Một sô nét vê văn hóa tinh thân của người Thá iở huyện Quỳ

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò môn GDCD lớp 10 THPT trong việc giáo dục, phòng chông, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc thái ở trường THPT DTNT huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an (Trang 52 - 56)

Châu, tỉnh

Nghệ An

Đời sống tín ngưỡng của nhân dân Quỳ Châu rất phong phú, đa dạng bởi vì đây là vùng đất cư trú của nhiều dân tộc anh em. Mỗi dân tộc đều có tín ngưỡng dân gian truyền thống của riêng dân tộc mình. Tuy nhiên trải qua quá trình cộng cư lâu dài, nhiều tín ngưỡng dân gian của các dân tộc không còn “nguyên bản'5 mà có sự pha trộn, ảnh hưởng của tín ngưỡng các dân tộc khác. Một số tín ngưỡng tiêu biểu như: tín ngưỡng thờ cúng thần bản - mường; tín ngưỡng về linh hồn con người; tín ngưỡng thờ cúng tố tiên...

Phong tục, tập quán là hệ thống các quy tắc, yêu cầu đòi hỏi được xác lập nhằm củng cố những mẫu mực giao tiếp, ứng xử trong cộng đồng người, các quy tắc sinh hoạt công cộng lâu đời của con người được hình thành qua quá trình lịch sử lặp đi lặp lại nhiều lần, trở thành thói quen trong lao động, cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của các cộng đồng xã hội.

Do gắn bó chặt chẽ với những thói quen, nếp sống của các cộng đồng xã hội nên phong tục tập quán được coi là các quy tắc ứng xử chung, điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nhiều phong tục tập quán trở thành luật tục ăn sâu, bén rễ rất bền chặt trong đời sống của nhân dân và có sức mạnh hơn cả những đạo luật, nó là một trong những nhân tố tạo nên sự đồng thuận của xã hội.

Với ý nghĩa đó, phong tục tập quán của người Thái nói chung và người Thái ở Quỳ Châu nói riêng, đã góp phần quan trọng đưa pháp luật vào trong đời sống xã hội.

Các phong tục tập quán tiêu biểu như: * Phong tục hôn nhân:

Hôn nhân của người Thái là hôn nhân một vợ một chồng. Trường hợp đa thê chỉ xẩy ra trong những gia đình quý tộc trước đây. Dư luận xã hội Thái rất lên án những trường hợp vợ chồng sống không hòa thuận, luật tục Thái xử phạt nặng những trường hợp bất hòa gia đình, họ sống quý trọng tình cảm. Đây là nét nối bật của văn hóa gia đình Thái. Quỳ Châu được xem là cái nôi của người Thái với các trung tâm nối tiếng như Mường Nọc (Quế Phong), Mường Chiêng Ngam (Quỳ Châu), vùng Khủn Tinh (Quỳ Hợp)...nên hôn nhân mang đậm nét truyền thống, phản ánh văn hóa, lối sống cũng như chuẩn mực của dân tộc Thái

Người Thái quan niệm con gái phải thạo dệt vải, con trai phải khéo đan chài (Nhinh khụ khen phài, chai hụ xán hé) mới được lập gia đình. Việc dựng vợ gả chồng cũng còn là dịp mua bán đầy tính toan. Tiêu chuẩn là đồng tiền và danh vị. Nhà trai là người mua, nhà gái là người bán. Người con gái là sản phấm. Nên trong giai đoạn đi hỏi, vấn đề quan trọng đối với hai họ là giá của người con gái [26; 245].

Ngoài các phong tục tập quán gắn liền với nghi lễ trong hôn nhân, người Thái ở Quỳ Châu còn có tục trộm vợ (lặc mia).

Để tổ chức một cuộc trộm vợ, đòi hỏi phải đáp ứng nhiều tiêu chí. Trước đây, việc trộm vợ có thế được tiến hành với những cô gái từ 14 - 15 tuổi. Việc trộm

vợ phải được sự đồng thuận của người con gái (người bị trộm) và gia đình họ hàng

nhà trai. Nhà trai cũng phải chứng minh được trong buồng ngủ của cô gái có cất giữ những kỉ vật tình yêu do chàng trai trao tặng trước đó (bạc trắng, khăn). Sau khi

hai người thống nhất thì vụ trộm được tiến hành.Theo phong tục của người Thái, sau lễ cúng ma là người con gái đã lấy một đời chồng. Như vậy, sau lễ này, người con gái đã trở thành con dâu của nhà trai. Sau khi đã trộm vợ thành công, nhà trai phải tố chức đưa lễ sang nhà gái xin lỗi và nộp phạt cho nhà gái, đồng thời là lễ báo cáo với họ hàng, làng xóm của cô gái. Lễ nộp phạt gồm: một chum rượu cần, 10 lít rượu trắng, một con lợn 30 - 40 kg và một ít tiền mặt để “rửa nhục” cho họ hàng nhà gái.

