III/ Khủng hoảng nợ Đôn gÁ
1. Diễn biến: Cho đến năm 1997, châ uÁ thu hút gần một nửa tổng số
vốn nước ngoài dành cho những nước đang phát triển. Các nền kinh tế Đông Nam Á có tỷ lệ lợi tức cao đặc biệt có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm tỷ lệ hoàn vốn cao. Kết quả là nhiều nền kinh tế trong khu vực thu nhận được một lượng lớn "tiền nóng" (hot money), điều này đã khiến giá tài sản tăng vọt mạnh mẽ.
Cùng lúc, nhiều nền kinh tế khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore và Hàn Quốc có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng, đạt được 8–12% GDP liên tục trong khoảng thời gian cuối thập niên kỷ 1980 và đầu thập niên kỷ 1990. IMF và WB đã cho rằng đây là một phần phép lạ của kinh tế Đông Nam Á. Tuy nhiên, những dấu hiệu khủng hoảng kinh tế - tài chính bắt đầu nổ ra ở Thái Lan. Ngày 2/7/1997, ngân hàng TW Thái Lan tuyên bố thả nổi đồng Baht, chấm dứt một thời kì dài duy trì chế độ tỷ giá hối đoái gần như cố định so với đồng USD. Tỷ giá hối đoái Baht/ USD năm 1991 là 25,28, năm 1992: 25,32, năm 1993 là 25,54, năm 1994: 25,09, năm 1995 : 25,19, năm 1996: 25,61[ 1, tr.21]8. Ngay khi đồng Baht bị tuyên bố thả nổi, nó đã mất giá 20%. Tháng 1/1998, tỷ giá hối đoái đạt mức 53 Baht/ USD. Đến ngày 11/7/1997, Philippines cũng tuyên bố thả nổi đồng Peso. Một tháng sau đó, Malaysia cũng tuyên bố không can thiệp vào thị trường hối đoái ( thực chất là thả nổi đồng Ringgit). Ngày 14.8.1997, Indonesia tuyên bố thả nổi đồng Rupiah. Tại Hàn Quốc, năm 1996, tỷ giá bình quân đồng Won là 844,2 won/ USD thì ngày 30.9.1997 là 914,8 Won/ USD, ngày 14.12.1997 đồng Won được thả nổi. Ngày 23.12.1997 đạt kỉ lục 200 Won/ USD [1,tr.142].
2. Dấu hiệu: