Cho vay dưới chuẩ n nguyên nhân sâu xa của sụp đổ thị trường bất động sản và cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ: Từ nhiều năm

Một phần của tài liệu Số cuộc khủng hoảng nợ trên thế giới từ 1980 trở lại đây (Trang 86 - 94)

V/ Khủng hoảng tài chính toàn cầu

2. Cho vay dưới chuẩ n nguyên nhân sâu xa của sụp đổ thị trường bất động sản và cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ: Từ nhiều năm

bất động sản và cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ: Từ nhiều năm

qua, các ngân hàng đầu tư Mỹ đã nới lỏng tối đa chính sách tín dụng cho các công ty và cá nhân mua bất động sản trả chậm. Làm nảy sinh những dòng vốn vay giá rẻ và gia tăng một lượng lớn người đi vay tiền. Trên thực tế, vốn vay rẻ sẽ làm mất đi ý thức phòng ngừa rủi ro của người đi vay. Người đi vay dễ dàng trong việc định giá lại tài sản để tiếp tục một khoảng vay mới nhằm trả cho khoản vay cũ. Bên cạnh đó, việc cung cấp tín dụng dễ dàng như: không cần tài sản thế chấp, tỷ lệ trả trước rất thấp, chỉ cần có mã số thuế. Hoạt động cho vay này thật sự không đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn để được cấp tín dụng nhưng vẫn được vay đã làm gia tăng rủi ro cho các ngân hàng, và bất động sản tăng giá họ sẽ được hưởng lợi. Về phía ngân hàng, tuy hình thức cho vay này rủi ro rất lớn, nhưng các ngân hàng vẫn chấp nhận để đổi lại một mức lãi suất rất cao. Mặt khác các công ty tài chính cũng thực hiện hình thức cho vay này một cách rộng rãi và chuyển rủi ro qua ngân hàng và nhà đầu tư thông qua một sản phẩm tài chính gọi là “mua lại các khoản nợ hay khoản phải thu”. Các công ty tài chính bán các khoản phải thu cho ngân hàng với một chiếc khấu cao, ngân hàng và các tổ chức tài chính chuyên biệt sẽ chứng khoán hoá các

khoản phải thu, nghĩa là phát hành các chứng khoán để vay tiền với lãi suất rất cao. Các loại trái phiếu này được mệnh danh là “Mortgage backed securities – MBS”, một sản phẩm tài chính phái sinh được bảo đảm bằng những hợp đồng cho vay bất động sản có thế chấp. Các tổ chức giám định hệ số tín nhiệm (Credit rating agencies) đánh giá cao loại sản phẩm phái sinh này. Và nó được các ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ hưu trí trên toàn thế giới mua mà không biết thực tế các hợp đồng cho vay bất động sản dùng để bảo đảm là không đủ tiêu chuẩn. Một lượng vốn đầu tư khổng lồ trên thế giới đã đổ vào thị trường bất động sản Mỹ và khi thị trường đóng băng vào giữa năm 2007, các vụ đổ vỡ dây chuyền đã xảy ra. Trong vài năm trở lại đây thị trường bất động sản liên tiếp hạ nhiệt, người đi vay đã không có khả năng trả được nợ lại cũng rất khó bán bất động sản để trả nợ, và kể cả bán được thì giá trị của bất động sản cũng đã giảm thấp tới mức không đủ để thanh toán các khoản còn vay nợ. Hậu quả là một số lớn hợp đồng cho vay bất động sản dùng để bảo đảm cho các trái phiếu MBS là nợ khó đòi, các trái phiếu MBS mất giá trên thị trường thứ cấp, thậm chí không còn mua bán được trên thị trường, khiến cho các ngân hàng, các nhà đầu tư nắm giữ những trái phiếu này không những bị lỗ nặng và mất cả khả năng thanh toán. Theo ước tính của nhiều chuyên gia trong 22.000 tỷ USD giá trị bất động sản tại Mỹ thì có tới hơn 12.000 tỷ USD là tiền đi vay, trong đó khoảng 4.000 tỷ USD là nợ xấu. Các nước khác cũng bắt chước Hoa Kỳ và bán ra loại trái

