Tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008: Cuộc khủng hoảng này đã trỏ thành cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong một thế

Một phần của tài liệu Số cuộc khủng hoảng nợ trên thế giới từ 1980 trở lại đây (Trang 94 - 97)

V/ Khủng hoảng tài chính toàn cầu

3. Tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008: Cuộc khủng hoảng này đã trỏ thành cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong một thế

hoảng này đã trỏ thành cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong một thế kỷ qua.

Nền kinh tế Mỹ suy thoái nặng nề, đặc biệt là hệ thống tài chính bị chao đảo: Sự đình trệ cả hai mặt cung và cầu sẽ làm kinh

tế Mỹ suy thoái nặng. Theo IMF, năm 2008 kinh tế Mỹ phát triển 1,6% và năm 2009 gần như không tăng trưởng (0,1%). Năm 2008,

Mỹ đã nợ lên tới 10.000 tỉ USD, một món nợ khổng lồ trong lịch sử nhân loại. Lợi nhuận của các ngân hàng Mỹ giảm từ 35,2 tỷ đô la xuống còn 5,8 tỷ đô la trong quý IV/2007, giảm 83% so với cùng kỳ năm trước. Tổn thất tính đến tháng 8/2008 về tín dụng và liên quan đến cho vay dưới tiêu chuẩn bởi các tổ chức tài chính toàn cầu là khoảng 500 tỷ đô la. Số ngân hàng đổ vỡ mà FDIC phải chi trả năm 2008 đến tháng 4/2009 là 54 ngân hàng. Các ngân hàng rất dè chừng trong việc cho vay, làm ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp và đến khả năng chi tiêu của dân chúng. TTCK thì suy giảm nghiêm trọng, cổ phiếu mất giá và giá bất động sản giảm mạnh, thị trường không có người mua, ngân hàng bị đóng băng, bảo hiểm không bán được, doanh nghiệp mất dần khả năng thanh khoản dẫn và thanh toán. Tất cả đều bị đảo chiều, sụp đổ hoặc sự sụp đổ và phá sản của người trước dẫn đến sự sụp đổ của người sau.

Tâm lý sợ hãi hiện lan rộng trên TTTC và mất niềm tin vào

lãnh đạo Người dân không còn tin tưởng vào hệ thống ngân hàng

nên không dám gửi tiền cũng như đầu tư. Đặc biệt, người dân mất lòng tin ở những nhà lãnh đạo các tổ chức tài chính, nhất là Quốc Hội và Tổng thống. Sự tuột dốc trong niềm tin giành cho những nhà lãnh đạo kinh tế mới là điều đáng lo ngại. Điều này sẽ dẫn đến sự hoảng loạn và bất ổn định ở Mỹ và nhiều nước khác. Trong khi đó, trong những năm gần đây, những doanh nghiệp tài chính đâm

đầu vào một cuộc cạnh tranh tàn khốc để bù chi phí quản lý tiền của khách hàng bằng cách cung cấp doanh thu ngắn hạn cao quá mức hợp lý, điều này đã khiến nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp đánh mất tầm nhìn về độ quan trọng của việc bảo vệ những khoản đầu tư dài hạn của khách hàng và mức độ an toàn tài chính cho những khoản đầu tư đó, đánh giá thấp rủi ro và lựa chọn đầu tư quá mức – tỉ lệ nợ so với tài sản là gấp 35 lần.

Tình trạng thất nghiệp sẽ gia tăng: Tại Mỹ con số thất nghiệp đã lên tới 9,5%, tại khu vực châu Âu là là 9,8%, riêng tại Đức - đầu tàu kinh tế Châu Âu đã là 9% và ở Nhật là 5,5 %. Tình trạng thất nghiệp sẽ là thách thức đối với các nước khi mà thất nghiệp cao sẽ tạo sức ép lên ngân sách chính phủ để hỗ trợ tiền trợ cấp. Trong khi đó, ngân sách của các nước hiện nay có xu hướng thâm hụt cao. Đời sống nhân dân cũng trở nên điêu đứng khi mà lương hàng tháng hầu như không tăng còn giá cả của tất cả các mặt hàng thiết tăng mạnh, người tiêu dùng mất thăng bằng trong chi tiêu, các loại tài sản rớt giá thảm hại , mất nhà ở…làm cho mọi nỗ lực huy động vốn của các NHTM và ngân hàng đầu tư đều thất bại.

Nguy cơ khủng hoảng nợ công sau khủng hoảng kinh tế: Tổng

số nợ công trên thế giới đã lên đến mức 35000 tỷ USD. Tình hình nợ công không chỉ diễn ra tại các nước nhỏ mà các nước lớn những đầu tàu kinh tế thế giới như Mỹ đã nợ tới 11500 tỷ USD, nợ của

Nhật là 10000 tỷ USD gấp đôi GDP của nước này. Thâm hụt ngân sách Mỹ sẽ vượt quá 2000 tỷ USD vào năm 2012. Nguy cơ đối với nền kinh tế Mỹ còn lớn hơn nếu các nhà đầu tư Mỹ bán ồ ạt đồng USD vì sẽ dẫn đến kinh tế Mỹ khó mà khôi phục lại được trong thời gian ngắn. Thâm hụt ngân sách của Canada trong năm tài khóa 2009-2010 đã buộc chính phủ nước này tuyên bố các biện pháp thắt chặt ngân sách để cân bằng ngân sách. ( phụ lục 3)

Một phần của tài liệu Số cuộc khủng hoảng nợ trên thế giới từ 1980 trở lại đây (Trang 94 - 97)