1. Diễn biến
Liên tục trong 10 năm của thập niên 1990, Argentina đã thực hiện các chương trình tái cấu trúc nền kinh tế rất mạnh mẽ, nổi bật nhất là chương trình tư hữu hóa hàng loạt doanh nghiệp quốc doanh bước đầu đã đem lại một lượng dự trữ ngoại tệ khá lớn cho quốc gia này. Nguồn thu từ chương trình tư hữu hóa cùng với việc vay nợ nước ngoài đã giúp Chính phủ Argentina ổn định giá trị của đồng nội tệ. Tất cả điều này đã làm nền tảng cho các tăng trưởng diệu kỳ sau đó. Hệ quả
đương nhiên là dòng vốn quốc tế chảy ồ ạt vào Argentina. Trong khi đó, chính phủ Argentina đã tận dụng uy tín đang lên của quốc gia để liên tục vay nợ nước ngoài và cứ như thế các khoản nợ nước ngoài âm thầm tăng lên dần, bắt đầu là ngưỡng an toàn từ tỉ lệ nợ dưới 50% GDP (35% trong năm 1995 cho đến gần 65% năm 2001). Khoản nợ nước ngoài này dẫn đến hậu quả tai hại là làm chính phủ mất đi sức đề kháng trước những rủi ro trong thâm hụt ngân sách vì chính phủ cho rằng đã có nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào và cả bằng vay nợ nữa. Theo WB, ngưỡng an toàn đối với các nước đang phát triển là tỉ lệ nợ nước ngoài phải dưới 40%/GDP. Thế nhưng còn một yếu tố quan trọng mà chính phủ các nước không chú trọng là lãi suất thực phải trả và nếu tính đến lãi suất thực trong khoảng từ 7-10% thì đó lại là một khoản nợ khổng lồ. Argentina bắt đầu rơi vào khủng hoảng tài chính, khi mà nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu giảm đi và cùng với đó là các khoản nhập khẩu tăng lên liên tục thì mọi thứ đều dần bộc lộ. Khi kinh tế quá lệ thuộc vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô, khi mà nguồn tài nguyên này cạn kiệt có thể sẽ kéo theo các tan vỡ về những ảo tưởng trước đó. Từ những năm 1999, Argentina đã bắt đầu gặp phải những mất cân đối trong chi tiêu ngân sách. Do đã tư hữu hóa ào ạt các doanh nghiệp quốc doanh trong thời gian trước đó, chính phủ giờ đây đã không còn nguồn thu nào khác ngoài thuế để bù đắp thâm hụt, đó là chưa kể vấn đề còn bị trầm trọng thêm bởi chính phủ liên tục phải trả nợ cho các hóa đơn vay nợ nước ngoài trước đây. Moody's và S&P
đã hạ thấp điểm xếp hạng tín nhiệm quốc gia Argentina, các chỉ số niềm tin liên tục sút giảm. Đỉnh điểm là khi IMF lại ngưng không hỗ trợ tín dụng cho Argentina thì khủng hoảng kinh tế là điều tất yếu phải xảy đến sau đó. Năm 2000, Argentina thông báo kế hoạch cắt giảm chi tiêu. Đến tháng 11/2001, người dân Argentina đã ồ ạt rút 1,2 tỷ USD từ tài khoản ngân hàng, tháng 12/2001, chính Phủ ra hạn mức rút tiền là 1000 USD/tháng và thay các khoản tiền gửi bằng trái phiếu chính phủ thời hạn 10 năm. Sau đó, đến tháng 1/2002, thả nổi tiền, Peso mất giá 29%, USD/peso = 1,4, sang tháng 2/2002, USD/peso=2,6, người dân Argentina rút 100 triệu USD khỏi ngân hàng mỗi ngày, chính Phủ phải ra hạn mức rút tiền mới là 500 USD/tháng. Tháng 3/2002, tài sản ngân hàng được chuyển đổi sang đồng Peso, các ngân hàng lỗ khoảng 10-20 tỷ USD, tỷ giá USD/peso=3,75, các ngân hàng bắt đầu thiếu tiền mặt trầm trọng và đến tháng 4/2002, các ngân hàng được yêu cầu đóng cửa vô thời hạn.