* Tục củng vía (Hăng vắn)

Trong cuộc đời mỗi con người, từ lúc sinh ra cho đến khi từ giã cõi đời, với người Thái có rất nhiều lễ cúng vía theo chu kì của đời người: sinh — lão - bệnh — tử, nhằm mục đích giúp con người có thêm nghị lực, niềm tin, đế có sức khỏe, có đạo đức, có một cuộc sống dài lâu, ấm no hạnh phúc, hiểu biết về đạo lí và sống có trách nhiệm với cộng đồng và tự nhiên.

Người Thái quan niệm, con người có rất nhiều vía: “xám xíp khoẳn màng na, ha xíp khoẳn màng lắng” — có nghĩa là: Ba mươi vía đằng trước, năm mươi vía đằng sau: vía tóc, vía lông mày, vía mắt, vía ngón chân ngón tay, vía thóp thở... Nếu đau ốm, hoặc một bộ phận nào đó trên cơ thề bị đau là do con vía ấy bị lạc lối. Bởi thế phải cúng để gọi con vía ấy về và cầu khấn cho con vía khỏe mạnh.

Khi dựng vợ gả chồng, thầy mo cúng vía cầu mong cho vợ chồng trọn đời chung thủy, biết yêu thương nhường nhịn nhau, cuộc sống khỏe mạnh, cuộc sống no đủ.

Với người già thì được cúng vía đế cầu mong sức khỏe và trường thọ. Ngay cả khi dù chỉ bị váng đầu, ù tai, hoa mắt...thầy mo cúng vía làm cho người bệnh tin rằng cuộc sống vẫn còn tốt đẹp lắm...

Trong tang ma người Thái rất coi trọng việc thờ cúng tổ tiên nên tố chức tang ma rất chu đáo, họ tin vào sự tồn tại của linh hồn. Tang ma được tồ chức linh đình với nhiều nghi lễ nhằm mục đích báo hiếu với người đã khuất. Thông thường diễn ra theo các nghi lễ, thủ tục sau: khi có người vừa tắt thở, người nhà sẽ làm các thủ tục cá nhân như vuốt mắt, tắm rửa, thay quần áo mới, chít khăn, thắt lưng theo quy định cho người chết, dùng vải thố cam dành cho người chét đế khâm liệm theo tục lệ. Đặt người chết nằm lên giường, theo hướng cái văng của khung nhà cạnh

xáu hòong quay đầu ra phía ngoài. Quan tài của người chết được làm bằng hai nửa

của thân cây khoét rỗng giống như cái thuyền độc mộc tiếng Thái gọi là chung, chọn giờ tốt đưa xác của người chết vào quan tài gọi là cúng hom may. Thời gian quàn xác trong nhà tùy vào việc định ngày mai táng do gia đình đã thỏa thuận với thầy 1Ĩ10 và trưởng bản, thông thường là ba ngày. Trong ba ngày đó, anh em họ hàng đến khóc, phúng viếng và giúp tang chủ lo việc tang. Con cháu nạp lúa, gạo, chăn màn, cày, bừa...người con gái phải nạp thêm nồi, niếng, chân chài theo phong tục. Thầy mo cúng, khóc để đưa linh hồn người chết lên trời (then). Đêm trước khi đưa ma, bà con xa gần đến viếng làm các trò như khắp thạ, lãm thạ (hát đối đáp), múa trống chiêng (điệu riêng cho đám ma), múa sạp, đeo mặt nạ diễn trò hái nấm...làm cho ma vui trước khi rời nhà lên mường trời. Nhìn vào trang phục sẽ xác định được ai là người trong họ và ai là người ngoài họ. Ngoài họ và bà con trong, ngoài bản mặc áo bình thường, đầu trần mà không đội khăn gọi là người “người đầu đen”. Người trong họ gọi là “đầu trắng” và phải tuân thủ theo cách ăn mặc riêng. Trên mộ con cháu dựng một ngôi nhà sàn nhỏ gọi là nhà mồ để chăn, nệm...của người quá cố lên đó, xung quanh có hàng rào tránh thú dữ về phá [21; 366].

Các hình thức tín ngưỡng, tôn giáo của họ thế hiện tính chất sơ khai nhưng cũng khá phức tạp, họ tin ở đa thần, vạn vật hữu linh. Tín ngưỡng là biếu hiện của

nhận thức, lý trí và tình cảm về các hiện tượng của xã hội, tự nhiên. Đó là cách giải thích vũ trụ ba tầng, có quan hệ, chi phối lẫn nhau. Cao nhất là mườngphạ - mường

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò môn GDCD lớp 10 THPT trong việc giáo dục, phòng chông, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan cho học sinh dân tộc thái ở trường THPT DTNT huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an (Trang 52 - 56)