Các yếu tố thuộc về tâm lý

Một phần của tài liệu Tổng quan hệ thống về đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (Trang 50 - 52)

Bảng 2.4: Các yếu tố thuộc về tâm lý và chất lượng cuộc sống bệnh nhân.

Nghiên cứu Cỡ mẫu Bộ công cụ Chất lƣợng cuộc sống Tâm lý tự quyết (Jie 2016) [42] 218 EORTC QLQ-C30

Điểm chức năng cảm xúc: BN trong nhóm tự quyết > BN trong nhóm không tự quyết (82,30 ± 12,05 so với 75,40 ± 10,67, p <0,001).

Điểm GHS/QoL: BN trong nhóm “tự quyết” > BN trong nhóm “không tự quyết” (63,19 ± 13,04 so với 56,12 ± 16,60, p = 0,001).

Tâm lý lo âu và trầm cảm

(Lee 2019) [48]

410 FACT-Hep Các điểm khía cạnh: BN có biểu hiện lo âu, trầm cảm < BN không có biểu hiện lo âu, trầm cảm trước và sau phẫu thuật cắt gan (p<0,001).

Sự thiếu thông tin

(Hansen 2015) [34]

14 Bộ câu hỏi phỏng vấn

Những gì bắt đầu như một nguồn hy vọng cho sự cải thiện đã thay đổi để gây tiếc nuối cho những bệnh nhân báo cáo tác dụng phụ của điều trị sorafenib và giảm chất lượng cuộc sống ở những người thiếu thông tin về các lựa chọn điều trị và sự hối tiếc rõ ràng là khi các bệnh nhân cho biết họ ước rằng họ sẽ biết nhiều hơn về tác động của việc điều trị đối với chất lượng cuộc sống của họ trước khi bắt đầu.

Các vấn đề tâm thần

(Palmier 2015) [61]

24 SF-36 Điểm PCS: tương quan nghịch với các điểm số: SOM (phản ánh sự đau khổ xuất phát từ nhận thức cơ thể), OC (phản ánh triệu chứng ám ảnh cưỡng chế), DEP (phản ánh triệu chứng trầm cảm cũng như thiếu động lực), ANX (phản ánh triệu chứng lo lắng và lo âu) và HOS (phản ánh triệu

39

chứng của hiệu ứng tiêu cực, hung hăng và khó chịu) của bảng câu hỏi SCL 90-R (p<0,05). Điểm MCS: tương quan nghịch với các điểm số của bảng câu hỏi SCL 90-R ngoại trừ điểm số PAR( phản ánh triệu chứng rối loạn nhân cách hoang tưởng) và tương quan nghịch với kết quả của thang đánh giá trầm cảm Hamilton-D (p<0,05).

Các yếu tố thuộc về tâm lý liên quan đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân UTBMTBG được đề cập đến trong 4 nghiên cứu [34, 42, 48, 61], bao gồm: tâm lý tự quyết [42], vấn đề lo âu và trầm cảm [48], sự thiếu thông tin [34], vấn đề tâm thần [61].

Về chất lượng cuộc sống tổng quát: Các bệnh nhân muốn hoặc không muốn biết về chẩn đoán bệnh của mình được gọi là nhóm bệnh nhân có tâm lý tự quyết [42]. Ngược lại, các bệnh nhân không rõ về việc có muốn hay không muốn biết chẩn đoán của mình được gọi là nhóm bệnh nhân không tự quyết [42]. Bệnh nhân có tâm lý tự quyết định có CLCS cao hơn nhóm bệnh nhân có tâm lý không tự quyết [42].

Về chất lượng cuộc sống thể chất: Nhìn chung bệnh nhân có vấn đề về tâm thần thì CLCS thể chất thấp hơn [48, 61]. Những bệnh nhân được ghi nhận có biểu hiện lo âu, trầm cảm trước phẫu thuật cắt gan có CLCS thấp hơn những bệnh nhân khác, xu hướng này không thay đổi khi đánh giá lại chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân sau khi hoàn thành phẫu thuật cắt gan tại các thời điểm 6 tháng sau, 1 năm sau và 2 năm sau phẫu thuật [48]. Những vấn đề tâm thần khác như đau khổ khi nhận thức về bản thân, ám ảnh cưỡng chế, hung hăng, dễ nổi giận có liên quan đến CLCS thể chất thấp hơn ở các bệnh nhân UTBMTBG [61].

Về chất lượng cuộc sống tâm lý: Bệnh nhân có tâm lý tự quyết định có muốn biết chẩn đoán UTBMTBG của mình hay không có chức năng cảm xúc tốt hơn [42]. Bệnh nhân có biểu hiện lo âu, trầm cảm hoặc các triệu chứng tâm thần có CLCS về khía cạnh tâm lý thấp hơn [48, 61].

Về chất lượng cuộc sống xã hội: BN có biểu hiện lo âu, trầm cảm có CLCS xã hội thấp hơn BN không có biểu hiện lo âu, trầm cảm trước khi phẫu thuật cắt gan [48]. Xu hướng này không thay đổi khi đánh giá lại CLCS của bệnh nhân sau phẫu thuật.

40

Cụ thể, BN có biểu hiện lo âu, trầm cảm có CLCS xã hội thấp hơn BN không có biểu hiện lo âu, trầm cảm khi đánh giá tại các thời điểm 6 tháng, 1 năm và 2 năm sau khi phẫu thuật [48].

Về chất lượng cuộc sống tinh thần: Một nghiên cứu đề cập tới sự hối tiếc do lựa chọn điều trị sorafenib gây tổn hại về CLCS của người bệnh, nguyên nhân chỉ ra là do bệnh nhân thiếu thông tin trước điều trị [34]. Cũng trong nghiên cứu này, bệnh nhân biểu hiện sự lo lắng, không chắc chắn điều gì sẽ xảy ra tiếp theo và các vấn đề gì sẽ xảy đến cho cơ thể khi họ đối diện với ung thư giai đoạn cuối [34].

Một phần của tài liệu Tổng quan hệ thống về đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)