5. Bố cục của luận văn
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Các tài liệu và số liệu thứ cấp được thu thập trên website, sách, báo, tạp chí, các tài liệu đã công bố và các báo cáo tổng kết, hội nghị của các cấp, các ngành và các số liệu thực tế tại các cơ quan thống kê của tỉnh, của huyện (như chi cục thống kê tỉnh, chi cục Thống kê huyện), các cơ quan chuyên môn: Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Kinh Tế - Hạ Tâng, Chi Cụ Thuế, Kho bạc Nhà nước huyện và các cơ quan liên quan khác:
Tài liệu thu thập được gồm:
- Các tài liệu thống kê về liên quan đến quyết toán vốn đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN của huyện Bảo Thắng trong giai đoạn 2017-2019.
- Các tài liệu thống kê về tình hình dân số, lao động, kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Bảo Thắng .
- Các tài liệu thống kê về tình hình thu chi ngân sách nhà nước huyện Bảo Thắng trong giai đoạn 2017 - 2019.
- Các tài liệu thống kê về đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2017 - 2019.
31
- Các tài liệu thống kê về tổng mức đầu tư, tổng các công trình đầu tư XDCB hoàn thành đã quyết toán, chưa quyết toán giai đoạn 2017 - 2019.
- Các tài liệu thống kê có liên quan đến công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm toán công tác thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN của huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu trong giai đoạn 2017-2019. - Các bài báo tại các tạp chí khoa học chuyên ngành kinh tế, quản lý, thuế.
- Các Nghị quyết trung ương, các Nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng, Thông tư hướng dẫn của các Bộ ngành về đầu tư XDCB.
- Các quyết định của huyện Bảo Thắng, của UBND tỉnh Lào Cai, các báo cáo hàng năm, sơ kết 5 năm.
Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập được, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN của tỉnh Lào Cai, đồng thời thấy rõ những dữ liệu còn thiếu để bổ sung và cập nhật thông tin giúp công tác quyết toán hoàn thiện tốt hơn.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Để thực hiện đề tài, tác giả sẽ tiến hành điều tra, phỏng vấn thu thập các thông tin, số liệu (Thông tin chung về đối tượng điều tra; thông tin đánh giá chất lượng, trình độ, môi trường làm việc; các vấn đề nghiên cứu của đề tài) liên quan đến nâng thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN tại huyện Bảo Thắng.
a. Đối tượng điều tra
Đối tượng điều tra gồm 2 nhóm đối tượng:
Nhóm thứ nhất là chuyên viên ở các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan như Phòng Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Phòng Kinh Tế - hạ Tầng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện, quy mô mẫu là 52 người
32
Đối với chuyên viên ở các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan: Tác giả dựa trên số lượng cán bộ trực tiếp quản lý hoặc thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN ở từng cấp để phân bổ phiếu điều tra như sau:
+ Phòng Kinh Tế - Hạ Tầng: 10 người + Phòng Tài chính huyện: 12 người + Kho bạc Nhà nước huyện: 17 người + Ban QLDA ĐTXD huyện: 13 người
Nhóm thứ hai là chủ đầu tư, nhà thầu đang thực hiện các dự án XDCB sử dụng vốn NSNN.
Mẫu điều tra sẽ được chọn theo công thức sau đây: N = N
1+ N (e)2 Trong đó: N là tổng thể mẫu điều tra
e là sai số cho phép
Trên địa bàn tỉnh năm 2019 sơ bộ có 462 dự án XDCB sử dụng vốn NSNN đang triển khai thực hiện. Áp dụng công thức trên ta có thể xác định được quy mô mẫu điều tra với sai số lựa chọn là 10% như sau:
N = 462 = 82,2 1+ 462*(0,1) 2
Để đảm bảo mức độ tin cậy 90%, quy mô mẫu điều tra tối thiểu phải là 82 dự án. Như vậy, tác giả lựa chọn điều tra chủ đầu tư hoặc nhà thầu của 82 dự án đầu từ XDCB sử dụng vốn NSNN.
b. Nội dung điều tra
Phần thứ nhất là các thông tin cá nhân của đối tượng điều tra Phần thứ hai, đánh giá về công tác thanh toán vốn đầu tư Phần thứ ba, đánh giá về công tác quyết toán vốn đầu tư
Thang đo của bảng hỏi được sử dụng là thang đo Likert 5 mức độ để đánh
33
giá mức độ thực hiện công việc theo các tiêu chí cụ thể. Từ đó sẽ đưa ra được cái nhìn khách quan về công tác thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB bằng NSNN.
Thang đo được xây dựng như sau:
1- Kém, 2- Yếu, 3 - Trung bình, 4 - Khá, 5 - Tốt Việc sử dụng thang đo có ý nghĩa:
Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/ n = (5-1)/5= 0,8
Theo đó nội dung đánh giá dựa trên thang đo Likert được thống kê theo bảng
sau:
Mức Khoảng Lựa chọn Mức đánh giá
5 4,21 - 5,00 Tốt Tốt
4 3,40 - 4,20 Khá Khá
3 2,61 - 3,40 Trung bình Trung bình
2 1,81 - 2,60 Yếu Yếu
1 1,00 - 1,80 Kém Kém
- Ngoài những thông tin thu thập được bằng hình thức phát phiếu điều tra, tác giả còn sử dụng phương pháp phỏng vấn để thu thập thông tin về đánh giá công tác thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB bằng NSNN. Đối tượng phỏng vấn là những chuyên viên của các phòng ban có liên quan đến hoạt động thanh toán quyết toán vốn đầu tư XDCB bằng NSNN và các nhà đầu tư có liên quan trực tiếp đến quá trình thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB bằng NSNN để từ đó đánh giá