Tổ chức hệ thống tài khoản kếtoán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trung tâm y tế huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 109 - 114)

- Hoàn thiện công tác kếtoán cần dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, chất lƣợng và hiệu quả Nhằm thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá

3.2.3.Tổ chức hệ thống tài khoản kếtoán

Hệ thống tài khoản kế toán là bộ phận quan trọng của một hệ thống kế toán bởi nó hệ thống hóa toàn bộ hệ thống thông tin kế toán trong đơn vị. Hiện nay, các đơn vị HCSN đang áp dụng chế độ kế toán đơn vị HCSN theo Thông tƣ số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài Chính.

Khi đơn vị hạch toán đầy đủ sẽ thuận lợi cho công tác kiểm tra đối chiếu số liệu với cơ quan BH H hàng tháng về số tiền đơn vị đã trích, đã nộp theo lƣơng. Đồng thời, việc này cũng mang lại thuận lợi khi làm tờ khai thuế thu nhập cá nhân cuối năm cho cán bộ trong cơ quan. Số liệu đơn vị phản ánh rõ ràng phục vụ cho các cơ quan kiểm tra, kiểm toán khi cần.

Xuất phát từ những nguyên tắc kế toán cơ bản, các tồn tại của hệ thống tài khoản, từ sự thay đổi về cơ chế tài chính của cơ quan đơn vị SNCL, sự khuyến khích của Nhà nƣớc trong việc chuyển đổi hoạt động của các đơn vị SNCL sang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp và với quan điểm muốn thống nhất hệ thống tài khoản đối với kế toán Nhà nƣớc, tác giả xin mạnh dạn đề xuất một số sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống tài khoản nhƣ sau: - Tài khoản loại 1: Do hiện nay theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 cho phép những đơn vị hành chính sự nghiệp đƣợc phép mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng hoặc Kho bạc để phản ánh các khoản thu chi của hoạt động dịch vụ. Nên bổ sung chi tiết tài khoản 112 “Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc” thành: TK 1121 „Tiền gửi ngân hàng” và TK 1122 “Tiền gửi kho bạc”. Việc bổ sung này nhằm mục đích phục vụ cho việc thống nhất tài khoản giữa các đơn vị và phục vụ cho việc quản lý bởi nhƣ hiện nay với TK 112 “Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc” vừa phản ánh cả tài khoản tiền gửi tại Kho bạc vừa phản ánh cả tiền gửi tại ngân hàng về cách hạch toán với 2 loại tiền này là nhƣ nhau nhƣng về bản chất của chúng có một số điểm khác nhau: Tiền gửi Kho bạc là những khoản tiền có liên quan đến NSNN không đƣợc hƣởng lãi, còn tiền gửi Ngân hàng là những khoản gửi có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn và đƣợc hƣởng lãi tiền gửi…

- Với các tài khoản loại 5 - Nguồn kinh phí hoạt động và các tài khoản loại 6 „Các khoản chi” nên điều chỉnh theo hƣớng: Đồng thời với tài khoản loại 5 thì tài khoản loại 6 cũng cần phải chi tiết tƣơng ứng đặc biệt với kinh

phí hoạt động của đơn vị. Cụ thể TT T nên đảm bảo sự thống nhất quản lý giữa hệ thống tài khoản loại 5 (Kinh phí hoạt động) và nhóm tài khoản loại 6 (Chi hoạt động) để đảm bảo thực hiện yêu cầu phản ánh đầy đủ chính xác các khoản kinh phí, các khoản thu trong bệnh viện và tất cả các khoản chi hoạt động. Riêng với TK 511 “Nguồn kinh phí hoạt động”, TK 611 “Chi hoạt động”, trung tâm nên thiết kế các nhóm tài khoản chi tiết tƣơng ứng với các nguồn kinh phí mà đơn vị hiện có nhằm mục đích quản lý chặt chẽ các hoạt động thu chi theo từng nguồn kinh phí.

Việc mở và quản lý chi tiết hai loại tài khoản này giúp trung tâm xác định cụ thể mỗi nguồn kinh phí thu đƣợc, từ kinh phí của ngân sách cấp, các khoản viện phí, BH T đến các khoản thu đƣợc từ viện trợ và việc sử dụng các nguồn kinh phí phục vụ cho các hoạt động thƣờng xuyên cũng nhƣ các hoạt động phục vụ thu viện phí. Việc quản lý chi tiết này nhằm phản ánh đầy đủ các khoản thu của TT T cũng nhƣ những khoản chi thuộc mỗi loại nguồn kinh phí đảm bảo xác định số chênh lệch thu chi hoạt động thƣờng xuyên tại các TTYT cuối mỗi kỳ kế toán.

