Chất lượng cuộc sống bệnh nhân nút mạch gan

Một phần của tài liệu Tổng quan hệ thống về đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (Trang 53 - 57)

Bảng 2.6: Chất lượng cuộc sống bệnh nhân nút mạch gan.

Nghiên cứu

Cỡ mẫu

Bộ công cụ Chất lƣợng cuộc sống

Nút mạch hóa chất- TACE ( bao gồm: cTACE và DEB-TACE)

(Wehling 2019) [76]

181 SF-36 Điểm BP: BN đã trải qua ít nhất 1 lần can thiệp TACE > BN không can thiệp TACE (74,1 so với 59,7; p < 0,05). (Kirchner 2019) [46] 67 EORTC QLQ-C30 EORTC QLQ- HCC18

Các điểm chức năng, điểm GHS/QoL: BN sau can thiệp lần đầu < BN trước can thiệp (p<0,05). Các điểm triệu chứng: BN sau can thiệp lần đầu > BN trước can thiệp (p<0,05).

42 (Hartrumpt 2018) [35] 148 EORTC QLQ-C30 EORTC QLQ- HCC18

Điểm GHS/QoL, điểm chức năng thể chất: BN sau can thiệp lần đầu < BN trước can thiệp (p<0,01). Điểm sốt, điểm đau đớn, điểm buồn nôn /nôn: BN sau can thiệp lần đầu > BN trước can thiệp

(p<0,01).

Không có sự thay đổi đáng kể nào được quan sát về điểm số của các bộ câu hỏi so với kết quả sau lần đầu tiên TACE khi xét các lần TACE tiếp theo (p>0,05). (Hinrichs 2017) [39] 79 EORTC QLQ-C30 EORTC QLQ- HCC18

Các điểm chức năng, điểm GHS/QoL: BN sau can thiệp lần đầu < BN trước can thiệp (p<0,05). Các điểm triệu chứng: BN sau can thiệp lần đầu > BN trước can thiệp (p<0,05).

Nút mạch sử dụng hạt nhúng hóa chất (DEB-TACE) (Hartrumpt 2018) [35] 148 EORTC QLQ-C30 EORTC QLQ- HCC18

Không có sự khác biệt về CLCS giữa BN trải qua TACE thường quy và bệnh nhân trải qua DEB- TACE (p>0,05). (Grumme 2020) [30] 36 EORTC QLQ-C30 EORTC QLQ- HCC18

Điểm GHS/QoL, điểm chức năng thể chất: BN sau can thiệp lần đầu < BN trước can thiệp (p<0,05). Điểm chức năng thể chất: ↓ mạnh hơn ở BN sử dụng vi cầu loại nhỏ so với BN sử dụng vi cầu loại lớn (− 19,4% so với − 8%; p = 0,025).

Điểm mệt mỏi, điểm buồn nôn/nôn, điểm đau, điểm khó thở, điểm vàng da, điểm sốt, điểm đau bụng: BN sau can thiệp lần đầu > BN trước can thiệp (p<0,05).

(Xing 2015) [79]

118 SF-36 Không có sự thay đổi đáng kể CLCS tại các thời điểm 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng so với thời điểm ban đầu (p>0,05).

43

Xạ trị tắc mạch qua đƣờng động mạch (TARE)

(Wehling 2019) [76]

181 SF-36 CLCS: BN đã trải qua SIRT (hay TARE) có CLCS thấp hơn so với BN không trải qua phương pháp điều trị này, dù sự khác biệt không đạt ý nghĩa thống kê (p>0,05). (Kirchner 2019) [46] 67 EORTC QLQ-C30 EORTC QLQ- HCC18

Điểm GHS/QoL, các điểm chức năng: BN sau lần đầu can thiệp < BN trước can thiệp (p<0,05). Các điểm triệu chứng (trừ chứng mất ngủ và vàng da): BN sau lần đầu can thiệp > BN trước can thiệp (p<0,05).

(Xing 2018) [78]

30 SF-36 Không có thay đổi đáng kể CLCS ở 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng sau can thiệp TARE so với điểm ban đầu trước TARE.

So sánh với phƣơng pháp điều trị khác

(Kirchner 2019) [46] 67 EORTC QLQ-C30 EORTC QLQ- HCC18

Không có sự khác biệt đáng kể CLCS giữa BN lần đầu trải qua TACE và lần đầu trải qua TARE.

(Chie 2015) [16] 171 EORTC QLQ-C30 EORTC QLQ- HCC18

Điểm đau vai: BN trải qua nút mạch có có tỷ lệ gia tăng < BN trải qua điều trị RFA (OR 0,20, CI 95% 0,04–0,87, p = 0,032).

