1.2.1.1. Mục tiên, nhiệm vụ của môn GDCD lớp 10 THPT
Điều 23 Luật Giáo dục năm 2005 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phố thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân...” [23; 30].Mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông là đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người Việt Nam phát triển toàn diện. Đó sẽ là những người công dân lao động trong tương lai phát triển cân đối hài hòa về tất cả các mặt: đức, trí, thể, mỹ; những người sẽ xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, sẽ nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng tươi đẹp và hạnh phúc.
Đế hình thành và phát triển những con người như vậy, nhà trường phổ thông phải có chương trình, nội dung giáo dục, giáo dưỡng phù hợp với đất nước, con người Việt Nam, phù hợp với thời đại. Yêu cầu khách quan đó được quán triệt trong tất cả chương trình và nội dung học tập của toàn bộ các môn học trong nhà trường nói chung, trong trường THPT nói riêng.
lao động mới có tri thức khoa học, vừa có đạo đức, vừa có năng lực hoạt động thực tiễn, vừa có phẩm chất chính trị, tư tưởng, vừa có ý thức trách nhiệm cộng đồng, vừa có trách nhiệm với gia đình và đối với chính bản thân mình. Không thế đào tạo những con người lao động mới, phát triển toàn diện khi chỉ chú ý đen việc giáo dục trí dục, bỏ qua hoặc coi thường giáo dục các mặt khác. Hơn nữa, môn GDCD không chỉ cung cấp cho những công dân tương lai những tri thức vừa khái quát hóa, mà còn thông qua môn học giúp cho người học hình thành và phát triển phương pháp suy nghĩ và hành động phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của xã hội loài người.
Bên cạnh đó, khác với các môn khoa học khác, môn GDCD hình thành ở học sinh phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức tốt đẹp của người công dân tương lai, có thế giới quan khoa học nhân sinh quan tiên tiến, có đạo đức trong sáng, ra sức thực hiện đường lối và nhiệm vụ cách mạng đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sống, làm việc theo Hién pháp và pháp luật, có ý thức trách nhiệm cao đối với đất nước. Nhiệm vụ của môn GDCD tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển lịch sử của loài người và của đất nước ta.
Chính vì vậy chương trình GDCD đảm bảo cân đối, hài hòa giữa yêu cầu trang bị kiến thức với việc rèn luyện kĩ năng và phát triến thái độ tích cực của học sinh.
Chương trình môn GDCD lớp 10 có hai phần cụ thể:
Phần I: Công dân với việc hình thành thế giới quan - phương pháp luận khoa học.
Phần II: Công dân với đạo đức.
Chương trình GDCD lớp 10 sau khi đổi mới đã có rất nhiều ý kiến đánh giá về mặt thành công của SGK GDCD 10 như: đảm bảo được tính khoa học, tính sư phạm, thực hiện được việc đổi mới dạy học trên cơ sở phát huy tính tích cực học
tập của học sinh; kết cấu từng phần, từng bài tương đối hợp, diễn đạt rõ ràng, văn phong sáng sủa, đảm bảo cả về mặt nội dung lẫn hình thức, góp phần nâng cao chất lương dạy và học môn GDCD lớp 10.
Đe thực hiện được mục tiêu nhiệm vụ của môn GDCD ở trường THPT nói chung và ở lớp 10 nói riêng đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức của những người làm công tác giáo dục mà đặc biệt là những giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn này. Họ phải biết sử dụng các PPDH phù hợp trong quá trình giảng dạy đé giảm đi sự nặng nề, khô khan nhàm chán, gây hứng thú cho học sinh, khuyến khích học sinh tích cực chủ động chiếm lĩnh tri thức từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập bộ môn góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo con người phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tình trạng nhiều HS, GV, phụ huynh coi đây là môn phụ. Cô giáo giảng, học sinh nghe trên lớp “thấm'’ được cái gì thì “thấm”, về nhà là “quang” sách vở, không xem lại. Và môn này là môn không thi tốt nghiệp nên chỉ cần đủ điếm - đó là suy nghĩ của nhiều học sinh. Môn học có tên “Giáo dục công dân” - dường như bị quá sức trong sứ mệnh “góp phần giáo dục con người toàn diện”, kể cả nội dung sách, chương trình học và phương thức giảng dạy.
