Các quy định về hoạt động thận trọng bao gồm tỷ lệ vốn/ tài sản cho vay đảm bảo đạt trên một mức tố

Một phần của tài liệu Số cuộc khủng hoảng nợ trên thế giới từ 1980 trở lại đây (Trang 64 - 70)

III/ Khủng hoảng nợ Đôn gÁ

10 Các quy định về hoạt động thận trọng bao gồm tỷ lệ vốn/ tài sản cho vay đảm bảo đạt trên một mức tố

sản sẽ tăng lên. Khi lượng đầu tư tăng làm tăng cầu thì giá bất động đúng là đi lên như kỳ vọng. Bong bóng giá cả hình thành. Các tổ chức tài chính khi cho vay để đầu tư vào bất động sản cũng sẵn sàng tiếp tục cho vay vì thấy “quá an toàn” (đất lại được dùng làm tài sản thế chấp và giá đất lại tăng lên). Bong bóng giá cả phình ngày một lớn thì sẽ đến lúc bị vỡ; tức là đến khi các nhà đầu tư bắt đầu nhận thấy có lẽ tình hình thực tế xả ra không đúng với kỳ vọng. Một quá trình ngược lại với quá trình trên diễn ra. Mọi người bán tài sản vì kỳ vọng giá tài sản sẽ giảm. Tài sản được bán ra ồ ạt nên giá tài sản đúng là giảm xuống. Các ngân hàng nhận thấy giá trị tài sản thế chấp giảm xuống nên không cho vay nữa và đòi những khoản cho vay cũ về. Các nhà đầu tư, do phải hoàn trả nợ vay, nên càng phải đẩy mạnh việc bán tài sản. Giá tài sản vì vậy sụp đổ, và thường giảm xuống dưới cả mức cân bằng đầu tiên.

- Hệ thống tài chính yếu kém và niềm tin của công chúng giảm sút: Hệ thống nhận diện- tài chính là một lĩnh vực nhạy

cảm và chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro và chỉ cần một tổn thương nhỏ trong hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng gây nên những tác động lớn đối với nền kinh tế. Sự mất cân đối bên trong và bên ngoài cũng như việc duy trì quá lâu tỷ giá hối đoái cố định, đã tạo nên nhiều kẽ hở trong hoạt động của

hệ thống ngân hàng ở các nước này. Để duy trì tốc độ tăng trưởng nóng và tỷ giá hối đoái cố định, ngân hàng các nước phải vay nóng ngân hàng nước ngoài, dẫn đến giới hạn nguy hiểm khi tỷ lệ nợ vượt xa tỷ lệ dự trữ ngoại tệ trong nước. Trong khi đó, chính phủ một số nước như Hàn Quốc, Malaysia và Indonesia đều có khuynh hướng che chở các công ty lớn tránh khỏi phá sản (nhất là các Chaebol - tập đoàn lớn mang tình gia đình ở Hàn quốc và Indonesia). Các bảng kê khai tài chính của các ngân hàng Châu Á và các công ty bị giấu kín, hoặc bị sửa chữa, đã bị mất hoặc cung cấp các thông tin thiếu chuẩn xác, kịp thời cho việc điều hành vĩ mô của chính phủ. Tình trạng thua lỗ của các NHTM Thái Lan nhờ vậy mà được giấu kín suốt từ 1992- 1995. Sau lời tuyên bố từ chức của bộ trưởng tài chính vào tháng 6/1997, sự mất niềm tin của giới kinh doanh tăng lên và làm cho TTCK Bangkok giảm xuống mức thấp nhất.

- Năng lực xử lý khủng hoảng yếu kém: Nếu như các nhà

lãnh đạo nhận thấy rằng khi mới bị tấn công tiền tệ thì lập tức phải thả nổi đồng tiền, một phần vì họ cố sức bảo vệ tỷ giá để đến nối cạn kiệt cả dự trữ ngoại hối chính phủ nên càng làm cho tấn công đầu cơ thêm kéo dài.

