Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 83 - 85)

5. Bố cục của luận văn

3.6.3.Nguyên nhân của hạn chế

Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng của nhà nước trong thời gian gần đây có nhiều thay đổi nên chủ đầu tư khó khăn trong việc thực hiện (Một điểm rất quan trọng mà Nghị định 112/NĐ-CP thay đổi là những trường hợp được phép điều chỉnh dự án đã không còn yếu tố nhà nước thay đổi chính sách, đơn giá tiền lương... nhưng lại không hướng dẫn cách tính toán khoản dự trù trượt giá). Chưa có chế tài cụ thể về mức xử phạt đối với chủ đầu tư, nhà thầu trong việc chậm thực hiện quyết toán dự án hoàn thành. Trong thời gian qua, đã có sự thay đổi lớn trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, nhưng tình trạng bố trí kế hoạch còn dàn trải, chưa căn cứ vào khả năng thực tế thực hiện trong năm, công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc, việc hướng dẫn xử lý vướng mắc các dự án chuyển tiếp chưa được thực hiện ngay, việc tính bù giá vật tư, nhân công do trượt giá chưa được hướng dẫn kịp thời.

Sau khi thực hiện phân cấp đầu tư các chủ đầu tư, người quyết định đầu tư nhất là Chủ tịch UBND cấp thành phố, cấp huyện, cấp xã phê duyệt số lượng dự án lớn, trong khi không cân đối được nguồn lực cho dự án, không xác định rõ nguồn vốn để thực hiện; số lượng dự án trên địa bàn tỉnh còn nhiều; năng lực, trình độ của một số chủ đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu, quá trình triển khai dự án chưa thực hiện đúng quy trình, thủ tục quản lý, không xử lý dứt điểm vướng mắc nên khi thi công xong thiếu các văn bản cần thiết, phải làm đi làm lại nhiều lần hồ sơ quyết toán. Thực tế cũng cho thấy một số dự án chậm quyết toán vì chủ đầu tư, nhà thầu thiếu trách nhiệm, quản lý lỏng lẻo làm thất lạc hồ sơ; một số cán bộ làm công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán còn phiền hà, năng lực còn hạn chế; thời gian thẩm tra, phê duyệt

quyết toán còn kéo dài. Mặt khác, hệ thống văn bản liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản còn nhiều bất cập và thường xuyên thay đổi nên rất khó khăn trong công tác Quản lý dự án cũng như thanh quyết toán các dự án.

Cơ quan tài chính và cơ quan Kho bạc nhà nước các cấp chưa phối hợp tốt để đôn đốc các chủ đầu tư của các Bộ ngành địa phương tập trung dứt điểm báo cáo quyết toán dự án hoàn thành hàng năm. Trong công tác chỉ đạo điều hành của các cấp Bộ, ngành và địa phương chưa thật sát sao, chưa chủ động đôn đốc các chủ đầu tư hoàn thành quyết toán kịp thời, chưa tìm hiểu kỹ các nguyên nhân chính để kịp thời điều chỉnh.

Sau khi hoàn tất việc xây dựng công trình thì lượng vốn còn lại trong hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư thường rất ít, nên nhiều đơn vị thi công đã không còn quan tâm tới công tác quyết toán. Các đơn vị thi công cũng thường đảm nhận thi công nhiều công trình một lúc, nên không đủ nhân lực, thời gian để giải quyết hồ sơ quyết toán, dẫn đến chây ỳ, kéo dài việc quyết toán...

Chưa quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn trong lập, thẩm tra và phê duyệt báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, chưa đẩy mạnh việc phân cấp thẩm tra, phê duyệt báo cáo quyết toán dự án. Công tác giám sát đầu tư của các đơn vị chức năng bị xem nhẹ.

CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TOÁN, QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN SỬ DỤNG VỐN NGÂN

SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN BẢO THẮNG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 83 - 85)