1.2.1.2. Cấu trúc nội dung chương trình GDCD lớp 10
* Khái quát nội dung kiến thức cơ bản của phần “ Công dân với việc hình thành
thế giới quan, phương pháp luận khoa học ”
Xuất phát từ đặc điểm phát triển của lứa tuổi và mục tiêu giáo dục, nội dung kiến thức môn GDCD lớp 10 (phần I) là “nhằm giúp học phát triển năng lực nhận thức từ thấp đến cao trên cơ sở xuyên ghép nội dung cơ bản từng bài cụ the để hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học ở mỗi học sinh và khả năng vận dụng các kiến thức đó làm kim chỉ nam cho suy nghĩ và hành động của các em
trong hoạt động thực tiễn”[3; 13]. Vì vậy, nội dung kiến thức cơ bản của 7 bài trong phần I môn GDCD lớp 10 được sắp xcp như sau:
Bài 1: Giúp học sinh nhận biết được chức năng thế giới quan, phương pháp luận của triết học; nhận biết được nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình; nêu được chủ nghĩa duy vật biện chứng là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới duy vật và phương pháp luận biện chứng.
Bài 3: Hiểu được khái niệm vận động, phát triển theo quan điếm chủ nghĩa duy vật biện chứng; biết được vận động là phương thức tồn tại của vật chất; phát triến là khuynh hướng chung của quá trình vận động của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.
Bài 4: Nêu được khái mâu thuẫn theo quan điếm của chủ nghĩa duy vật biện chứng; biết được sự đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc khách quan của mọi sự vận động, phát triển của sự vật hiện tượng.
Bài 5: Biết được khái niệm chất và lượng của sự vật, hiện tượng; thấy được mối quan hệ biện chứng giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đồi về chất của sự vật hiện, hiện tượng.
Bài 6: Hiếu được khái niệm phủ định, phủ định biện chứng và phủ định siêu hình; biết được phát triến là khuynh hướng chung của sự vật và hiện tượng.
Bài 7: Biết được nhận thức là gì; hiểu được khái niệm thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
Bài 9: Nhận thức được vai trò chủ thể của con người đối với lịch sử và sáng tạo ra lịch sử; hiểu được con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội, phát triến xã hội phải vì hạnh phúc của con người.
Trong phần này, nhiều bài, nhiều mục nội dung kiến thức còn quá cao, quá rộng với nhận thức của học sinh lớp 10. Điều này vừa tạo ra cái khó với cả người dạy lẫn người học. Từ đó, học sinh cảm thấy môn học quá cao xa với tầm nhận thức của mình vì thế không thế tạo ra được sự thích thú đối với môn học. Chúng ta cũng nhận thấy rằng, nội dung phần này chủ yếu là lý luận triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin, vì thế kiến thức phần này rất trừu tượng, hơn nữa hầu như những nội dung của phần chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng đã được chắt lọc, gọt dũa quá kĩ, tuy nhiên nội dung vẫn còn nhiều và chưa thực sự logic. Vì the, học sinh cảm thấy khó hiểu là điều không thể tránh khỏi. Chẳng hạn như, trong bài 1: “Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng”, có rất nhiều khái niệm triết học trừu tượng như: Triết học là gì? Đối tượng nghiên cứu của triết học? Các vấn đề cơ bản của triết học? Thế nào là thế giới quan, thế giới quan duy vật, thế giới quan duy tâm? Thế nào là phương pháp luận biện chứng, phương pháp luận siêu hình, chủ nghĩa duy vật biện chứng?... Như vậy, chỉ trong một nội dung của một bài học mà HS phải học quá nhiều khái niệm hết sức trừu tượng, khó hiểu, được trình bày một cách quá khái quát, quá cô đọng nên người dạy đã khó người học còn khó hơn. Hơn nữa, nhiều nội dung chưa thực sự gần gũi với học sinh, tính ứng dụng thấp, xa vời với thực tế cuộc sống nên HS chưa thế nhận thức được ý nghĩa quan trọng của bộ môn cũng như chưa yêu thích bộ môn cũng là điều dễ hiểu. Với lượng kiến thức trong bài 1 như đã nêu ở trên, nếu dạy cho sinh viên đại học, cao đắng trong hai tiết thì thực sự sinh viên cũng chưa thể hiểu hết các khái niệm của bài. Trong khi đó, học sinh lớp 10 là lứa tuổi mới chỉ bắt đầu làm quen với tư duy lý luận trừu tượng, do đó, khi nghe giảng học sinh không đủ trình độ đế tiếp nhận kiến thức ở mức cao nên sinh ra chán nản, không thích học môn GDCD. Và có lẽ vì vậy, nên chăng chuyển những nội dung của phần I môn GDCD lớp 10 sang lớp 11 hay 12 thì có thế phần nào khắc phục những hạn chế đã nêu ở trên.
* Khải quát nội dung kiến thức cơ bản của phần “Công dân với dạo đức ”
Chương trình môn GDCD lớp 10 phần “Công dân với đạo đức’’ có những nhiệm vụ cụ thể là: Trang bị cho HS THPT một cách tương đối có hệ thống những tri thức cơ bản phố thông thiết thực về đạo đức và lối sống có đạo đức, về thời đại, về con người, về cộng đồng, về quá trình xã hội đang diễn ra trên thế giới và trên đất nước ta, về cuộc đấu tranh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội giữa cái tiến bộ và cái phản tiến bộ. Góp phần bồi dưỡng cho HS phương pháp tư duy khoa học biết phân tích, đánh giá các hiện tượng xã hội theo quan điếm tiến bộ. Hình thành những kĩ năng vận dụng tri thức đã học vào cuộc sống học tập, lao động, sinh hoạt, giúp HS định hướng đúng đắn về chính trị tư tưởng đạo đức trong các hoạt động xã hội, trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Giáo dục đạo đức cho con người có vai trò rất to lớn trong đời sống xã hội, và môn GDCD có đóng góp to lớn trong nhiệm vụ ấy.
Cấu trúc, nhiệm vụ cụ thé của các bài như sau:
Bài 10: Nêu được thế nào là đạo đức; Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa đạo đức với pháp luật trong việc điều chỉnh hành vi của con người. Coi trọng vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội.
Bài 11: Biết được các nghĩa vụ đạo đức liên quan đến bản thân. Coi trọng việc giữ gìn lương tâm, nhân phẩm, danh dự của mình cũng như của người khác.
Bài 12: Hiếu được thế nào là tình yêu, tình yêu chân chính, hôn nhân và các đặc trưng tốt đẹp, tiến bộ của ché độ hôn nhân nước ta hiện nay.
Bài 13: Biết sống nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh; yêu quý, gắn bó với lớp, với trường và cộng đồng nơi ở.
Bài 14: Trách nhiệm của công dân, đặc biệt là công dân học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tố quốc Việt Nam XHCN.
Bài 15: Trách nhiệm của công dân nói chung và công dân học sinh nói riêng trong việc tham gia góp phần giải quyết những vấn đề cấp thiết của nhân loại.
Bài 16: Biết đặt mục tiêu phấn đấu, rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị đạo đức xã hội.
Môn GDCD lớp 10 phần “Công dân với đạo đức” có nhiệm vụ giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản: một số phạm trù cơ bản của đạo đức học, các yêu cầu cơ bản của người công dân Việt Nam trong thời kì Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa như: công dân với tình yêu, hôn nhân, gia đình; công dân với cộng đồng; công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tố quốc... Góp phần hình thành cho HS có khả năng đánh giá được các hành vi hiện tượng đạo đức trong đời sống xã hội, biết tự điều chinh bản thân phù hợp các chuấn mực đạo đức tiến bộ. Nhưng, phần giáo dục đạo đức chỉ có trong học kì 2 của lớp 10 là quá ít. Theo chúng tôi, cái đó nên “xoáy” đều trong cả 3 năm học. Nội dung công dân với đạo đức ở lớp 10 có thể tách một phần sang lớp 11 như: công dân với tình yêu, hôn nhân, gia đình hay một số vấn đề cấp thiết của nhân loại.