2. Nguyên nhân
• Cơ chế hội đồng tiền tệ: sự kéo dài kiểm soát ngoại tệ của
Chính Phủ và chế độ tỷ giá cố định cùng với sự can thiệp của NHTW đã góp phần gây ra khủng hoảng ở Argentina. Vào đầu những năm 90, Argentina áp dụng một số chính sách nhằm làm giảm lạm phát như áp dụng chính sách tỷ giá 1 peso= 1USD. Ngoài ra, còn mức cung tiền bằng dự trữ ngoại tê, đồng peso hoàn toàn có thể chuyển đối. Việc
áp dụng một loạt chính sách này làm nhà đầu tư nước ngoài tăng cao tỷ lệ lạm phát giảm, tăng trưởng kinh tế cao đạt trung bình từ 6,1% từ năm 1991 đến 1997. Tuy nhiên, việc kéo dài kiểm soát ngoại tệ của chính phủ đã khiến tỷ giá trở nên cứng nhắc và Argentina phải phụ thuộc vào FED khi đưa ra lãi suất của mình. Theo đó, NHTW không có khả năng điều hành chính sách tiền tệ, trong khi khoản nợ của chính phủ lên cao 150 tỷ USD không có khả năng thanh toán được.
• Tác động từ bên ngoài: Mexico là đối tác lớn nhất của
Argentina, vì thế khi cuộc khủng hoảng tại Mexico xảy ra thì Argentina cũng chịu một phần ảnh hưởng. Mexico phá giá đông Peso của mình dẫn tới đồng đô la Mỹ lên giá làm đồng peso của Argentina lên theo. Cùng lúc đó, Brazil, một đối tác kinh tế quan trọng của Argentina cũng phá giá đồng Real vào năm 1999, điều này dẫn tới tính cạnh tranh xuất khẩu giảm mạnh. Kết quả là các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về tình hình kinh tế Argentina khi mà nợ của chính phủ cao cộng thêm tỉ lệ thất nghiệp cao (12%) cộng thêm các khoản nợ đã đáo hạ nên dần dần rút vốn đầu tư.
• Hiệu ứng đám đông: dưới những tình hình như trên, tâm
lý sợ hãi bắt đầu lan ra, dân chúng mất lòng tin vào chính phủ và hệ thống ngân hàng. Chỉ trong vòng từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2001 dân chúng đã rút 15 tỷ USD trong hệ thống ngân hàng.
• Thâm hụt ngân sách quá mức: Tỷ lệ chi ngân sách/GDP
tăng từ 27% năm 1997 lên 30% vào năm 2000 do tỷ lệ thất nghiệp (ở mức 12%) không giảm Thâm hụt ngân sách được tài trợ bằng vay nợ thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ càng làm nợ chính phủ tăng mạnh. Mặt khác chính phủ lại dùng dự trữ trong hệ thống ngân hàng để bù đắp cho thâm hụt ngân sách, đồng thời tạo sức ép lên tỷ giá hối đoái.
3. Tác động và giải pháp:
Cuộc khủng hoảng Argentina đã làm mất 1,85 tỷ USD trong năm tài chính 2001, GDP giảm 4%. Khoản nợ chính phủ 155 tỷ USD không có khả năng chi trả. Người dân đồng loạt rút tiền khỏi ngân hàng, chính phủ ra lệnh đóng băng tài khoản tiền gửi và đặt mức tôi đa được rút tiềnl à 1000$/ tháng, lãi suất tăng vọt. Cơ chế hội đồng tiền tệ được xóa bỏ, đồng peso bị phá giá từ 1 peso/ USD lên 4 peso/USD, giảm phát xuất hiện và nền kinh tế rơi vào suy thoái. Nhiều ngân hàng và doanh nghiệp
đứng trên bờ vực phá sản. Hàng loạt nhà đầu tư rút vốn, việc bán trái phiếu cho nước ngoài trở nên khó khăn, đồng thời các khoản nợ đến kỳ đáo hạn và nợ chính phủ rơi vào khủng hoảng. Chính phủ buộc phải tìm nguồn tài trợ khác như buộc các ngân hàng và quỹ lương hữu nội địa mua trái phiếu, cổ phiếu và đàm phán để vay của IMF. Tòa án xóa bỏ lệnh đóng băng tài khoản của chính phủ, tiền được rút ra buộc NHTW phải in tiền để tạo tính thanh khoản cho các NHTM. Tuy nhiên, may mắn là cuộc khủng hoảng này nhanh chóng được giài quyết nên không lây lan ra khu vực và thế giới vì đã được thị trường dự báo và rút kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính 97- 99 và các nước cũng thực hiện các chính sách tài chính thận trọng hơn, giảm lạm phát, duy trì tỷ giá hối đoái linh hoạt, tăng dự trữ và giảm nợ ngắn hạn.