Nguyên nhân dân đến mê tín dị đoan trong họcsinh dân tộc Thá iở trường

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò môn GDCD lớp 10 THPT trong việc giáo dục, phòng chông, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc thái ở trường THPT DTNT huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an (Trang 63 - 66)

Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy phần lớn các em còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ những phong tục, tín ngưỡng của dân tộc mình.

Ngoài những hình thức mê tín trên ở một số học sinh còn có niềm tin vào một số hiện tượng tự nhiên khác. Chẳng hạn như: khi thấy nhện sa trước mặt có tới 124 học sinh (chiếm 36,5%) cho rằng có tin vui hoặc khi bị nháy mắt thì có tới 126 học sinh (chiếm 37,5%) cho là có tin vui và 131 học sinh (chiếm 38,5%) lại coi là có chuyện chẳng lành xảy ra... Đặc biệt có một số em khi làm bất cứ việc gì cũng

71

không tin vào bản thân mình, cái gì cũng lo sợ mình không làm được (chiếm 32,9%) từ đó mà phải cầu mong nhận được sức mạnh nào đó giúp đỡ (chiếm 41,5%). Tuy nhiên vẫn có những học sinh khi làm bất cứ việc gì cũng đều tự tin vào bản thân mình (chiêm 25,6%). Điều này là hoàn toàn chính xác, bởi vì làm một việc gì đó, có tự tin vào bản thân mình thì mới làm được còn nếu không đủ tự tin thì sẽ nảy sinh tâm lí sợ hãi từ đó mà mong nhận được một sức mạnh nào đó giúp đỡ.

Từ sự phân tích trên chúng ta thấy hiện tượng mê tín dị đoan vẫn còn tồn tại trong học sinh ở các trường THPT nói chung và học sinh dân tộc Thái trường THPT - DTNT Quỳ Châu nói riêng và nó được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, vấn đề đặt ra là: Tại sao các hiện tượng mê tín dị đoan trên lại có thế tồn tại trong môi trường học đường? Đó là do những nguyên nhân nào?

2.2.4. Nguyên nhân dân đến mê tín dị đoan trong học sinh dân tộc Thái ở trường trường

THPT - DTNT Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An

Thực hiện điều tra, khảo sát về những nguyên nhân dẫn đến mê tín dị đoan của học sinh, tác giả đã thu được kết quả như sau:

(Nguồn: Số liệu do tác giả điều tra tại trường THPT — DTNT Quỳ Châu)

Có thé thấy, nguyên nhân dẫn tới việc học sinh rơi vào mê tín dị đoan chủ yếu là do: Thiếu sự quan tâm của gia đình (91,1%); Bản thân học sinh không có sự rèn luyện tốt (58%); Tác động tiêu cực của bạn bè (66,7%); Mất niềm tin vào cuộc sống (89%); Ảnh hưởng từ các phong tục, tín ngưỡng của địa phương (68,2%). Đây thực sự là vấn đề rất đáng quan tâm của cán bộ quản lý để xem lại các biện pháp giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan của nhà trường.

Như vậy có thể nói, thực trạng mê tín dị đoan của học sinh dân tộc Thái ở trường THPT - DTNT Quỳ Châu nêu trên không thé quy cho một nguyên nhân nào đó mà do sự tống hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nổi lên một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất là do ảnh hưởng của hiện tượng mê tín dị đoan (một hiện tượng tồn

tại lâu dài ở nước ta).

Như trên đã nói: Học sinh trường THPT - DTNT Quỳ Châu chủ yếu xuất thân từ nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là học sinh con em dân tộc thiểu số chiếm một tỉ lệ lớn. Ở nông thôn, đặc biệt là miền núi nhiều nơi vẫn còn những tư tưởng lỗi thời, bảo thủ với những lề thói nếp nghĩ cũ kĩ ăn sâu vào tiềm thức của người dân. Do vậy, trong họ vẫn còn những nhận thức thiếu căn cứ khoa học về tự nhiên và xã hội, trong đó hiện tượng mê tín dị đoan đã cản trở con người trong quá trình vươn lên làm chủ cuộc sống của bản thân mình.

Mặt khác, tầm hiểu biết của một bộ phận dân cư chưa cao. Cho nên các hiện tượng mê tín dị đoan vẫn có cơ hội “bánC lấy họ. Điều này đã tác động không nhỏ tới học sinh.

Hơn nữa hiện nay Nhà nước chủ trương khôi phục lại các lễ hội, các sinh hoạt văn hóa truyền thống...một số kẻ xấu đã lợi dụng cơ hội này để trục lợi. để hành nghề bói toán, cầu cúng.

Thứ hai là do ảnh hưởng của môi trường tâm linh và sinh hoạt tín ngưỡng

trong các gia đình dân tộc Thái.

Quỳ Châu là mảnh đất của sự tôn trọng, đề cao văn hóa, là vùng đất của nhiều loại hình tín ngưỡng dân gian. Đồng thời cũng là vùng đất của những lễ hội, những phong tục tập quán mang đậm bản sắc của dân tộc Thái. Trong phạm vi làng bản đó là việc thờ phụng cả một hệ thống phúc thần (các vị thần bản - mường, thành hoàng làng...)

Điểm nối bật trong các gia đình người Thái ở Quỳ Châu là họ còn duy trì các phong tục tập quán, tín ngưỡng của cha ông khá lớn. Khi điều tra 430 học sinh dân tộc Thái ở trường THPT - DTNT Quỳ Châu với câu hỏi: “Gia đình em còn duy trì phong tục tập quán, tín ngưỡng nào sau đây của dân tộc mình?”. Có 148 học sinh (chiếm 43,5%) có gia đình duy trì tục làm vía; 64 học sinh (chiếm 18,8%) có gia đình duy trì phong tục hôn nhân; có 24 học sinh (chiếm 7%) gia đình duy trì phong tục tang ma và 28 học sinh (chiếm 8,2%) là gia đình còn duy trì phong tục sinh đẻ, chỉ có 76 học sinh (22,4%) gia đình không còn duy trì các phong tục, tín ngưỡng trên mà có sự thay đổi.

Thứ ba là do tính “tò mò” của một số học sinh. Mê tín cũng như một con “vi

rút” rất dễ lây lan sang người khác. Nhiều học sinh lúc đầu không mê tín nhưng do tiếp xúc với những người mê tín, được bạn bè ké về những lần đi xem bói, xem tướng...điều này đã kích thích tò mò của nhiều học sinh. Bởi vậy để thỏa mãn tính tò mò của mình không ít học sinh đã tham gia vào hiện tượng này.

Thứ tư là do gặp trắc trở trong cuộc sống. Óng cha ta vẫn thường nói “mỗi cây

mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. Điều đó cho thấy mỗi người sinh ra không ai giống ai, mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau. Thật là đau xót cho những người sinh ra đã gặp những hoàn cảnh bất trắc. Những đau khố cứ giáng mãi xuống đầu một số gia đình và bản thân học sinh đã làm cho các e mất hct niềm tin vào cuộc sống. Một số

em do bất hạnh, gặp khó khăn trong cuộc sống đã tìm tới cửa Phật để nương nhờ. Họ là những kẻ bị gia đình hắt hủi, bị thất tình, bị bệnh tật, bị cô đơn, túng thiếu, oan ức, rủi ro. Do vậy các em không biết bấu víu vào đâu nên đã tìm đến những hiện tưọng mê tín dị đoan.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò môn GDCD lớp 10 THPT trong việc giáo dục, phòng chông, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc thái ở trường THPT DTNT huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an (Trang 63 - 66)