Tác động của cuộc khủng hoảng

Một phần của tài liệu Số cuộc khủng hoảng nợ trên thế giới từ 1980 trở lại đây (Trang 40 - 43)

I/ Cuộc Đại Khủng Hoảng

3.Tác động của cuộc khủng hoảng

Kinh tế Mỹ sụt giảm mạnh: Những hoạt động kinh tế bắt đầu suy

giảm từ mùa hè năm 1929 và đến năm 1933, GDP của Mỹ giảm hơn 25%, xóa đi mọi thành quả kinh tế đạt được của 1/4 thế kỷ trước đó. Sản lượng công nghiệp bị tác động mạnh nhất, giảm đến 50%, số nhà xây mới giảm 80% từ năm 1929 tới năm 1932. Nền kinh tế suy thoái liên tục đến năm 1933 thì bắt đầu cải thiện trong vòng 4 năm cho đến 1937. Sau đó tiếp tục có những giai đoạn điều chỉnh lên xuống nhưng cho đến 1940 mới đạt lại mức sản lượng

kinh tế trước suy thoái. Sau đó kinh tế theo chiều hướng đi lên, nhưng phải đến gần 10 năm sau tức là năm 1939 mới đạt lại được giá trị GDP của năm 1929.

Đời sống nhân dân điêu đứng: Tình trạng thất nghiệp gia tăng

mạnh mẽ. Năm 1933, Mỹ đã có 17 triệu người thất nghiệp, đó là chưa kể vô số nông dân bị phá sản, phải bỏ ruộng vườn đi ra thành phố sống lang thang. Ở Anh, năm 1931, có 3 triệu người thất nghiệp. Ở các nước khác cũng xảy ra tình trạng ấy. Đi cùng nạn thất nghiệp là việc tiền lương giảm xuống rất nhiều. Ở Mỹ, lương công nhân công nghiệp chỉ còn 56 %. Ở Anh lương giảm còn 66%; ở Pháp lương giảm từ 30 đến 40%. Ở Pháp, mức thu nhập của nông dân giảm 2,7 lần và hàng vạn nông dân bị vỡ nợ và phá sản. Đời sống của nhân dân lao động rất cùng cực, năm 1931, riêng thành phố New York có hàng nghìn người chết đói. Do bị đẩy đến bước cùng cực, công nhân và nhân dân lao động nổi dậy đấu tranh. Ở Mỹ năm 1930 có 2 vạn công nhân biểu tình thị uy, từ năm 1929- 1933, có 3 triệu rưỡi công nhân tham gia bãi công. Ở Đức, năm 1930, 15 vạn công nhân bãi công, năm 1933, 35 vạn công nhân mỏ bãi công. Khủng hoảng kinh tế làm cho mâu thuẫn giai cấp giữa tư bản và vô sản, giữa nông dân lao động với địa chủ, phú nông trở nên gay gắt. Và một cao trào cách mạng mới lại đến thì giai cấp thống trị các nước tư bản phải tăng cường chuyên chính, hạn chế tự do dân chủ và ở một số nước, phải đi tới biện pháp cực đoan là

thiết lập chế độ phát xít. Khủng hoảng kinh tế thế giới cũng làm cho mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thị trường trở nên cực kì gay gắt. Các đế quốc tích cực chuẩn bị chiến tranh để chia lại thế giới. Chiến tranh thế giới thứ hai vì thế cuối cùng đã bùng nổ.

Hệ thống ngân hàng chao đảo: hàng loạt người gửi tiền đi rút làm

cho các ngân hàng trở nên hoảng loạn. Nhiều ngân hàng không chịu được sức ép này đã buộc phải sáp nhập, số lượng ngân hàng tại Mỹ giảm 35% trong giai đoạn 1929 đến 1933. Từ năm 1929 tới năm 1932, đã có 9.000 ngân hàng phá sản, riêng tháng 11 năm 1930 đã có 250 ngân hàng vỡ nợ với 180 triệu đô la tiền gửi và tiếp theo là 532 ngân hàng vỡ nợ với trên 200 triệu đô la tiền gửi trong tháng 12, trong đó đặc biệt quan trọng là vụ vỡ nợ của NHTM lớn nhất thời đó là Bank of the United States. Người bỏ tiền vào ngân hàng mất sạch. Niềm tin vào thị trường và vào ngân hàng hoàn toàn suy sụp. Tín dụng gần như không còn để cung ứng cho sản xuất, sản xuất do đó tuột dốc thê thảm, thu nhập giảm gần một nửa.

Đồng tiền mất giá nghiêm trọng: Đồng Bảng Anh mất giá

nghiêm trọng trên thị trường quốc tế và thị trường nội địa từ giữa cuối năm 1930. Sau những cố gắng trong tuyệt vọng đã bị phá giá vào tháng 9/1931 - với tỷ lệ phá giá 33% cùng với tuyên bố của chính phủ Anh hủy bỏ chế độ chuyển đổi Bảng Anh ra vàng. Khi đồng Bảng Anh phá giá thì mũi nhọn của cuộc khủng hoảng hướng

vào USD, trước sức ép nặng nề của cuộc khủng hoảng Bảng Anh, giới đầu cơ chuyển hướng tấn công vào kho dự trữ vàng của Mỹ. Tháng 3/1933, tổng thống Hoa Kỳ ra đạo luật đình chỉ chuyển đổi USD ra vàng, từ đó làm cho đồng USD ngày càng mất giá thêm, tháng 1/1934 tổng thống Mỹ chuẩn y đạo luật của Hạ viện: “Quốc hữu hoá dự trữ vàng”. Tháng 11/1934 chính phủ Mỹ tuyên bố phá giá đồng USD với tỷ lệ 41%. Hàm lượng vàng của USD giảm từ 1,5046g xuống còn 0,8867g .

Một phần của tài liệu Số cuộc khủng hoảng nợ trên thế giới từ 1980 trở lại đây (Trang 40 - 43)