- Dòng vốn nước ngoài: Trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra,

chính sách tiền tệ nới lỏng và việc tự do hóa tài chính ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản cuối thập niên 1980 đã khiến cho tính thanh khoản toàn cầu trở nền cao quá mức. Các nhà đầu tư ở các trung tâm tiền tệ nói trên của thế giới tìm cách thay đổi danh mục tài sản của mình bằng cách chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài. Trong khi đó, các nước châu Á lại thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vốn, chế độ tỷ giá cố định và lãi suất ở các nước châu Á cao hơn ở các nước phát triển. Chính vì thế, các dòng vốn quốc tế đã ồ ạt chảy vào các nước châu Á. Từ năm 1990 đến 1997, lượng vốn tư nhân chảy vào các nước đang phát triển tăng 5 lần từ 42 tỷ USD lên 256 tỷ USD. Đông Á là nơi thu hút một lượng lớn dòng vốn này, chiếm tới 60% trong nửa đầu thập niên 90 (theo NHTG 1998).

Bảng 1: Vốn tư nhân nước ngoài chảy vào 5 nước Đông Á (Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines) giai đoạn 1991- 96 - Tỷ USD 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Vốn tư nhân ròng 24,8 29,0 31,8 36,1 74,2 65,8 Đầu tư trực tiếp ròng 6,2 7,3 7,6 8,8 7,5 8,4 Đầu tư chứng 3,2 6,4 17,2 9,9 17,4 20,3

khoán ròng Vay thương mại và đầu tư khác

15,4 15,3 7,0 17,4 49,2 37,1

Viện trợ chính thức ròng

4,4 2,0 0,6 0,3 0,7 -0,4

Nguồn: NHTG, “World Economic Outlook”, 5/1998 và 3/2000.

Dòng vốn chảy vào đã tạo nên sự bùng nổ tín dụng trong khu vực. Trong thập niên 1990, tín dụng ngân hàng cấp cho khu vực tư nhân tăng lên nhanh chóng. Tới cuối năm 1996, tổng giá trị nợ tài chính của khu vực tư nhân trên GDP lên tới hơn 140% ở Hàn Quốc và Thái Lan. Mức cung tiền M2 ở Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Indonesia tăng gần 20%/năm trong năm 1996 và 1997. Nợ nước ngoài của Thái Lan năm 1996 là 90 tỷ USD, của Philippines là 40 tỷ USD, của Indonesia lên tới 133 tỷ USD, của Hàn Quốc lên tới 168 tỷ USD. Nợ nước ngoài khi đến hạn tất yếu sẽ gây sức ép rất nặng nề cho hệ thống NHTM, cầu ngoại tệ sẽ tăng đột biến, sức ép phá giá đồng bản tệ gia tăng.

Bảng 2: Nợ tài chính của khu vực tư nhân so với GDP (%)

1991 1992 1993 1994 1995 1996

Korea 103.1 110.7 121.3 128.8 133.5 140.9 Thailand 88.6 98.4 110.8 128.1 142.0 141.9 Nguồn: Radelet và Sachs (1998).

- Cục diện thế giới thay đổi: Nhật Bản, một trong những thị

trường xuất khẩu lớn nhất của các nước châu Á bị trì trệ từ đầu thập niên 1990. Nhân dân tệ được định giá thấp so với đôla Mỹ từ năm 1994 cùng nhiều nhân tố khác làm cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn so với hàng xuất khẩu cùng loại của Đông Nam Á. Trong khi đó, nền kinh tế của Mỹ đang được khôi phục lại sau tình trạng suy thoái đầu những năm 1990, FED dưới sự lãnh đạo của Alan Greenspan bắt đầu nâng lãi suất của Mỹ lên để ngăn chặn lạm phát. Việc này làm cho Mỹ trở thành một thị trường hấp dẫn đầu tư hơn so với các nước ở Đông Á, và do đó hấp dẫn những luồng vốn đầu tư ngắn hạn thông qua lãi suất ngắn hạn cao và làm tăng giá đồng Đô la Mỹ. Và do đồng tiền của các nước Đông Nam Á được neo vào đô la Mỹ, nên xuất khẩu của các nước này trở nên kém cạnh tranh. Từ năm 1996, tăng trưởng trong xuất khẩu của Đông Nam Á giảm xuống một cách nhanh chóng, làm suy yếu tài khoản vãng lai của họ.

Một phần của tài liệu Số cuộc khủng hoảng nợ trên thế giới từ 1980 trở lại đây (Trang 64 - 70)