Phát huy vai trò của gia đình vàxã hội trong việc giáo dục, phòng chống,

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò môn GDCD lớp 10 THPT trong việc giáo dục, phòng chông, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc thái ở trường THPT DTNT huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an (Trang 99 - 105)

410 85,06% 4 Theo em, đưa vấn đề giáo

3.6.Phát huy vai trò của gia đình vàxã hội trong việc giáo dục, phòng chống,

Ngoài các biện pháp trên đây còn có một số biện pháp khác như: cần phải quan tâm, giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn, giúp cho các em lấy lại được niềm tin của mình trong cuộc sống đừng để cho các em phó mặc cho cái gọi là “số phận”. Neu làm được như vậy sẽ giúp cho học sinh thoát được sự lôi cuốn của mê tín dị đoan.

3.6. Phát huy vai trò của gia đình và xã hội trong việc giáo dục, phòng chống, chống,

bài trừ mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc Thái

Bên cạnh vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội cũng không kém phần quan trọng trong việc giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan cho HS. Gia đình là môi trường xã hội đầu tiên mà con người xác lập các quan hệ xã hội ban đầu của mình, là cái nôi hình thành nhân cách của con người. Chức năng quan trọng nhất của gia đình là giáo dục hình thành nền tảng đạo lý ở con người: lẽ phải, tình thương yêu, đạo làm người, làm cha, làm mẹ, làm con, làm vợ, làm chồng, làm anh, làm chị, làm em,... So với giáo dục của nhà trường và xã hội thì giáo dục của gia đình có thế mạnh là quan hệ tình cảm ruột thịt giữa cha mẹ và con cái, giữa những người thân trong gia đình với nhau, tạo nên sức mạnh cảm hóa to lớn mà nhà trường và xã hội không có được. Ý kiến của Tiến sĩ Tạ Ngọc Thanh, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cũng khẳng định: trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nhân cách của học sinh, sinh viên, không yếu tố nào có tác

tác động tiêu cực tới quan niệm, nhận thức và hành vi của các em. Vì vậy, các bậc phụ huynh phải hết sức chú ý điều chỉnh cách nuôi dạy con. Nhà giáo dục nổi tiếng V.A.Xukhomlinxki đã khuyên các bậc cha, mẹ: “Hãy biết tỏ ra thản nhiên trước những nỗi đau đớn, khó khăn, thiếu thốn của trẻ. Hãy để đứa trẻ cảm thấy xấu hổ khi nó nói rằng bị đau. Hãy để đứa trẻ từ bé đã học được cách dũng cảm chịu đựng khó khăn. Hãy để cho đứa trẻ rơi nước mắt khi đứng trước nỗi buồn của người khác, chứ không phải nỗi đau của chính mình. Can đảm, gan dạ trong việc nhỏ là mầm mống của tính cương nghị và vững vàng của công dân” [3; 2]. Rõ ràng, tác động từ phía gia đình, cụ thể là cha, mẹ, người thân có ảnh hưởng rất lớn tới hành vi của các em, họ cần có thái độ đúng mực đối với tình yêu, hôn nhân, gia đình của con.

Bên cạnh đó, vai trò của xã hội hét sức quan trọng. Trong điều kiện kinh tế - xã hội thời kỳ phát triển kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, bên cạnh vai trò điều chỉnh đạo đức của các thiết ché xã hội cố truyền như làng xã, xóm làng, láng giềng họ tộc thì vai trò của các tố chức chính trị - xã hội là hét sức quan trọng trong việc giáo dục HS.

Các tố chức chính trị - xã hội cũng cần chú trọng phát huy vai trò đối với việc giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan cho HS.

Kết luận chương 3

Quá trình giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan cho học sinh là quá trình lâu dài, thường xuyên, liên tục và chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố môi trường điều kiện trực tiếp và gián tiếp, yéu tố chủ quan và khách quan đan xen. Vì vậy, việc xây dựng một thế giới quan, nhân sinh quan cho học sinh trong nền kinh tế thị trường cần thực hiện một cách đồng bộ, kết hợp một cách hợp lý các loại hình giáo dục và phối hợp chặt chẽ các chủ thể của quá trình giáo dục. Để đạt yêu cầu đó, việc giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan cho học sinh phải được định hướng đúng đắn trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn công tác xây dựng thế giới quan và nhân sinh quan của học sinh hiện nay. Theo đó, việc xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan khoa học của học sinh cần tuân thủ các phương hướng cơ bản như: quán triệt quan điếm của Đảng về đối mới nhận thức về việc giáo dục giá trị truyền thống cho học sinh, xây dựng đạo đức của học sinh dựa trên cơ sở nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay; tăng cường vận dụng các môn học có liên quan theo chương trình đổi mới của Bộ GD & ĐT; tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và các tố chức chính trị, xã hội; tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, điều cần chú trọng nhất là nội dung, phương pháp giáo dục và các biện

