Tình trạng lâm sàng

Một phần của tài liệu Tổng quan hệ thống về đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (Trang 42 - 45)

Bảng 2.2: Tình trạng lâm sàng và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Nghiên cứu

Cỡ mẫu

Bộ công cụ Chất lƣợng cuộc sống

Tác dụng phụ liên quan đến việc chữa trị

(Gill 2018) [33]

256 Bộ câu hỏi tự phát triển

Bệnh về da và mệt mỏi có tác động lớn nhất đến CLCS của BN, khoảng 66% trong số những người gặp tác dụng phụ mệt mỏi hoặc bệnh về da cảm thấy rằng chúng có tác động tiêu cực từ mức “trung bình” đến “đáng kể” đối với CLCS của họ.

31 (Deng

2020) [19]

735 SF-12 Điểm PCS: BN có điểm Child-pugh B < BN có điểm Child-pugh A (OR 1,97; 95 % CI 1,33-2,92; p< 0,001); BN có điểm Child-pugh C < BN có điểm Child-pugh A (OR 3,57; 95 % CI 1,31-9,73; p=0,01), xét điểm PCS thấp là điểm <30,5. (Li 2019) [51] 472 EORTC QLQ-C30 EORTC QLQ- HCC18 Điểm chỉ số C30, điểm chỉ số HCC18: BN có điểm Child-pugh B hoặc C > BN có điểm Child- pugh A (p <0,01).

Các điểm chức năng, điểm GHS/QoL: BN có điểm Child-pugh B hoặc C < BN có điểm Child-pugh A (p <0,01).

Các điểm triệu chứng: BN có điểm Child-pugh B hoặc C > BN có điểm Child-pugh A (p <0,01). (Hinrichs 2017) [39] 79 EORTC QLQ-C30 EORTC QLQ- HCC18

Điểm PF: BN có điểm Child-pugh B hoặc C < BN có điểm Child-pugh A (p<0,05) sau TACE.

Điểm mệt mỏi: BN có điểm Child-pugh B hoặc C > BN có điểm Child-pugh A (p<0,05) sau TACE. Điểm chướng bụng: BN có điểm Child-pugh B hoặc C > BN có điểm Child-pugh A (p<0,05) sau TACE.

(Gmur 2018) [29]

242 FACT-HEP Điểm PWB: BN có điểm Child-pugh A > BN có điểm Child-pugh B hoặc C (p = 0,013).

Điểm FWB: BN có điểm Child-pugh A > BN có điểm Child-pugh B hoặc C (p = 0,017).

Điểm FACT-G: BN có điểm Child-pugh A > BN có điểm Child-pugh B hoặc C (p = 0,035).

Điểm HCS: BN có điểm Child-pugh A > BN có điểm Child-pugh B hoặc C (p = 0,041).

Điểm FACT-Hep: BN có điểm Child-pugh A > BN có điểm Child-pugh B hoặc C (p = 0,036).

32

Giai đoạn ung thƣ theo BCLC

(Wehling 2019) [76]

181 SF-36 Điểm SF-36: BN có mức phân loại BCLC ở mức C lúc đầu có CLCS ↓ hơn theo thời gian so với BN có mức phân loại BCLC ở mức A lúc đầu

(p<0,05). Chỉ số MELD (Li 2019) [51] 472 EORTC QLQ-C30 EORTC QLQ- HCC18

CLCS: BN có điểm MELD cao (≥ 10) < BN có điểm MELD thấp (< 10) (p>0,05). (Hinrichs 2017) [39] 79 EORTC QLQ-C30 EORTC QLQ- HCC18

Điểm mệt mỏi: BN có điểm MELD cao (>10) > BN có điểm MELD thấp (≤ 10) (p = 0,021) sau TACE.

Điểm chướng bụng: BN có điểm MELD cao (>10) > BN có điểm MELD thấp (≤ 10) (p = 0,001) sau TACE.

