66 - 5.30 2.84 2.16 2.02 - 7.02 5.19 3.28 3.29 0.35 12.11 100 2.32 1.55 1.68 - 5.55 2.55 2.20 2.20 0.51 7.46 5.58 3.31 3.31 0.52 12.72 Hành tây 40 1.96 1.46 1.47 - 4.89 2.63 1.97 1.97 - 6.57 5.25 2.38 3.39 - 11.02 60 1.82 1.82 1.49 - 5.13 2.66 1.99 2.33 - 6.98 5.34 2.76 3.28 0.17 11.55 80 2.02 1.51 1.85 - 5.38 2.86 2.02 2.18 0.17 7.23 5.06 3.14 3.49 0.35 12.04 100 2.21 1.69 1.53 0.17 5.60 2.89 1.87 2.38 0.34 7.48 5.13 3.53 3.53 0.53 12.72 Thài lài tím 40 1.96 1.30 1.63 - 4.89 2.78 1.64 2.13 - 6.55 5.28 2.30 3.42 - 11.00 60 2.22 1.41 1.49 - 5.12 2.98 1.82 1.99 - 6.79 4.51 3.29 3.49 0.17 11.46 80 2.35 1.34 1.51 - 5.20 2.35 2.17 2.35 0.17 7.04 5.14 3.01 3.54 0.35 12.04 100 2.04 1.36 1.70 0.17 5.27 3.04 2.04 2.20 0.17 7.45 5.42 2.88 3.79 0.36 12.45
Bảng 3.10: Tần số các dạng bất thường NST trong phân bào nguyên phân ở tế bào đỉnh rễ hành ta, hành tây và thài lài tím ở sông Tô Lịch vào mùa mưa
Tần số các dạng bất thường NST của phân bào nguyên phân ở tế bào đỉnh rễ hành ta, hành tây và thài lài tím trồng trên nước sông Tô Lịch vào mùa mưa (%) Đối tượng Nồng
độ
Cống Hoàng Quốc Việt Cầu Mới Đập Thanh Liệt Cầu cromatit Đoạn cromatit Lệch cầu Di chuyển chậm Tổng tần số Cầu cromatit Đoạn cromatit Lệch cầu Di chuyể n chậm Tổng tần số Cầu cromatit Đoạn cromatit Lệch cầu Di chuyển chậm Tổng tần số Hành ta 40 0.96 - 0.97 - 1.93 1.64 0.49 1.48 - 3.61 3.22 1.39 2.34 0.17 7.12 60 0.82 0.48 0.82 - 2.12 1.72 0.83 1.09 0.16 3.80 3.25 1.71 2.57 - 7.53 80 0.99 0.50 0.83 - 2.32 1.67 0.83 1.34 0.17 4.01 3.22 2.15 2.42 0.17 7.96 100 1.01 0.67 0.84 - 2.52 1.70 1.18 1.36 0.17 4.41 3.24 2.34 2.61 0.35 8.54 Hành tây 40 1.15 0.48 0.33 - 1.96 1.81 0.82 0.98 - 3.61 3.73 1.19 2.20 - 7.12 60 0.83 0.34 0.98 - 2.15 1.66 1.16 1.00 0.17 3.99 3.45 1.38 2.59 0.17 7.59 80 1.18 0.34 0.83 - 2.35 1.52 1.34 1.34 - 4.20 3.49 1.75 2.62 0.17 8.03 100 1.02 0.51 1.02 - 2.55 2.04 1.19 1.02 0.17 4.42 3.36 2.30 2.65 0.35 8.66 Thài lài tím 40 1.14 0.49 0.32 - 1.95 1.48 0.98 0.98 0.16 3.60 3.08 1.57 2.57 - 7.22 60 0.66 0.50 0.99 - 2.15 1.66 1.16 0.99 - 3.81 2.81 1.88 2.95 - 7.64 80 1.17 0.34 0.84 - 2.35 1.84 0.67 1.17 0.34 4.02 3.36 1.94 2.66 0.18 8.14 100 1.19 0.51 0.68 - 2.38 1.89 1.19 1.32 - 4.40 3.43 1.90 2.78 0.34 8.45
Kết quả bảng 3.8; 3.9; 3.10 cho thấy: Giống như sông Nhuệ, chỉ số phân bào của hành ta, hành tây và thài lài tím trồng trên nước sông Tô Lịch giảm dần khi giảm độ pha loãng nước sông và giảm từ địa điểm đầu đến địa điểm cuối dọc con sông. Hành ta, hành tây và thài lài tím mọc rễ trên nước sông Tô Lịch lấy tại cống Hoàng Quốc Việt không pha loãng (100%) vào mùa khô có chỉ số phân bào cao nhất (dao động giữa 3 giống 21.68% 21.56%). Tuy nhiên đối với nước sông lấy tại đập Thanh Liệt không pha loãng (100%) chỉ số phân bào lại thấp nhất (dao động giữa 3 giống 15.34% 14.98%), thấp hơn so với đối chứng (35.65% 34.32%). Vào mùa mưa, chỉ số phân bào của hành ta, hành tây và thài lài tím ở tất cả các độ pha loãng nước sông cao hơn so với mùa khô. Hành ta, hành tây, thài lài tím mọc rễ trên nước sông Tô Lịch lấy tại cống Hoàng Quốc Việt không pha loãng có chỉ số phân bào cao nhất (dao động giữa 3 giống 25.04% 24.96%). Chỉ số phân bào thấp nhất được ghi nhận trên nước sông lấy tại đập Thanh Liệt không pha loãng (dao động giữa 3 giống 19.13% 18.64%).
