Tỉnh tât yêu của việc giáo dục, phòng chông, hài trừ tệ nạn mê tín dị doan cho học sinh hiện nay

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò môn GDCD lớp 10 THPT trong việc giáo dục, phòng chông, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc thái ở trường THPT DTNT huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an (Trang 30 - 34)

Dân tộc Việt Nam đã trải qua mấy nghìn năm lịch sử, đã tạo dựng nên biết bao truyền thống, đó là kho tàng di sản văn hóa quý báu của cha ông ta, trong kho tàng đó có cả những truyền thống tốt, truyền thống xấu, truyền thống hay, truyền

thống dở... Việc kế thừa những truyền thống nào, loại bỏ, kế thừa những truyền thống nào trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay là một vấn đề hét sức khó khăn và phức tạp, phải được tiến hành thường xuyên, lâu dài.

Hiện nay, ở vào thòi kì hội nhập, nhiều học sinh, sinh viên có ý chí vươn lên trong học tập, có hoài bão khát vọng lớn. Qua hoạt động của Đoàn, các phong trào hoạt động cách mạng của học sinh - sinh viên và sự chuyển biến tích cực của đời sống xã hội ngày càng xuất hiện nhiều hơn những điến hình tiên tiến từ một lớp trẻ mới vốn năng động, nhạy bén với thực tế hơn trước. Đó là những tấm gương các bạn trẻ lao động quên mình, có chí cầu tiến, dũng cảm và nhân ái vì mọi người, dám nghĩ và dám làm vì sự nghiệp chung. Ngày càng có nhiều bạn trẻ hưởng ứng tích cực các chương trình hành động của Đoàn, mong muốn được góp sức xây dựng xã hội, hình thành dần một lớp trẻ biết sống có lý tưởng, có thái độ chính trị đúng đắn, xung kích đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, cũng dưới tác động của nền kinh tế thị trường và cơ chế mở cửa và do nhiều nguyên nhân khác, hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên có xu hướng ngày càng tăng. Một số hành vi vi phạm pháp luật của học sinh, sinh viên khiến gia đình và xã hội lo lắng như:

* Một bộ phận thanh thiếu niên thiếu rèn luyện bản thân, chấp hành pháp luật chưa tốt, trong đó một số ít muốn được hưởng thụ nhiều hơn khả năng lao động của mình, sống buông thả, thiếu văn hóa, đua đòi, vọng ngoại, xem thường đạo đức...dẫn đến phạm pháp, hoặc sống bàng quang, bế tắc, thiếu định hướng tương lai...mà đáng lo ngại nhất là trong lứa tuổi mới lớn.

* Tệ lãng phí tiền của, thời gian, mê tín dị đoan, thiếu trung thực trong học tập...vẫn còn tồn tại và có khuynh hướng phát triển trong một bộ phận thanh thiếu niên và xã hội. Tệ nạn xã hội trong giới trẻ diễn biến ngày càng nghiêm trọng và

phức tạp. Sự đấu tranh giữa những xu hướng tích cực và tiêu cực để giáo dục và tự giáo dục trong giới trẻ vẫn đang diễn ra gay gắt.

Một trong những tệ nạn diễn ra khá phố biện trong giới trẻ hiện nay chính là mê tín dị đoan. Nhất là ở các vùng sâu vùng xa, nơi mà học thức còn kém. Nhưng đó là một bệnh có thể nói là dễ “lây lan” trong cuộc sống...dẫn chứng là các teen ngày nay bị nhiễm khá nhiều, biéu hiện như: đi bói, cúng trừ tà để tốt trước khi thi, chơi bùa này bùa nọ...thường xuất hiện nhiều ở các học sinh, sinh viên sắp thi và thường dễ lan tràn “thành dịch” trong cộng đồng học sinh. Dù có một số học có tri thức nhưng không tránh khỏi.