Huyết khối tĩnh mạch cửa

(Deng 2020) [19] 735 SF-12 Điểm PCS: BN có HKTMC < BN không có HKTMC (OR 1,52; 95 % CI 1,06-2,19; p=0,02), xét điểm PCS thấp là điểm <30,5. Cổ trƣớng (Li 2019) [51] 472 EORTC QLQ-C30 EORTC QLQ- HCC18

Điểm chỉ số C30, điểm chỉ số HCC18, các điểm triệu chứng: BN có cổ trướng > BN không có cổ trướng (p <0,05).

Các điểm chức năng, điểm GHS/QoL: BN có cổ trướng < BN không có cổ trướng (p <0,05).

Các yếu tố thuộc về các chỉ số và triệu chứng lâm sàng liên quan đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân được đề cập trong 6 nghiên cứu [19, 29, 33, 39, 51, 76], bao gồm: tác dụng phụ liên quan đến việc chữa trị [33], điểm số thang Child-Pugh [19, 29, 39, 51], giai đoạn bệnh ung thư theo BCLC [76], chỉ số MELD của bệnh nhân [39, 51], sự hiện diện của huyết khối tĩnh mạch cửa [19], cổ trướng [51].

33

Về chất lượng cuộc sống tổng quát: Bệnh nhân có điểm Child-Pugh A có CLCS tổng quát tốt hơn bệnh nhân thuộc các Child-Pugh khác [29, 51]. BN thuộc phân loại C theo BCLC có CLCS suy giảm theo thời gian nặng nề hơn các BN thuộc phân loại A theo BCLC [76]. BN có điểm MELD cao (≥ 10) có chất lượng cuộc sống thấp hơn BN có điểm MELD thấp (< 10) [51]. BN cổ trướng có CLCS thấp hơn BN không cổ trướng [51]. Trong số các tác dụng phụ hay gặp ở bệnh nhân UTBMTBG như đau bụng (60%), bệnh về da (28%), buồn nôn (38%), tiêu chảy (30%), mệt mỏi (63%), giảm cân (37%), rụng tóc (18%) và chán ăn (40%), bệnh về da và mệt mỏi có tác động lớn nhất đến CLCS của BN; khoảng 66% trong số những người gặp tác dụng phụ mệt mỏi hoặc bệnh về da cảm thấy rằng chúng có tác động tiêu cực từ mức trung bình đến đáng kể đối với CLCS của họ [33].

Về chất lượng cuộc sống thể chất: Bệnh nhân có điểm Child-Pugh B hoặc C có CLCS thể chất thấp hơn bệnh nhân thuộc Child-Pugh A [19, 29, 39, 51]. BN có cổ trướng có CLCS thể chất thấp hơn BN không có cổ trướng [51]. Một nghiên cứu khác báo cáo bệnh nhân có HKTMC có CLCS thể chất thấp hơn bệnh nhân không có HKTMC [19].

Về chất lượng cuộc sống tâm lý và chất lượng cuộc sống xã hội: Bệnh nhân có điểm Child-Pugh B hoặc C có CLCS tâm lý, xã hội thấp hơn bệnh nhân thuộc Child- Pugh A [51]. Tương tự, bệnh nhân có cổ trướng có CLCS tâm lý và CLCS xã hội thấp so với bệnh nhân không có cổ trướng [51].

Về các triệu chứng: Bệnh nhân có cổ trướng có các triệu chứng bệnh nặng nề hơn bệnh nhân không có cổ trướng [51]. Tương tự ở bệnh nhân có điểm Child-Pugh B hoặc C so với bệnh nhân thuộc Child-Pugh A [29, 51]. Trong một nghiên cứu khác, triệu chứng mệt mỏi và chướng bụng được báo cáo là nặng nề hơn sau can thiệp TACE ở đối tượng bệnh nhân thuộc Child-pugh B hoặc C hoặc những bệnh nhân có điểm MELD cao (>10) [39].

Một phần của tài liệu Tổng quan hệ thống về đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (Trang 42 - 45)