Các biện pháp khắc phục: Hàng loạt các nước và nền kinh tế tuyên

Một phần của tài liệu Số cuộc khủng hoảng nợ trên thế giới từ 1980 trở lại đây (Trang 97 - 100)

V/ Khủng hoảng tài chính toàn cầu

4. Các biện pháp khắc phục: Hàng loạt các nước và nền kinh tế tuyên

bố áp dụng các gói cứu trợ và kích thích kinh tế với tổng dự toán lên tới hơn 3.000 tỉ USD chiếm từ 5% đến 30% GDP của các nước này (gói cứu trợ của Mỹ có thể lên tới 2.500 tỉ USD; Anh: 850 tỉ USD; Liên minh châu Âu (EU): 200 tỉ USD; Nhật Bản: 255 tỉ USD; Đài Loan: 127,5 tỉ USD; Hàn Quốc: 141 tỉ USD...).

Tại Mỹ, gói kích cầu thứ nhất 700 tỷ USD đã được tổng thống G. Bush và gói kích cầu thứ 2 là 787 tỷ USD do tổng thống B. Obama thông qua để cứu trợ nền kinh tế. FED cũng đã có những hành động vượt ngoài cả quyền và nhiệm vụ của mình khi cứu trợ cho không chỉ ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm mà còn cả các công ty bằng cách mua thương phiếu (tín dụng ngắn hạn) để công ty có tín dụng làm ăn. Tháng 9-2008, Bank of America nhận được khoản tiền trợ cấp đầu tiên của chính phủ là 25 tỉ USD và 20 tỉ USD vào cuối tháng 12-2008. Citigroup đã nhận được

45 tỉ USD từ gói giải cứu tài chính của chính phủ nước này, tiếp đến, thông qua kế hoạch biến 25 tỉ USD từ khoản vốn hỗ trợ tài chính đã được bơm vào dưới dạng cổ phiếu ưu tiên chuyển sang thành cổ phiếu thường. Đối với Tập đoàn Bảo hiểm quốc tế Mỹ AIG - hãng bảo hiểm lớn nhất của Mỹ, chính phủ Mỹ đồng ý bơm 30 tỉ USD, nếu tính cộng gộp cả số tiền cứu trợ 40 tỉ USD mà AIG nhận được trước đó, thì số tiền AIG được nhận đã chiếm tới 10% số tiền trong số vốn cứu trợ. Với ngành công nghiệp ôtô, FED hỗ trợ 17,4 tỉ USD cho các hãng sản xuất ôtô đang gặp khó khăn. Trong lĩnh vực thị trường bất động sản, chính phủ Mỹ đã đưa ra nhiều biện pháp trong đó có một chiến dịch cắt giảm liên tục lãi suất của các quỹ dự trữ liên bang... Ngày 09/10/2008 cùng với Mỹ, NHTW của các nước lớn giảm lãi suất ngắn hạn hàng loạt (Mỹ còn 1,5%, khối Euro 3,75%...). Nỗ lực này có mục đích giảm phí tổn điều động vốn của ngân hàng, giảm phí tổn vay vốn của doanh nghiệp và người tiêu thụ nhằm kích thích sản xuất và chi tiêu. Các nước cũng đã can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối để tránh sự biến động đột ngột trong tỷ giá các đồng tiền chính. Để giảm sự lo âu cho những người gửi tiết kiệm ở ngân hàng với số tiền lớn, chính phủ đã nâng mức bảo hiểm số tiền gửi từ 100.000 USD lên 250.000 USD trong đầu tháng 10/2008. Ban quản trị Liên bang cũng bắt đầu những nỗ lực tiếp theo để giúp đỡ những chủ hộ gặp khó khăn thông qua việc tái cấp vốn cho những khoản thế chấp có lãi suất điều chỉnh nếu họ chưa thanh toán được 3 tháng lãi thế chấp trong vòng 12 tháng qua hay mất khả năng

thanh toán vì mất việc, giảm lương và gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, FED cũng đã phối hợp các NHTW G-10 tiếp tục phối hợp chặt chẽ và xem xét và giải quyết những khó khăn trong khả năng thanh toán bằng tiền mặt tại các thị trường vốn. FED cũng cho xây dựng các chương trình cho vay đối với những định chế tài chính trên phố Wall, đây là một phần trong nỗ lực ngăn chặn tình trạng phá sản của các tổ chức tài chính lớn. Sau đó, hệ thống các ngân hàng lớn nhất của Mỹ đã bắt đầu báo lãi: Goldman Sachs cho biết doanh thu quý 2/2009 đạt 13,8 tỉ USD, tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái. JPMorgan Chase kiếm được 2,72 tỉ USD lợi nhuận từ tháng 4 đến tháng 6, tăng 36% so với năm 2008. Báo cáo kinh doanh trong 3 tháng qua của các đại gia ngân hàng khác cũng ấn tượng không kém như Citigroup lãi 3 tỉ USD, Bank of America lãi 2,4 tỉ USD. Đặc biêt, chứng khoán phố Wall cũng đã tăng trở lại , khi chỉ số Dow Jones tăng vọt 900 điểm, lên 9.069,29 điểm hôm 23.7; hai chỉ số khác là Nasdaq và S&P 500 cũng đạt mức tăng cao nhất kể từ đầu năm.

Tại Ai-len, chính phủ nước này cũng bơm 9 tỉ USD cho 2 ngân hàng lớn là Allied Irish Bank và Bank of Ireland. Tập đoàn Ngân hàng bất động sản khổng lồ Hypo Real Estate (HRE) của Đức cũng phải nhờ khoản cứu trợ hơn 100 tỉ USD từ Quỹ cứu trợ ngân hàng của chính phủ Đức. Trong khi đó, tại Pháp, ngành công nghiệp ô-tô sẽ nhận được các khoản vay trị giá 6 tỉ euro (7,8 tỉ USD). Hai hãng xe Volvo và Saab của Thụy Điển đã nhận được bảo đảm cho vay trị giá 3,4 tỉ USD từ chính phủ sau khi hai công ty mẹ là Ford và GM ra quyết định bán hai hãng

này. Chính phủ Italy cũng đang lên kế hoạch trợ giúp tương tự cho Fiat.

Một phần của tài liệu Số cuộc khủng hoảng nợ trên thế giới từ 1980 trở lại đây (Trang 97 - 100)