phiếu phái sinh MBS này trong TTTC của họ. Bear Stern, Indy Mac, Fannie Mae, Freddie Mac, Lehman Brothers, Meryll Lynch, Washington Mutual, Vachovia, Morgan Stanley, Goldman Sachs v.v. (Mỹ), New Century Financial, Northern Rock, HBOS, Bradford & Bringley (Anh quốc), Dexia (Pháp-Bỉ-Luxembourg), Fortis, Hypo (Đức-Bỉ), Glitner (Iceland) hoặc bị lung lay hoặc bị phá sản. Trầm trọng hơn nữa là những “hợp đồng bảo lãnh nợ khó đòi”- “Credit Default Swap – CDS”. Các hợp đồng này do các tổ chức tài chính và các công ty bảo hiểm quốc tế bán ra, theo đó bên mua CDS được bên bán bảo đảm sẽ hoàn trả đầy đủ số nợ cho vay nếu bên vay không trả được nợ và làm cho MBS mất giá thì sẽ được bồi thường. Bên Mỹ tổng số CDS ước tính khoảng 35.000 tỷ USD, và toàn thế giới khoảng 54.600 tỷ USD (theo ước tính của Hiệp hội “International Swap and Derivatives Association”). Trong thời kỳ hoàng kim, việc kinh doanh bảo hiểm CDS đã đem lại cho AIG nhiều món lợi khổng lồ. Tuy nhiên, chúng trở thành rắc rối chính của người khổng lồ nhưng khi thị trường bất động sản đi xuống và rủi ro tín dụng vùn vụt tăng cao thì tập đoàn tài chính và bảo hiểm hàng đầu thế giới AIG bị đổ vỡ nặng nề.

2.3Các nguyên nhân khác

Thiếu sự kiểm soát quản lý, chính sách sai lầm của chính phủ và năng lực yếu kém khi xử lý khủng hoảng qua các thể chế kinh tế tài chính: theo IMF thì nguyên nhân chính gây ra khủng

hoảng là hệ thống giám sát tài chính tỏ ra lỏng lẻo, bất lực và có quy mô quá hạn chế cùng với việc không tuân thủ kỷ luật thị trường. Từ năm 1995, khi Clinton nới lỏng quy định về nhà đất bằng cách sửa lại Luật Tái đầu tư Công cộng đã làm gia tăng sức ép lên các ngân hàng, buộc họ phải tạo điều kiện cho những người có thu nhập thấp vay tiền mua nhà. IMF cho rằng, hệ thống tài chính phi ngân hàng (shadow banking system) - một mạng lưới có độ ràng buộc lẫn nhau cực cao, gồm các ngân hàng đầu tư, các quỹ đầu cơ, các tổ chức cho vay địa ốc… - lại không nằm dưới sự giám sát của các quy chế chặt chẽ (chẳng hạn các quy định về mức độ đủ vốn) thường được áp dụng cho các NHTM. Việc các tổ chức trên ở trong tình trạng quản lý lỏng lẻo lại khuyến khích các NHTM (có các chi nhánh là các tổ chức phi ngân hàng) trốn tránh quy định về mức vốn bằng cách đẩy rủi ro vào những tổ chức này. Dần dần, hệ thống các tổ chức tài chính này bành trướng đến mức đóng một vai trò thực sự quan trọng trong hệ thống tài chính. Cuối năm 2007, một số tính toán về tài sản của những tổ chức dạng ngân hàng (bank-like institution) nằm ngoài vòng kiểm soát của các quy định chặt chẽ ở Mỹ đã lên tới gần 10.000 tỷ USD, lớn ngang với giá trị tài sản của hệ thống NHTM có kiểm soát của nước này. Mặt khác, thị trường phái sinh đã lớn hơn cả TTCK, nhưng lại không có luật lệ gì kiểm soát. Gần đây, các ngân hàng truyền thống đang mở rộng các hoạt động để trở thành các ngân hàng toàn cầu. Các ngân hàng