Điểm khó thở: BN trải qua thuyên tắc mạch có có tỷ lệ gia tăng < BN trải qua điều trị RFA (OR 0,19, CI 95% 0,05–0,76, p = 0,019).

Điểm chán ăn: BN trải qua nút mạch có có tỷ lệ gia < BN trải qua điều trị RFA (OR 0,23, CI 95% 0,07–0,77, p = 0,018).

Không có sự khác biệt đáng kể nào giữa BN trải qua nút mạch và BN trải qua phẫu thuật cắt bỏ. (Gill 2018)

[33]

256 Bộ câu hỏi tự phát triển

Lần lượt 69% và 56% trong số những BN trải qua TACE và TARE gần đây nhất đã thấy CLCS của

44

họ được cải thiện.

4 nghiên cứu [35, 39, 46, 76] đề cập tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trải qua can thiệp nút hóa chất động mạch (TACE). 3 nghiên cứu [30, 35, 79] đề cập tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trải qua tắc mạch bằng hạt vi cầu tải hóa chất (DEB-TACE). 3 nghiên cứu [46, 76, 78] đề cập tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trải qua xạ trị tắc mạch qua đường động mạch gan (TARE). 2 nghiên cứu [33, 46] so sánh chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trải qua TACE và TARE. 1 nghiên cứu [16] đề cập tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tắc mạch so với bệnh nhân trải qua cắt đốt hoặc phẫu thuật cắt bỏ.

Về chất lượng cuộc sống tổng quát: Sau lần đầu can thiệp nút mạch gan- TE (bao gồm: TACE thường quy, DEB-TACE, TARE) ở các bệnh nhân, CLCS đều bị suy giảm đáng kể [30, 35, 39, 46]. Thêm vào đó, chất lượng cuộc sống không bị thay đổi ở các lần TACE tiếp theo khi so với lần đầu can thiệp [35]. Tuy nhiên, một số nghiên cứu không ghi nhận sự khác biệt đáng kể về CLCS trước và sau lần đầu can thiệp DEB-TACE [79], trước và sau lần đầu can thiệp TARE [78]. Xét các phương pháp TE khác nhau, lần lượt 69% và 56% trong số những BN trải qua TACE và TARE nhận thấy CLCS của họ được cải thiện [33]. Không có sự khác biệt về CLCS giữa BN trải qua TACE thường quy và BN trải qua DEB-TACE [35], giữa BN lần đầu trải qua TACE và BN lần đầu trải qua TARE [46], BN đã từng trả qua TARE và BN chưa từng trải qua phương pháp điều trị này [76]. Khi so sánh với các can thiệp khác, một nghiên cứu báo cáo không có sự khác biệt đáng kể nào giữa BN trải qua nút mạch gan và BN trải qua phẫu thuật cắt bỏ gan [16].

Về chất lượng cuộc sống thể chất: Khả năng thích ứng với cơn đau thể xác tốt hơn ở bệnh nhân đã từng trải qua ít nhất 1 lần TACE so với bệnh nhân chưa từng trải qua can thiệp này [76]. Sau lần đầu can thiệp TE (TACE thường quy, DEB-TACE, TARE) ở các bệnh nhân, CLCS thể chất đều bị suy giảm đáng kể [30, 35, 39, 46]. Ngoài ra, điểm chức năng thể chất được báo cáo giảm mạnh hơn ở BN sử dụng vi cầu loại nhỏ so với BN sử dụng vi cầu loại lớn trong can thiệp DEB-TACE [30].

Về chất lượng cuộc sống tâm lý, xã hội: Sau lần đầu can thiệp TE (với một trong các hình thức: TACE thường quy, DEB-TACE, TARE) ở các bệnh nhân, CLCS về khía cạnh tâm lý và khía cạnh xã hội đều bị suy giảm đáng kể [39, 46].

45

Về các triệu chứng: Đa số các triệu chứng bệnh đều trở nên nặng nề hơn sau lần đầu can thiệp TACE [39, 46]. Triệu chứng sốt, đau đớn, buồn nôn/nôn gia tăng sau can thiệp TACE lần đầu [35]. Triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn/nôn, đau đớn, khó thở, vàng da, sốt, đau bụng nặng hơn sau lần DEB-TACE đầu tiên [30]. Các điểm triệu chứng (trừ chứng mất ngủ và vàng da) tăng đáng kể sau lần TARE đầu tiên [46]. Bệnh nhân trải qua thuyên tắc mạch có tỷ lệ gia tăng các triệu chứng đau vai, khó thở, chán ăn thấp hơn đáng kể BN trải qua điều trị cắt đốt [16].

Một phần của tài liệu Tổng quan hệ thống về đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)