Đặc điểm nhân khẩu học

Một phần của tài liệu Tổng quan hệ thống về đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (Trang 38 - 42)

Bảng 2.1: Đặc điểm nhân khẩu học và chất lượng cuộc sống bệnh nhân.

Nghiên cứu Cỡ mẫu Bộ công cụ Chất lƣợng cuộc sống Giới tính (Deng 2020) [19]

735 SF-12 Điểm PCS: BN nữ < BN nam (OR 1,68; 95 % CI 1,15-2,44; p=0,007), xét điểm PCS thấp là điểm <30,5.

Điểm MCS: BN nữ < BN nam (OR 1,62; 95 % CI 1,11-2,36; p=0,01), xét điểm MCS thấp là điểm <41,3.

(Gmur 2018) [29]

27 (Wehling 2019) [76] 181 SF-36 Điểm PF: BN nữ < BN nam (p>0,05). Điểm MH: BN nữ < BN nam (p>0,05). (Kirchner 2019) [46] 67 EORTC QLQ-C30 EORTC QLQ- HCC18

Điểm đau: ↑ ở BN nữ cao hơn BN nam sau lần đầu TARE (p<0,05).

Điểm mệt mỏi: ↑ ở BN nữ cao hơn BN nam sau lần đầu TARE hoặc TACE (p<0,05).

(Hartrumpt 2018) [35] 148 EORTC QLQ-C30 EORTC QLQ- HCC18

Điểm PF: ↓ ở BN nữ cao hơn BN nam sau lần đầu TACE (p < 0,01).

Điểm nôn/buồn nôn: ↑ ở BN nữ cao hơn BN nam sau lần đầu TACE (p = 0,00).

Điểm sốt: ↑ ở BN nữ cao hơn BN nam sau lần đầu TACE (p = 0,02). (Chiu 2018) [18] 332 SF-36 FACT-Hep CLCS: BN nữ < BN nam (p<0,05). (Shomaru 2016) [70]

54 SF-36 Điểm PF: BN nữ < BN nam (OR 0,167; 95 % CI 0,039-0,715; p = 0,016).

Tuổi

(Deng 2020) [19]

735 SF-12 Điểm MCS: (BN ≥ 75 tuổi) > (BN < 55 tuổi) (OR 0,53; 95 % CI 0,31-0,09; p=0,02), xét điểm MCS thấp là điểm <41,3. (Kirchner 2019) [46] 67 EORTC QLQ-C30 EORTC QLQ- HCC18

Điểm đau: ↑ cao hơn ở bệnh nhân lớn tuổi sau lần đầu TARE (p<0,05).

(Chiu 2018) [18]

332 SF-36 FACT-Hep

CLCS: ↓ mạnh hơn ở bệnh nhân cao tuổi sau phẫu thuật cắt gan (p<0,05).

(Shomaru 2016) [70]

54 SF-36 Điểm GH: (BN < 70 tuổi) < (BN ≥ 70 tuổi) (p<0,05).

28 (Deng

2020) [19]

735 SF-12 Điểm MCS: BN có căn nguyên gây bệnh là do rượu kết hợp đồng nhiễm HBV/HCV < BN có căn

nguyên gây bệnh chỉ do đồng nhiễm HBV/HCV (OR 1,77; 95 % CI 1,10-2,85; p=0,02), xét điểm MCS thấp là điểm <41,3. Khu vực địa lý (Chie 2017) [15] 227 EORTC QLQ-C30 EORTC QLQ- HCC18

Điểm EF: BN châu Á > BN châu Âu (p<0,05). Điểm mất ngủ: BN châu Á < BN châu Âu (p<0,05). Điểm đời sống tình dục: BN châu Á < BN châu Âu (p<0,05). Trình độ học vấn (Chiu 2018) [18] 332 SF-36 FACT-Hep CLCS: BN trình độ học vấn thấp < BN trình độ học vấn cao sau khi cắt bỏ gan (p<0,05).

Tình trạng hôn nhân (Chie 2017) [15] 227 EORTC QLQ-C30 EORTC QLQ- HCC18

Điểm PF: BN châu Âu đã kết hôn < BN châu Á độc thân (p<0,05).

Điểm mệt mỏi: BN châu Âu đã kết hôn > BN châu Á độc thân (p<0,05).

Việc hút thuốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Deng 2020) [19]

735 SF-12 Điểm PCS: BN hiện có hút thuốc < BN chưa từng hút thuốc (OR 2,18; 95 % CI 1,31-3,64; p=0,003), xét điểm PCS thấp là điểm <30,5.