này thường kết hợp hoạt động của ngân hàng truyền thống và ngân hàng đầu tư và bị lôi cuốn hoàn toàn vào hoạt động của TTTC. Họ thường thu hút hầu hết số vốn của họ bằng cách bán những chứng khoán nợ ngắn hạn có giá trị cố định (các khoản tiền gửi). Trong số đó rất nhiều khoản tiền gửi bao gồm quyền đòi hoàn trả của người gửi tiền theo nguyên tắc ngang giá vào bất kỳ thời điểm nào (có tính thanh khoản cao). Ngân hàng lại đầu tư số vốn họ huy động được vào các loại chứng khoán, thường không có giá trị cố định và không bao gồm các quyền đòi hoàn trả của ngân hàng theo nguyên tắc ngang giá vào bất kỳ thời điểm nào (tính thanh khoản của các khoản đầu tư này không cao). Như vậy, ngân hàng phải gánh chịu rủi ro khi giá trị thị trường của các tài sản của họ có thể giảm xuống bằng hoặc thấp hơn giá trị các khoản nợ tiền gửi của ngân hàng đối với người gửi tiền do những thay đổi không mong đợi từ tỉ lệ lãi suất, vỡ nợ, tỉ giá hối đoái, thay đổi về quy chế, những sai phạm ...

Mất cân đối toàn cầu: Theo Paul Krugman, người đoạt giải Nobel

kinh tế 2008 và cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson, sự mất cân đối toàn cầu (global imbalances) cũng là một nguyên nhân sâu xa gây ra khủng hoảng tài chính. Ví dụ như một số quốc gia như Trung Quốc có khoản thặng dư thương mại khổng lồ trong khi một số nước khác như Mỹ thì lại thâm hụt thương mại cũng lớn không kém. Một lượng tiền dư thừa từ những quốc gia có tỷ lệ tiết

kiệm cao, như Trung Quốc và các nước xuất khẩu dầu lửa, đã chảy vào nước Mỹ. Những dòng tiền này khiến lãi suất tại Mỹ được duy trì ở mức thấp và tạo ra sự bùng nổ trong lĩnh vực cho vay tín dụng, tiếp đó là sự tăng vọt của giá các loại tài sản như nhà đất và chứng khoán. Rốt cục, khi những bong bóng này vỡ, khủng hoảng tài chính nổ ra theo.

Thất bại của CNTB và lý thuyết tự do hoá tài chính thị trường tự điều tiết: Sau 30 năm ở thế thượng phong, chủ nghĩa tự do mới

đang gặp nhiều thất bại. Cuộc suy thoái lần này phơi bày rõ nhất những mâu thuẫn và hạn chế của một triết luận kinh tế chính trị phản ánh bản chất của CNTB, một triết luận vì lợi ích của số ít chống lại số đông. Trong đó mâu thuẫn nổi lên là mâu thuẫn giữa chủ tư bản với những người lao động, trong nội bộ giới cầm quyền; mâu thuẫn giữa Đảng Cộng hòa với Đảng Dân chủ; mâu thuẫn giữa các tập đoàn xuyên quốc gia. Ngoài ra còn mâu thuẫn giữa Mỹ và EU về học thuyết và đường lối giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi (Braxin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc...) tăng lên. Khủng hoảng tài chính thuộc về bản chất của CNTB khi trong một nền kinh tế “tự do cạnh tranh”, đồng tiền được coi là thống soái. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khoảng thời gian 1948 - 1973 có thể được coi là thời hoàng kim của CNTB. Tuy nhiên, một sự phân phối tương đối công bằng không làm tăng tích lũy tư bản như CNTB mong muốn vì lợi nhuận

cá nhân là động lực của CNTB. Nền kinh tế thị trường không còn hiệu quả như trước và chính phủ đang được đặt lên trên thị trường. CNTB không giải quyết được các mâu thuẫn nội tại, cơ bản, nhất là mâu thuẫn giữa sản xuất xã hội hóa với chiếm hữu tư bản tư nhân đối với tư liệu sản xuất. Do chỉ vì lợi nhuận nên CNTB có xu hướng chỉ dựa vào quy luật cung cầu, rất khó dự báo; sản xuất thừa dẫn đến khủng hoảng, thành chu kỳ tuần hoàn. Sau 500 năm tồn tại, CNTB đã bước vào thời kỳ suy tàn, nhưng vẫn tồn tại được là nhờ kinh nghiệm thống trị, nhờ những van an toàn và phao cứu sinh, nhờ sự liên minh quốc tế để chống lại lực lượng tiến bộ. Trong khi đó, hạt nhân của học thuyết tự do mới là hạn chế đến mức thấp nhất sự can thiệp của chính phủ vào lĩnh vực kinh tế để cho nền kinh tế vận hành tự do hoàn toàn theo cơ chế thị trường đã gây ra những rủi ro tiềm ẩn. Dưới thời Tổng thống B. Clinton, chủ nghĩa tự do mới được tiếp thêm sức để vượt qua rào cản an toàn cuối cùng với việc dỡ bỏ Đạo luật Glass - Steagall, một đạo luật về chế độ kiểm soát hệ thống ngân hàng được ra đời trên cơ sở những bài học từ sự đổ vỡ trong cuộc đại khủng hoảng 1929 - 1933. Và chính sự tự do hóa kinh tế đã phần nào dẫn đến cuộc khủng hoảng này.

