Đặc điểm họcsinh dân tộc Thá iở trường THPT DTNTQuỳ

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò môn GDCD lớp 10 THPT trong việc giáo dục, phòng chông, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc thái ở trường THPT DTNT huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an (Trang 59)

Châu, Nghệ

An

Lứa tuối học sinh THPT là lứa tuổi từ 14, 15 đến 18 tuổi. Qua khảo sát ở trường THPT - DTNT Quỳ Châu chúng tôi nhận thấy:

Đây là thời kỳ các em dần đạt được sự trưởng thành về mặt thế lực. Các em đang nằm ở ngưỡng giữa tuối trẻ em và người lớn. Học sinh trường DTNT Quỳ Châu chủ yếu là học sinh dân tộc thiếu số ở vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn. Các em đã phải xa gia đình, thuê trọ để học.

Đa số các em rất chăm học, ngoan ngoãn, sống tình cảm, biết kính thầy yêu bạn, giản dị trong cách ăn mặc, cách sống. Mặt khác lứa tuổi này cũng đã tự nhận thức, tự đánh giá và tự khẳng định bản thân mình trước bạn bè, gia đình và những người xung quanh.

Bên cạnh đó các hoạt động của học sinh ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Đa phần các em tham gia sôi nổi, nhiệt tình các hoạt động, các phong trào do lớp học, nhà trường tổ chức.

Trong phạm vi gia đình, học sinh lứa tuổi này đã có nhiều quyền lợi và trách nhiệm của một người lớn. Cha mẹ bắt đầu trao đồi với các em một số vấn đề trong gia đình; ngược lại lứa tuổi này cũng biết quan tâm đến nhiều mặt trong sinh hoạt của gia đình, gia tộc. Đặc đicm nối bật của học sinh trường THPT - DTNT là gần 80% là học sinh thuộc con em dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Thái. Cho nên các em vẫn còn mang đậm những nét của dân tộc mình như tính thật thà, chất phác, hoang sơ như những bông hoa của núi rừng Tây Bắc.

Chính vì vậy mà các em ảnh hưởng rất lớn những tư tưởng, phong tục, tín ngưỡng của dân tộc mình. Với rất nhiều các phong tục, tập quán, tín ngưỡng của dân tộc mình được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang đậm bản sắc của dân tộc cho nên cũng dỗ hiểu khi các em bị ảnh hưởng, chi phối. Việc các em giữ

61

gìn và phát huy những bản sắc văn hóa của dân tộc mình là một điều đáng mừng. Tuy nhiên, không phải những phong tục, tập quán nào cũng còn phù hợp trong xu thế phát triển của xã hội hiện nay. Vì vậy, tại một thời điếm xác định, có những phong tục, tập quán không còn phù hợp và trở nên lỗi thời, trái với đạo đức và bị coi là những hủ tục, cần phải thay đối hoặc loại trừ.

Bên cạnh đó lứa tuồi học sinh THPT là lứa tuổi chưa thực sự trưởng thành về mặt xã hội. Các em có hình dáng người lớn, có những nét người lớn nhưng chưa phải là người lớn. Do vậy các em còn phụ thuộc vào người lớn, vào các quyết định của người lớn. Mặt khác học sinh THPT thích khẳng định mình, thích tự đánh giá mình nhưng lại chưa được giáo dục đầy đủ về thế giới quan, nhân sinh quan nên không ít em sống thụ động thiếu hoạt bát, chậm bắt nhịp trước sự phát triến nhanh chóng của đời sống xã hội, của khoa học công nghệ...Đây là điều kiện thuận lợi cho một số hiện tượng tiêu cực trong môi trường học đường tồn tại và phát triển, trong đó có hiện tưọng mê tín dị đoan.

Bảng 2.1: số lượng học sinh dân tộc Thái trong năm học 2012 - 2013

(Nguồn: Số liệu do tác giả điều tra tại trường THPT — DTNT Quỳ Châu)

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò môn GDCD lớp 10 THPT trong việc giáo dục, phòng chông, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc thái ở trường THPT DTNT huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w