(Gmur 2018) [29]

242 FACT-Hep CLCS: Không có sự khác biệt giữa BN hút thuốc và không hút thuốc (p>0,05).

Việc uống rƣợu

(Gmur 2018) [29]

24 FACT-Hep Điểm PWB: BN phải kiêng rượu < BN uống rượu (p=0,028).

29 Bệnh lý mắc kèm (Deng 2020) [19] 735 SF-12 Điểm PCS: BN có trên 2 bệnh lý mắc kèm < BN không có bệnh lý mắc kèm (OR 2,12; 95 % CI 1,28-3,51; p=0,004), xét điểm PCS thấp là điểm <30,5. Điểm MCS: BN có trên 2 bệnh lý mắc kèm < BN không có bệnh lý mắc kèm (OR 1,98; 95 % CI 1,20-3,27; p<0,05); BN có 2 bệnh lý mắc kèm < BN không có bệnh lý mắc kèm (OR 1,77; 95 % CI 1,08-2,88; p<0,05); BN có 1 bệnh lý mắc kèm < BN không có bệnh lý mắc kèm (OR 1,78; 95 % CI 1,07-2,93; p<0,05), xét điểm MCS thấp là điểm < 41,3. (Gmur 2018) [29]

242 FACT-Hep CLCS: Không có sự khác biệt giữa BN mắc và không mắc bệnh tiểu đường (p<0,05).

Liên hệ với gia đình

(Chiu 2018) [18]

332 SF-36 FACT-Hep

CLCS: BN không sống cùng gia đình < BN sống cùng gia đình sau khi cắt bỏ gan (p<0,05).

Các yếu tố thuộc về nhân khẩu học liên quan đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được đề cập trong 8 nghiên cứu, các yếu tố đó bao gồm: giới tính, tuổi, căn nguyên gây bệnh, khu vực địa lý, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, việc hút thuốc, việc uống rượu, bệnh lý mắc kèm, mối liên hệ với gia đình [15, 18, 19, 29, 35, 46, 70, 76].

Về chất lượng cuộc sống tổng quát: Bệnh nhân trên 70 tuổi được báo cáo có CLCS tốt hơn BN dưới 70 tuổi [70]. CLCS không có sự khác biệt giữa bệnh nhân hút thuốc và không hút thuốc, giữa bệnh nhân mắc kèm bệnh tiểu đường và không mắc bệnh này [29]. Một nghiên cứu báo cáo về đối tượng sau phẫu thuật cắt bỏ 1 phần gan, CLCS thấp hơn có liên quan đến giới nữ, tuổi cao, trình độ học vấn thấp và việc không sống cùng gia đình [18].

Về chất lượng cuộc sống thể chất: Nhìn chung, các yếu tố liên quan đến CLCS thể chất thấp hơn ở nhóm: giới tính nữ [19, 35, 70, 76], đã kết hôn nhân [15], hút thuốc

30

[19], uống rượu [29], có bệnh lý mắc kèm [19]. Bệnh nhân nữ UTBMTBG báo cáo có CLCS thể chất kém hơn bệnh nhân nam [19, 70, 76], ngay cả sau khi trải qua can thiệp TACE, xu hướng này cũng không thay đổi [35]. Bệnh nhân hút thuốc có CLCS thể chất thấp hơn BN chưa từng hút thuốc [19]. Mặc dù không đề cập cụ thể các bệnh mắc kèm, nhưng bệnh nhân có trên 2 bệnh lý mắc kèm có chức năng thể chất kém hơn bệnh nhân không có bệnh lý mắc kèm [19]. Một nghiên cứu khác chỉ ra bệnh nhân phải kiêng rượu có sức khỏe thể chất kém hơn bệnh nhân không phải kiêng rượu [29]. Bệnh nhân châu Âu đã kết hôn có CLCS thể chất thấp hơn bệnh nhân châu Á độc thân [15].

Về chất lượng cuộc sống tâm lý: Nhìn chung, bệnh nhân nữ có CLCS tâm lý thấp hơn bệnh nhân nam [19, 29, 76]. Bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nhân không có bệnh lý mắc kèm có CLCS tâm lý tốt hơn [19]. BN có căn nguyên gây bệnh do rượu kết hợp với đồng nhiễm vi-rút (HBV và HCV) có CLCS trên khía cạnh tâm lý thấp hơn BN chỉ do căn nguyên đồng nhiễm vi-rút gây ra [19].

Về các triệu chứng: Triệu chứng đau sau lần đầu TARE trầm trọng hơn ở bệnh nhân lớn tuổi, hoặc bệnh nhân nữ [46]. Triệu chứng mệt mỏi nặng nề hơn ở BN châu Âu đã kết hôn so với BN châu Á độc thân [15], và triệu chứng này tăng mạnh hơn sau lần đầu TARE hoặc TACE ở phụ nữ [46]. Triệu chứng sốt cũng tăng mạnh hơn sau lần đầu TACE ở phụ nữ [35]. Chứng mất ngủ và giảm ham muốn tình dục nặng nề hơn ở bệnh nhân châu Âu so với bệnh nhân châu Á [15].

Một phần của tài liệu Tổng quan hệ thống về đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (Trang 38 - 42)