Các nhà đầu tư rút vốn: Thiếu hụt cán cân thanh toán nước ngoài

đã tới trên 400 tỉ USD từ năm 2000 (chiếm trên 4% GDP) và tiếp tục tăng mức thiếu hụt, đạt 811 tỉ USD vào năm 2006 (bằng 6%

GDP). Tổng tiền tiết kiệm của dân chúng vào năm 2006 chỉ có 34 tỉ USD, gần như 0% GDP, và tỉ lệ để dành thấp này chỉ khoảng 1-2% đã kéo dài từ cả chục năm nay. Đầu tư của Mỹ bằng 19% GDP, chủ yếu dựa vào lợi nhuận công ty, nhưng đến 30% số tiền đầu tư là do vay mượn nước ngoài. Mỹ đang mất vốn vì giá xuống thì đầu tư của các nền kinh tế của những nước này cũng sẽ không thể không bị cụt vốn theo. Như vậy, việc rút vốn ra khỏi Mỹ, dù chỉ một phần cũng tạo ảnh hưởng không nhỏ.

Tâm lý người dân Mỹ

- Hiệu ứng đám đông: Vì quá lạc quan về sự gia tăng tiếp theo

của giá tài sản và lợi nhuận khổng lồ, các nhà đầu tư ồ ạt nhảy vào thị trường mà không nhìn vào giá trị thực của tài sản, họ chỉ dựa vào những phân tích của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm cung cấp. Thế nhưng khi ngân hàng hàng đầu Lehman Brothers của Mỹ sụp đổ thì là mức độ tin cậy đã xuống một mức thấp nhất. Một ngân hàng tồn tại hơn 158 đã cùng người Mỹ trải qua rất nhiều khó khăn, trải qua các cuộc suy thoái cùng nước Mỹ lại sụp đổ, kéo theo đó là hàng loạt ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư cũng phá sản hay sát nhập thì là một cú sốc lớn đối với toàn bộ người dân Mỹ. Hệ thống các ngân hàng trong con mắt mọi người trở nên mong manh và dân chúng cũng mất niềm tin các ngân hàng, do đó ngân hàng rất khó vay của nhau, đặc biệt là các ngân

hàng nhỏ và yếu, công ty làm dịch vụ góp chung tiền để đầu tư vào các công cụ tài chính tương đối an toàn (money market funds) để mua tín phiếu chính phủ. Dân rút tiền ồ ạt để mua tín phiếu chính phủ vì đáng tin cậy hơn.

- Sự lầm tưởng sức mạnh của nước Mỹ và chủ nghĩa tiêu dùng: Đã từ lâu từ sau chiến tranh thế giới thứ II người dân

vẫn nghĩ họ là một quốc gia lớn mạnh với kinh tế giàu có nhất thế giới, không thể nào có thể có khủng hoảng xảy ra. Bên cạnh đó, cùng với những hình thức thanh toán mới họ đã tiêu dùng nhiều hơn trong khi bản thân họ không thể sản xuất đáp ứng được nhu cầu đó. Theo thống kê, người dân Mỹ có mức tiêu dùng nhiều nhất thế giới. Hàng năm người dân Mỹ tiêu thụ một lượng hàng hóa mà họ không có khả năng chi trả khoảng 80 tỷ USD trong khi họ không có xu hướng tiết kiệm trước khi khủng hoảng diễn ra.

Một phần của tài liệu Số cuộc khủng hoảng nợ trên thế giới từ 1980 trở lại đây (Trang 86 - 94)