Chú trọng xây dựng những phẩm chất, giá trị đạo đức truyền thống của học sinh để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của nền kinh tế thị trường hiện nay, không quá xa vời, lý thuyết suông. Nếu không thực hiện được điều này, chúng ta mắc phải sai lầm chủ quan duy ý chí, do đó không những không thể phát huy mặt tích cực của các giá trị đạo đức truyền thống trong nhận thức của học sinh mà còn làm cho học sinh ngày càng rơi vào những tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn mê tín dị đoan.

c. KÉT LUẬN

Quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế đòi hỏi cần có những con người phát triển một cách toàn diện cả về tri thức lẫn nhân cách, có tư duy năng động, sáng tạo, có bản lĩnh và năng lực giải quyết các vấn đẻ thực tiễn. Điều đó đòi hỏi giáo dục cần có sự chuyên biến mạnh mẽ, toàn diện, trong đó đối mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học là một yêu cầu tất yếu.

Nhằm nâng cao chất lượng dạy học các môn học nói chung và môn GDCD nói riêng, cần đối mới đồng bộ, toàn diện các khâu của quá trình dạy học như: nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học, cách thức tố chức, quản lý dạy học... Trong đó, đổi mới PPDH có ý nghĩa rất quan trọng. Thực chất của đối mới PPDH là chuyên từ cách dạy học thụ động sang cách dạy học chủ động, chấm dứt tình trạng đọc chép trên bục giảng, phát huy tính tự học, tự nghiên cứu dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV. Trong quá trình đổi mới PPDH hiện nay, các phương pháp dạy học tích cực, đặc biệt là lồng ghép các vấn đề thực tiễn vào nội dung kiến thức môn GDCD như vấn đề mê tín dị đoan trong môi trường học đường. Việc lồng ghép các vấn đề thực tiễn vào nâng cao nhận thức, nâng cao kỹ năng sống cho HS là một nhiệm vụ của các môn học nói chung và môn GDCD nói riêng ở trường

THPT là một xu hướng góp phần đối mới PPDH của Bộ GD & ĐT. Vận dụng tốt phương pháp này sẽ tạo ra sự liên kết của nguyên lí giáo dục là “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội” .

Môn GDCD lớp 10 có vai trò quan trọng trong việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học để học sinh nhận thức hiéu biết và vận dụng giải quyết đúng đắn các vấn đề trong học tập và đời sống. Thực tế cho thấy, việc dạy và học môn GDCD lớp 10 tại trường THPT - DTNT Quỳ Châu hiệu quả còn hạn chế, học sinh chưa thật sự thích thú với môn học, nhất là phần triết học. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân như: học sinh cho rằng đây là môn học phụ; kiến thức chương trình chưa phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh,... Song nguyên nhân cơ bản nhất là do giáo viên chưa tích cực đổi mới PPDH, sử dụng phương pháp thuyết trình, chưa liên hệ thực tiễn nhiều, mới mang tính chất lí thuyết suông là chủ yếu. Việc lồng ghép các vấn đề thực tiễn mang tính thời sự như mê tín dị đoan thì hầu như còn ít.

Qua thực tế khảo sát tại trường THPT - DTNT Quỳ Châu cho thấy: Đại đa số học sinh có nhận thức tốt về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận học sinh chưa nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của công tác này, do đó dẫn đến vi phạm những chuấn mực về đạo đức, một bộ phận học sinh xa rời đạo đức truyền thống của dân tộc, chạy theo chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, ích kỷ, trái với thuần phong mỹ tục, sa vào các tệ nạn xã hội... làm ảnh hưởng đến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung. Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tín dị đoan cho HS trong điều kiện hiện nay là giúp cho học sinh hình thành và hoàn thiện ở họ nhũng chuấn mực đạo đức phù hợp với đặc điếm tâm sinh lý của học sinh trên cơ sở kinh tế hiện thực ở Việt

Nam hiện nay, đồng thời không xa rời truyền thống đạo đức dân tộc và đạo đức xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa. Để giáo dục, phòng chống, bài trừ mê tin dị đoan cho học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu trên cần thực hiện đồng bộ những giải pháp như: nâng cao vai trò của BGH, của GV, của Đoàn thanh niên...trong công tác giáo dục đạo đức của học sinh; đối mới phương pháp giảng dạy GDCD theo hướng phát huy tính tích cực của người học; xây dựng đội ngũ giáo viên trở thành tấm gương về đạo đức cho học sinh học tập; phát huy vai trò của gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức của học sinh; phát huy vai trò tự giáo dục và rèn luyện đạo đức của học sinh... Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trên đây, chúng ta tin chắc rằng công tác giáo dục, phòng chống, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan trong môi trường học đường sẽ đem lại kết quả cao.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò môn GDCD lớp 10 THPT trong việc giáo dục, phòng chông, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc thái ở trường THPT DTNT huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an (Trang 99 - 105)