Vào mùa khô và mùa mưa, tần số bất thường NST của hành ta, hành tây và thài lài tím mọc trên nước sông Tô Lịch đều tăng khi giảm độ pha loãng nước sông. Hành ta, hành tây và thài lài tím mọc rễ trên nước sông Tô Lịch lấy tại đập Thanh Liệt không pha loãng (100%) vào mùa khô có tần số bất thường NST cao nhất (dao động giữa 3 giống 12.72% 12.45%), tuy nhiên vào mùa mưa, tần số bất thường NST thấp hơn (dao động giữa 3 giống 8.66% 8.45%).
Ở tất cả các độ pha loãng nước sông khác nhau, dạng bất thường xuất hiện nhiều nhất là đột biến cầu cromatit của phân bào nguyên phân. Hành ta mọc rễ trên nước sông Tô Lịch lấy tại đập Thanh Liệt không pha loãng (100%) vào mùa khô có tần số đột biến cầu cromatit thu được nhiều nhất (5.58%), tăng gấp 2,7 lần so với hành ta mọc rễ trên nước sông Tô Lịch lấy tại cống Hoàng Quốc Việt không pha loãng (100%), đoạn NST di chuyển chậm có tần số cao nhất cũng thu được tại đây 0.53% (hành tây). Hành ta và hành
tây mọc rễ trên nước sông Tô Lịch lấy tại đập Thanh Liệt không pha loãng vào mùa mưa có tần số bất thường NST thấp hơn mùa khô, tỷ lệ xuất hiện dạng đột biến đoạn di chuyển chậm cao nhất được ghi nhận ở hành ta (0.35%) và hành tây (0.35%).
Kết quả này cũng phù hợp với báo cáo về thực trạng chất lượng nước sông Tô Lịch [9] [10]. Kết quả báo cáo cho thấy từ thượng lưu đến hạ lưu sông Tô Lịch, mức độ ô nhiễm tăng dần theo chiều dòng chảy, tăng đột ngột là ở vị trí đập Thanh Liệt do đây là vị trí tiếp nhận nước thải ô nhiễm từ sông Kim Ngưu, sông Tô Lịch.
Đột biến cầu đôi
Đột biến đa cầu
Đột biến cầu và đoạn NST Đột biến di chuyển chậm
Đột biến cầu, đoạn NST và di chuyển chậm
Hình 3.4. Một số đột biến quan sát thấy trong phân bào nguyên phân ở tế bào đỉnh rễ hành ta mọc trên nước sông Tô Lịch lấy tại đập Thanh Liệt
không pha loãng (100%) vào mùa khô
Đột biến đa cầu
Đột biến cầu đơn
Đột biến lệch cầu Đột biến cầu, đoạn NST và
di chuyển chậm
Đột biến cầu, đoạn NST và di chuyển chậm
Hình 3.5. Một số đột biến quan sát thấy trong phân bào nguyên phân ở tế bào đỉnh rễ hành tây mọc trên nước sông Tô Lịch lấy tại đập Thanh Liệt
không pha loãng (100%) vào mùa khô
Hình 3.6. Đột biến cầu và di chuyển chậm quan sát thấy trong phân bào nguyên phân ở tế bào đỉnh rễ hành tây mọc trên nước sông Tô Lịch lấy tại
đập Thanh Liệt không pha loãng (100%) vào mùa mưa
Đột biến cầu đơn Đột biến đa cầu
Đột biến đoạn NST
Đột biến lệch cầu
Hình 3.7. Một số đột biến quan sát thấy trong phân bào nguyên phân ở tế bào đỉnh rễ thài lài tím mọc trên nước sông Tô Lịch lấy tại đập Thanh Liệt
không pha loãng (100%) vào mùa khô