Các chỉ tiêu đánh giá công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB bằng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 45)

5. Bố cục của luận văn

2.3.2.Các chỉ tiêu đánh giá công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB bằng

- Tỷ lệ dự án quyết toán được thẩm tra: Tỷ lệ dự án quyết

= toán được thẩm tra

Số dự án đã thẩm tra phê duyệt quyết toán

Tổng số dự án hoàn thành *100

Tỷ lệ dự án quyết toán được thẩm tra cho mức tỷ lệ số dự án đã được thẩm tra phê duyệt quyết toán trong tổng số dự án hoàn thành. Tỷ lệ này được sử dụng để đánh giá công tác lập báo cáo quyết toán và công tác thẩm tra phê duyệt quyết toán.

- Tỷ lệ giảm trừ quyết toán:

Tỷ lệ giảm trừ quyết toán được tính theo công thức: Tỷ lệ giảm trừ

quyết toán =

Tổng giá trị quyết toán được trị đề nghị quyế

phê duyệt - Tổng giá

t toán *100 Tổng giá trị đề nghị quyết toán

quyết toán do những lỗi từ phía chủ đầu tư. Tỷ lệ này phản ánh được mức độ tiết kiệm cho NSNN trong đầu tư XDCB.

- Mức độ xử lý vi phạm trong quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành đối với cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán và các Chủ đầu tư, nhà thầu. Mức độ xử lý vi phạm của các chủ đầu tư cho thấy sự nghiêm minh trong việc cưỡng chế các đơn vị thực thi theo các quy định của pháp luật. Xử lý vi phạm đúng mức sẽ thúc đẩy các chủ đầu tư, nhà thầu thực hiện tốt quy định và nâng cao hiệu quả hoạt động trong đầu tư XDCB.

- Mức độ xử lý vi phạm quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành đối với cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán. Đối với các cơ quan thẩm tra phê duyệt quyết toán cũng cần phải tuân thủ các trình tự, các quy định của Nhà nước. Với những sai phạm từ phía các cơ quan này cần phải có biện pháp chấn chỉnh, xử lý để hạn chế những tiêu cực trong việc quản lý vốn ngân sách.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG THANH TOÁN, QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI

HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI 3.1. Khái quát về huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

3.1.1. Các đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý: Bảo Thắng nằm ở trung tâm của tỉnh Lào Cai trên bản đồ hành chính, tiếp giáp với 5 huyện và Thành Phố Lào Cai; có 6,5 km đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Trung Quốc, phía đông giáp huyện Bắc Hà. Phía tây giáp huyện Sa Pa, TP Lào Cai, phía nam: Giáp huyện Bảo Yên và Văn Bàn, phía Bắc giáp TP Lào Cai, Trung Quốc, Mường Khương.

Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Bảo Thắng

Địa hình: Huyện Bảo Thắng là huyện vùng thấp của tỉnh Lào Cai có 12 xã và 03 thị trấn với vùng thung lũng nằm ven hai bên Sông hồng, có độ cao trung bình từ 80m đến 400m, địa hình bao gồm dải thung lũng hẹp, chạy dài ven Sông Hồng. Địa hình chia thành 2 khu vực, hữu ngạn và tả ngạn. Khu hữu ngạn gồm có các xã: Gia Phú, Xuân Giao, Sơn Hải, thị trấn Tằng Loỏng, Phú Nhuận, Sơn Hà khu vực này có nhiều suối lớn, đều bắt nguồn từ dãy núi Phan Xi Păng, tạo thuận lợi cho giao thông đường thuỷ, như ngòi Bo, ngòi Nhù, suối Nhớn, suối Trát. Khu vực tả ngạn gồm các xã: Bản Phiệt, Bản Cầm, Phong Hải, Phong Niên, Xuân Quang, thị trấn Phố Lu, