Tăng cường vận dụng các phươngpháp dạy học tích cực, hiện đại để nâng

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò môn GDCD lớp 10 THPT trong việc giáo dục, phòng chông, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc thái ở trường THPT DTNT huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an (Trang 96 - 99)

410 85,06% 4 Theo em, đưa vấn đề giáo

3.5.Tăng cường vận dụng các phươngpháp dạy học tích cực, hiện đại để nâng

nâng

cao chất lượng dạy học môn GDCD 10 theo hướng giáo dục, phòng chống, bài

trừ mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc Thái

Đé đạt hiệu quả cao trong dạy học, mỗi bài dạy cần phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học. Trong đó phương pháp thảo luận, đóng vai và giải quyết vấn đề là chủ yếu nhất. Điều đặc biệt quan trọng để nâng cao hiệu quả

gần gũi gắn bó với học sinh, để mỗi bài học đều là những vấn đề bố ích, cần thiết với học sinh, chứ không phải là những vấn đề mơ hồ, xa vời.

Qua các bài học phải giáo dục cho tất cả các em học sinh thấy được cần phải chú ý rèn luyện bản thân từ nhận thức đến từng cử chỉ, hành vi rất cụ thể và dù rất nhỏ. Ví dụ như rèn luyện tính tự chủ, tính siêng năng, kiên trì phải thé hiện trong mọi lĩnh vực, mọi hoàn cảnh.... Khi thực hiện giải pháp này, điều đáng lưu ý là giáo viên cần phải phát hiện được những tình huống, những hành vi cụ thể của học sinh trong lớp, xử lý tốt các tình huống, biến nó thành bài học giáo dục, uốn nắn học sinh.

Rèn kỹ năng phân tích các vấn đề, xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập. Rèn kỹ năng tìm kiếm, thu thập thông tin từ sách giáo khoa, tài liệu, thực tiễn cuộc sống, hướng dẫn học sinh xác định, lựa chọn, tập hợp các thông tin đế giải quyết được nhiệm vụ học tập. Rèn luyện các kỹ năng phân tích, tống hợp các thông tin, hệ thống hóa, biếu đạt thành kết quả. Phân tích các thông tin thu thập được để tìm ra dấu hiệu bản chất, mối quan hệ giữa các yếu tố tạo nên khái niệm, mối liên hệ giữa các khái niệm với nhau.

Rèn luyện kỹ năng kiểm tra, điều chỉnh, ghi nhớ và vận dụng. Thông qua kiểm tra vấn đáp, trả lời câu hỏi, giải quyết tình huống để kiểm tra những kiến thức cần nắm vững, những kỹ năng cần rèn luyện, thái độ cần đạt được của học sinh khi tiến hành xong một thao tác, hoàn thành một hoạt động học một số nội dung của bài học.

Trong thảo luận nhóm, hoặc tình huống đóng vai, giáo viên cần tồ chức, sắp xếp để tất cả học sinh đều tích cực tìm tòi, suy nghĩ và cùng tham gia vào bài, đồng thời trên cơ sở thảo luận, từng cá nhân bố sung, hỗ trợ lẫn nhau đồ cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao của nhóm. Từ việc bố trí, sắp xếp chỗ ngồi

của nhóm đế thảo luận; bố trí nhóm trưởng các nhóm; giao kịch bản cần chú ý đé phát huy cao nhất sự tham gia của từng cá nhân và từng tập thể.

Khi đưa các câu chuyện liên quan tới mê tín dị đoan GV phải biết lựa chọn PPDH phù hợp để truyền tải được thông điệp mà câu chuyện kia muốn hướng tới. Bên cạnh đó GV phải lồng ghép câu chuyện đó phù hợp với từng nội dung bài học, tránh biến giờ học thành một tiết tuyên truyền chống mê tín dị đoan mà lơ là việc truyền đạt kiến thức trọng tâm của bài học.

Một việc làm không kém phần quan trọng là xây dựng đời sống văn hóa, môi trường học đường lành mạnh.

Đây là một biện pháp cần thiết cả trước mắt và lâu dài đế góp phần vào việc nâng cao đời sống tinh thần của xã hội nhằm khắc phục dần và tiến tới loại bỏ các hiện tượng mê tín dị đoan cũng như các tệ nạn xã hội khác ra khỏi đời sống xã hội.

Qua điều tra thì có 2,6% học sinh chọn biện pháp “Xây dựng đời sống văn hóa, môi trường học đường lành mạnh” để khắc phục hiện tượng mê tín dị đoan. Muốn vậy nhà trường phải tạo cho học sinh nhiều sân chơi bố ích, đề ra những biện pháp và những hình thức xử lí thích đáng đối với hiện tượng mê tín dị đoan làm cho nó không “có đất” để tồn tại và phát triển.

Bên cạnh đó nhà trường nên phát động, tố chức nhiều hoạt động, phong trào văn nghệ, tuyên truyền chống mê tín dị đoan.

Đây là một biện pháp rất dễ thực hiện nhưng lại đem lại hiệu quả cao mà trường THPT - DTNT Quỳ Châu đang triển khai một cách có hiệu quả.

Hàng năm trường đã tổ chức rất nhiều các cuộc thi với sự tham gia đầy đủ của các em theo các chủ đề về chống các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, sức khỏe sinh sản vị thành niên...trong đó có cả hiện tượng mê tín dị đoan nhằm tuyên truyền giáo dục cho học sinh có những hiếu biết nhất định về các vấn đề này. Bên

cạnh đó nên tố chức các hoạt động văn nghệ trong đó có tổ chức những vở kịch, những tình huống nêu rõ việc làm bịp bợm của những người hành nghề mê tín dị đoan.

Đã có 2,4% học sinh chọn biện pháp “Phát động tố chức nhiều hoạt động,

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò môn GDCD lớp 10 THPT trong việc giáo dục, phòng chông, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc thái ở trường THPT DTNT huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an (Trang 96 - 99)