Tuy nhiên, đây chỉ là những giải pháp mang tính chất thời điểm nhằm phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh ở đơn vị đồng thời phù hợp và tôn trọng hệ thống tài khoản hiện đang sử dụng. Xét về lâu dài, Nhà nƣớc và cơ quan chức năng ở đây là Bộ Tài chính cần thiết phải có những chiến lƣợc vĩ mô để cải cách hệ thống kế toán Nhà nƣớc trong đó có hệ thống tài khoản kế toán đảm bảo tính khoa học, hiện đại, thống nhất trong hệ thống kế toán Nhà nƣớc nói riêng và hệ thống kế toán Việt Nam nói chung và hƣớng tới mục tiêu phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế xã hội ngày nay. Đồng thời riêng đối với ngành y tế nói chung cũng cần có những hƣớng dẫn về việc mở các tài khoản kế toán chi tiết để thống nhất quản lý trong ngành. Từ đó TT T mới có căn cứ để xây

dựng đƣợc hệ thống tài khoản thích hợp với các đặc điểm hoạt động của TTYT nhằm thực hiện tốt công tác kế toán cũng nâng cao tầm quan trọng của công cụ quản lý tài chính này.

3.2.4 Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách vàcông khai tài chính tại Trung tâm Y tế huyện Hoài Ân công khai tài chính tại Trung tâm Y tế huyện Hoài Ân

Để giúp cho lãnh đạo các đơn vị nắm rõ tình hình hoạt động và kịp thời đƣa ra những quyết định chính xác thì yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính. Cụ thể:

Thứ nhất, về lập và trình bày Báo cáo tài chính phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của đơn vị kế toán tại thời điểm 31/12 hàng năm, bao gồm tài sản hình thành từ nguồn NSNN cấp; nguồn thu từ hoạt động SXKD, dịch vụ; nguồn thu phí (phần đƣợc khấu trừ để lại đơn vị theo quy định) và các nguồn vốn khác tại đơn vị. Nhằm mục đích cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động tài chính và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị, cung cấp cho những ngƣời có liên quan để xem xét và đƣa ra các quyết định về các hoạt động tài chính, ngân sách của đơn vị.

Về trình bày báo cáo tài chính, các đơn vị sự nghiệp công lập phải trình bày rõ ràng trong Báo cáo kết quả hoạt động tổng thu nhập và chi phí tƣơng ứng và chi tiết cho từng hoạt động phù hợp với các hoạt động của đơn vị. Theo đó, các khoản thu nhập và chi phí phải đƣợc trình bày theo một logic tƣơng ứng với nhau. Thu nhập và chi phí đều đƣợc trình bày theo từng loại hoạt động.

Về trình bày Báo cáo kết quả hoạt động. Trong báo cáo này, kết quả hoạt động của từng bộ phận cần đƣợc trình bày đầy đủ, giúp cho việc tìm hiểu kết quả hoạt động tổng thể ở hiện tại và dự kiến về kết quả hoạt động trong tƣơng lai đƣợc rõ ràng hơn.

Để nâng cao độ chính xác, trung thực của Báo cáo tài chính đơn vị cùng với việc xây dựng hệ thống báo cáo tài chính, chế độ kế toán cũng nên quy định các báo cáo tài chính phải đƣợc kiểm toán hàng năm bởi cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc hoặc một số tổ chức kiểm toán độc lập để đảm bảo chất lƣợng thông tin trên báo cáo.

Thứ hai, việc lập báo cáo quyết toán phải bảo đảm sự trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, phản ánh đúng tình hình thu, chi đối với từng nguồn kinh phí của đơn vị hành chính, sự nghiệp.

Báo cáo quyết toán phải đƣợc lập đúng nội dung, phƣơng pháp theo quy định và đƣợc trình bày nhất quán giữa các kỳ báo cáo. Hệ thống chỉ tiêu của báo cáo quyết toán ngân sách nhà nƣớc phải phù hợp và thống nhất với chỉ tiêu dự toán năm đƣợc cơ quan có thẩm quyền giao và mục lục ngân sách nhà nƣớc, đảm bảo có thể so sánh đƣợc giữa số thực hiện với số dự toán và giữa các kỳ kế toán với nhau.

Thứ ba, cơ chế tự chủ tài chính hiện nay thì hoạt động của TTYT sẽ không còn nhƣ trƣớc chỉ thực hiện nhiệm vụ nhà nƣớc giao bằng nguồn kinh phí ngân sách cấp và các khoản thu sự nghiệp mà hiện nay đơn vị phải thực hiện thu dịch vụ tự cân đối thu chi. Do đó, đơn vị cần nghiên cứu xây dựng hệ thống báo cáo kế toán phục vụ quản trị nội bộ đơn vị trên cơ sở tổng hợp thông tin từ các sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp. TTYT phải căn cứ vào nội dung và yêu cầu của các chỉ tiêu cần báo cáo để có thể xây dựng các mẫu biểu báo cáo cho từng nội dung chỉ tiêu cần báo cáo nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng thông tin và để đảm bảo cho việc lập báo cáo đƣợc nhất quán trong các kỳ. Để thực sự trở thành công cụ quản lý phục vụ cho nhà quản trị đơn vị, hệ thống báo cáo kế toán phục vụ quản trị nội bộ đơn vị phải đáp ứng các yêu cầu sau:

thông tin phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành và ra quyết định kinh tế của đơn vị đồng thời có thể so sánh giữa kế hoạch với thực hiện, so sánh số liệu thực hiện cùng thời kỳ.

- Các chỉ tiêu trong báo cáo phải đƣợc thiết kế phù hợp với các chỉ tiêu của kế hoạch, dự toán và báo cáo tài chính nhƣng có thể thay đổi theo yêu cầu quản lý của các cấp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trung tâm y tế huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 109 - 114)