Kiểm tra, đối chiếu giữa kếtoán tổng hợp và kếtoán chi tiết trong quá trình tổng hợp số liệu, thông tin kế toán Trong mỗi phần hành công việc, kế toán viên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trung tâm y tế huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 86 - 89)

trực tiếp kiểm tra các chứng từ kế toán trƣớc khi thực hiện các bƣớc tiếp theo của quy trình luân chuyển chứng từ kế toán, sau đó thực hiện kiểm tra việc ghi sổ

kế toán chi tiết quản lý theo quy định.

- Kiểm tra chất lƣợng và hiệu quả tổ chức bộ máy kế toán, mối quan hệ giữa Phòng Tài chính Kế toán với các khoa, phòng, ban khác trong đơn vị.

Công tác kiểm tra kế toán tại Trung tâm Y tế huyện Hoài Ân còn chịu sự kiểm tra trực tiếp của cơ quan chủ quản là Sở Y tế Bình Định, đồng thời cũng chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan thanh tra tỉnh, cơ quan kiểm toán Nhà nƣớc, ... Nội dung kiểm tra chủ yếu xoay quanh vấn đề kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài chính, kế toán.

Hàng năm, Sở Y tế Bình Định phối hợp với Sở Tài chính thực hiện kiểm tra về công tác quản lý tài chính tại đơn vị, trong đó kiểm tra về các BCTC, kiểm tra việc chấp hành NSNN. Tuy nhiên, công tác kiểm tra chỉ thực hiện một lần trong năm và thời gian kiểm tra ngắn (thƣờng là trong hai ngày)

nên chƣa thể kiểm tra chi tiết toàn bộ chứng từ kế toán, chỉ kiểm tra ngẫu nhiên một vài chứng từ dẫn đến sai sót có thể xảy ra.

Công tác xử lý kiểm tra kế toán Ban thanh tra nhân dân tại đơn vị: Xác định công tác xử lý sau thanh tra, kiểm tra là khâu quan trọng của hoạt động thanh tra, kiểm tra, lãnh đạo đơn vị đã đặc biệt quan tâm đến việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các kết luận, kiến nghị thanh tra, kiểm tra nghiêm túc, chặt chẽ, khoa học. Hàng quý, thực hiện tổng hợp các tồn tại, sai sót thƣờng xuyên xảy ra, cảnh báo rủi ro, chấn chỉnh rút kinh nghiệm trong toàn đơn vị.

Công tác xử lý kiểm tra kế toán khi có kết luận của cấp trên: Căn cứ vào biên bản duyệt quyết toán ngân sách hàng năm, trên cơ sở các kiến nghị đề xuất của Sở Y tế, đơn vị luôn thực hiện việc xử lý, điều chỉnh số liệu và gửi bằng văn bản về Sở Y tế báo cáo kết quả đã thực hiện việc kiến nghị đề xuất của Sở Y tế đúng thời gian quy định.

Việc kiểm kê TSCĐ vẫn đƣợc tiến hành theo quy định. Tuy nhiên việc kiểm kê đƣợc thực hiện trễ so với quy định thông thƣờng vào nửa tháng 01 năm sau mới tiến hành việc kiểm kê nên số liệu đã không còn chính xác và trên biên bản kiểm kê không ghi nhận hạn sử dụng đối với từng loại vật tƣ hóa chất dẫn đến chƣa quản lý đƣợc chặt chẽ, chƣa tiến hành lập báo cáo hiện trạng đối với các loại vật tƣ tồn kho cuối năm có giá trị lớn, chƣa dán mã tài sản để theo dõi tình hình thực tế TSCĐ đang sử dụng tại đơn vị. Đồng thời, việc kiểm quỹ tiền mặt không thực hiện định kỳ hàng ngày nhƣng đến cuối tháng mới tiến hành kiểm quỹ tiền mặt một lần.

2.2.7 Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác sẽ giúp nâng cao hiệu quả công việc, tiết kiệm đƣợc nhiều thời gian, kết xuất dữ liệu kịp thời, tra cứu dữ liệu nhanh chóng. Vì vậy, nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác thì hệ thống máy tính đƣợc trang bị đầy đủ cho các nhân viên kế toán. Hiện nay,

TTYT huyện Hoài Ân đã ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện nhƣng chỉ mới thực hiện đƣợc từng phần riêng lẻ nhƣ:

Phần mềm quản lý tài chính kế toán (áp dụng phần mềm kế toán Misa Mimosa.net của Công ty cổ phần MISA), phần mềm kế toán máy này có tính mở, triển khai nhanh chóng, có chế độ bảo hành, bảo trì và tƣ vấn hỗ trợ chuyên nghiệp, tận tình từ nhà cung cấp, khả năng linh hoạt và thích ứng với những sửa đổi, bổ sung chính sách chế độ kế toán.

Phần mềm quản lý khám chữa bệnh (phần mềm Viettel - His), phần mềm này quản lý công tác khám bệnh, chữa bệnh; quản lý thu dịch vụ và quản lý công tác dƣợc, góp phần nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh cho nhân dân.

Phần mềm bảo hiểm xã hội (Phần mềm báo tăng giảm lƣơng và ốm đau,thai sản) do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp đã giúp đơn vị tiết kiệm đƣợc thời gian, công sức, không phải đi đến cơ quan bảo hiểm xã hội để nộp hồ sơ giấy.

Phần mềm quản lý tài sản: Việc quản lý, theo dõi tài sản cố định, công cụ dụng cụ, đơn vị sử dụng phần mềm Misa, phần mềm này đáp ứng đƣợc các báo cáo quyết toán tổng hợp với cấp trên, tuy nhiên tại đơn vị có nhiều khối hoạt động khác nhau cần phải phân nguồn quản lý nhƣ: khối bệnh viện, khối trạm y tế, khối y tế dự phòng, phòng khám khu vực. Phần mềm quản lý tài sản không tách đƣợc báo cáo từng khối, do vậy để đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý của đơn vị kế toán quản lý tài sản phải thực hiện trên Excel, việc này làm mất nhiều thời gian trong việc lập các báo cáo chi tiết.

Qua khảo sát thực tế cho thấy, hệ thống mạng LAN đƣợc kết nối trong toàn Trung tâm Y tế huyện Hoài Ân, tạo điều kiện cho cán bộ toàn nói chung và nhân viên phòng kế toán tài chính nói riêng, liên tục cập nhật các kiến thức tin học mới, triển khai ứng dụng các phần mềm để quản lý chặt chẽ từng nguồn thu, tiện lợi cho việc kiểm tra và quản lý. Bên cạnh đó, các phần mềm này lại hoạt động đơn

lẻ, không kết nối liên thông nhau, việc nhập dữ liệu kế toán đƣợc thực hiện tập trung vào một hoặc một vài bộ phận. Do đó, việc lựa chọn giải pháp trong quản lý bệnh viện hiện tại trở nên khó khăn khi sử dụng hay khi nâng cấp, mở rộng hệ thống. Cụ thể nhƣ:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trung tâm y tế huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 86 - 89)