Lộ trình chuyển đổi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng các dịch vụ NGN (Trang 94 - 95)

5.3.4.a Yêu cầu

Phương án chuyển đổi dần cấu trúc mạng hiện tại sang mạng NGN đến năm 2010 cần đảm bảo một số yêu cầu cơ bản sau đây:

- Khơng ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ viễn thơng trên mạng. - Việc chuyển đổi phải thực hiện theo yêu cầu của thị trường, từng bước.

- Thực hiện được phân tải lưu lượng Internet ra khỏi các tổng đài Host cĩ số thuê bao truy nhập Internet chiếm tới 20%.

- Bảo đảm cung cấp dịch vụ truy nhập băng rộng tại các thành phố lớn. - Bảo tồn vốn đã đầu tư của VNPT.

5.3.4.b Nguyên tắc thực hiện

Thực hiện chuyển đổi từng bước. Ưu tiên thực hiện trên mạng liên tỉnh trước nhằm đáp ứng yêu cầu về thoại và truyền số liệu liên tỉnh và tăng hiệu quả sử dụng các tuyến truyền dẫn đường trục.

Mạng nội tỉnh thực hiện cĩ trọng điểm tại các tỉnh thành phố cĩ nhu cầu về truyền số liệu, truy nhập Internet băng rộng. Ưu tiên giải quyết phân tải lưu lượng Internet cho mạng chuyển mạch nội hạt và đáp ứng nhu cầu truy nhập Internet tốc độ cao nhằm tạo cơ sở hạ tầng thơng tin băng rộng để phát triển các dịch vụ đa phương tiện, phục vụ chương trình chính phủ điện tử, …

Khơng nâng cấp các tổng đài hiện cĩ lên NGN do cĩ sự khác biệt khá lớn giữa cơng nghệ chuyển mạch kênh và chuyển mạch gĩi.

Ngừng việc trang bị mới các tổng đài Host cơng nghệ cũ. Chỉ mở rộng các tổng đài Host đang hoạt động trên mạng để đáp ứng nhu cầu thoại và truyền số liệu băng hẹp, chỉ nâng cấp với mục đích phân tải Internet và cung cấp dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao dùng cơng nghệ xDSL trong khi mạng NGN chưa bao phủ hết vùng phục vụ.

5.3.4.c Lộ trình chuyển đổi

- Giai đoạn 2001-2003:

Trang bị hai node điều khiển và hai node dịch vụ tại miền Bắc (đặt tại Hà Nội) và miền Nam (đặt tại TPHCM). Năng lực xử lý cuộc gọi của mỗi node trên bốn triệu BHCA tương đương với với trên 240000 kênh trung kế (hay trên 400000 thuê bao).

Trang bị ba node ATM+IP đường trục tại miền Bắc (đặt tại Hà Nội), miền Nam (đặt tại TPHCM) và miền Trung (đặt tại Đà Nẵng).

Trang bị các node ghép luồng trung kế TGW và mạng ATM+IP nội vùng cho 11 tỉnh và thành phố lớn (Hà Nội, TPHCM, Hải Phịng, Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hồ, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Cần Thơ, Bình Dương).

Như vậy, vào giai đoạn này sẽ cĩ mạng chuyển liên vùng và nội vùng tại cả năm vùng lưu lượng. Một phần lưu lượng thoại của PSTN sẽ được chuyển sang mạng NGN đường trục.

- Giai đoạn 2004-2005:

Tăng số node điều khiển và node ATM+IP nhằm mở rộng vùng phục vụ của mạng NGN tới các tỉnh thành phố cịn lại và hình thành mặt chuyển mạch A&B như theo nguyên tắc tổ chức mạng ở mục 4. Bảo đảm cung cấp dịch vụ xDSL tại 61 tỉnh thành.

- Giai đoạn 2006-2010:

Giai đoạn 2006-2010 mạng chuyển mạch ATM+IP cấp đường trục, các node điều khiển được trang bị với cấu túc hai mặt đầy đủ để chuyển tải lưu lượng chuyển tiếp vùng và liên vùng cho năm vùng lưu lượng.

Lưu lượng PSTN một phần được chuyển qua mạng tổng đài PSTN và phần lớn được chuyển tải qua mạng PSTN.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng các dịch vụ NGN (Trang 94 - 95)