Các bạn trẻ mê tín rất thích và hào hứng khi nói - nghe - đi - đến những nơi mà họ cho rằng “thần linh hiện về”. Họ tin một cách tuyệt đối và làm theo tất cả những gì được truyền dạy. Thậm chí, đôi khi cuộc sống của họ cũng bị ảnh hưởng khá lớn do mê tín dị đoan. Khi những suy nghĩ, định hướng không còn ổn định thì các em học sinh tự trấn an mình bằng cách trao vận mệnh vào tay một quyền lực cao siêu. Các em hành động theo những điều được hướng dẫn một cách không cần suy nghĩ và không nhìn nhận qua thực tại. Tất cả những điều đó đều được thực hiện và xây dựng bằng hai chữ “niềm tin”. Có khi chỉ vì muốn được thi tốt mà có những gia đình học sinh đã chi ra mấy triệu bạc đế lên núi cúng bái, một số nữ sinh khác thì bị ảnh hưởng chúng từ gia đình, nhất là từ các ông bố bà mẹ mê tín...và cuối cùng ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.

Có nhiều lí do khiến học sinh mê tín một cách mù quáng. Nhiều teen mê tín do học tập từ bạn bè, do “lâu lâu tử vi lại đoán trúng một lần”...thậm chí, số khác tin một cách không có lí do, chỉ cho rằng đó là “ý trời” thì nên cứ the mà răm rắp

Học sinh nhanh nhạy với cái mới nhung lại bồng bột, sôi nổi và thiếu kinh nghiệm nên dễ bị tác động bởi ngoại cảnh, dễ bị tác động bởi mặt trái của kinh tế thị trường hơn các thế hệ khác. Mặt trái của kinh te thị trường có thể tác động một cách trực tiếp đến nhận thức của học sinh do quy luật thị trường xâm nhập vào hoạt động học tập, sinh hoạt, lao động hàng ngày nhưng phần lớn là tác động một cách gián tiếp thông qua gia đình, nhà trường và các thiết chế văn hóa - xã hội.

Kinh tế thị trường kích thích chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng làm suy yếu các chuẩn mực đạo đức gia đình nhất là quan hệ cha mẹ, con cái. Không ít hiện tượng cha mẹ bị cuốn theo nhịp sống vội vã của nền kinh tế thị trường, thờ ơ với việc nuôi dạy con cái, không gần gũi, chăm lo về mặt tinh thần cho con cái một cách đầy đủ. Trong khi đó, học sinh đang trải qua giai đoạn biến chuyến rất phức tạp về tâm sinh lý, đòi hỏi sự quan tâm thường xuyên của cha mẹ, thầy cô... Do thiếu sự quan tâm, khuyên răn nhiều em cảm thấy cô đơn trong chính căn nhà của mình dẫn đen những hành vi tiêu cực hoặc tìm tới hành động mang tính mê tín dị đoan để tìm sự động viên, an ủi.

Khi các em tin vào những điều mê tín dị đoan tức là bản thân họ đang có sự lung lay, dao động về niềm tin. Có thề họ đánh mất niềm tin vào chính họ, mất niềm tin vào người xung quanh, mất niềm tin vào cuộc sống. Đời sống tâm linh rất quan trọng đối với người trẻ, nhưng mê tín dị đoan lại có ảnh hưởng xấu, gây hại đến tâm lí và hành vi của các bạn. Đó chính là tự mình hại chính mình.

Và khi đề cập đến hậu quả của chuyện mê tín dị đoan của học sinh, Tiến sỹ Tâm lý học Lê Tiến Hùng (Đại học Sư phạm Hà Nội) nhận xét “Việc xem bói và tin vào bói toán có ảnh hưởng lớn tới đời sống tinh thần của người xem đó là chưa kề tới những thiệt hại về kinh tế, nhất là với đối tượng là các em học sinh. Lứa tuối của các em rất dễ bị kích động. Các em chưa đủ bản lĩnh và kinh nghiệm sống đế cân bằng bản thân trước những lời nói đó, dẫn đến những phản ứng cực đoan'’.

Vì vậy vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao phải bài trừ được mê tín dị đoan ra khỏi môi trường học đường? Đế làm được điều này cần phải có sự quan tâm từ nhiều phía: nhà trường, gia đình và xã hội, trong đó nhà trường giữ một vai trò hết sức quan trọng.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò môn GDCD lớp 10 THPT trong việc giáo dục, phòng chông, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc thái ở trường THPT DTNT huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w