được đề cập đến trong định nghĩa về chất lượng cuộc sống của 4 nghiên cứu. Chỉ có 2 nghiên cứu mà tác giả đề cập về khía cạnh tinh thần của CLCS trong định nghĩa họ đưa ra. Ngoài ra, 2 nghiên cứu của Shomaru năm 2016 [70] và Palmieri năm 2015 [61] có đề cập tới khía cạnh khác của CLCS, đó là các triệu chứng cụ thể của bệnh tật hoặc các ảnh hưởng từ phương pháp điều trị. Ở 25 bài báo còn lại, tác giả không đưa ra định nghĩa cho thuật ngữ CLCS.
Mô hình CLCS của Ferrell được sử dụng cho tổng quan này bao gồm bốn khía cạnh của CLCS, đó là: thể chất, tâm lý, xã hội và tinh thần. Mô hình này đã được trình bày ở các phần trên.
Khía cạnh thể chất và khía cạnh tâm lý của chất lượng cuộc sống được đánh giá trong tất cả 32 nghiên cứu. Khía cạnh xã hội của CLCS được đề cập đến trong 31 nghiên cứu. Khía cạnh tinh thần của CLCS chỉ được đề cập đến trong 1 nghiên cứu duy nhất.
Các khía cạnh chất lượng cuộc sống trong các nghiên cứu được trình bày chi tiết trong Phụ lục 6.
2.4. Các yếu tổ ảnh hƣởng tới chất lƣợng cuộc sống bệnh nhân trong các nghiên cứu nghiên cứu
Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân UTBMTBG. Nhìn chung, có thể nhóm các yếu tố thành 5 nhóm: các đặc điểm nhân khẩu học, các tình trạng lâm sàng, các chỉ số hóa sinh, các yếu tố thuộc về tâm lý và các can thiệp/điều trị cho bệnh nhân. Các nhóm yếu tố kể trên có mối tương quan với CLCS của bệnh nhân, điều này thể hiện qua sự tương quan giữa các nhóm yếu tố này với các điểm số đánh giá CLCS được báo cáo trong các nghiên cứu.
Các điểm số đánh giá CLCS trong các nghiên cứu được tính toán theo hướng dẫn của các bộ công cụ. Mỗi điểm số đại diện cho một hoặc nhiều khía cạnh chất
lượng cuộc sống mà bộ câu hỏi đề cập. Thông tin chi tiết về các điểm số được trình
bày trong Phụ lục 7.
Đối với các nghiên cứu sử dụng bộ công cụ EQ-5D, các điểm số có thể được báo cáo bao gồm: Điểm chỉ số EQ-5D, điểm EQ-5D VAS. Đối với các nghiên cứu sử dụng bộ công cụ SF-36 hoặc SF-12, các điểm số có thể được báo cáo bao gồm: Điểm
26
hoạt động thể chất (PF), vai trò thể chất (RP), đau đớn thể xác (BP), sức khỏe tổng quát (GH), sức sống (VT), hoạt động xã hội (SF), vai trò cảm xúc (RE), sức khỏe tâm thần (MH), điểm tổng kết cấu phần thể chất (PCS), điểm tổng kết cấu phần tinh thần (MCS).
Đối với các nghiên cứu sử dụng bộ công cụ EORTC QLQ-C30, các điểm số có thể được báo cáo bao gồm: Điểm chức năng thể chất (PF), chức năng vai trò (RF), chức năng cảm xúc (EF), chức năng nhận thức (CF), chức năng xã hội (SF), tình trạng sức khỏe tổng quát/chất lượng cuộc sống (GHS/QoL), mệt mỏi, buồn nôn/nôn, đau đớn, khó thở, mất ngủ, chán ăn, táo bón, tiêu chảy, khó khăn tài chính, điểm chỉ số C30.
Đối với các nghiên cứu sử dụng bộ công cụ EORTC QLQ-HCC18, các điểm số có thể được báo cáo bao gồm: Điểm mệt mỏi, hình ảnh cơ thể, vàng da, dinh dưỡng, đau đớn, sốt, đời sống tình dục, chướng bụng, điểm chỉ số HCC18. Đối với các nghiên cứu sử dụng bộ công cụ FHSI-8, điểm số được báo cáo là tổng điểm FHSI-8.
Đối với các nghiên cứu sử dụng bộ công cụ FACT-Hep hoặc FACT-G, các điểm số có thể được báo cáo bao gồm: Điểm sức khỏe cảm xúc (EWB), sức khỏe chức năng (FWB), sức khỏe thể chất (PWB), sức khỏe xã hội/gia đình (SWB), điểm FACT- G, điểm các mối quan tâm bổ sung về UTBMTBG (HCS), điểm FACT-Hep, điểm chỉ số kết quả thử nghiệm (TOI).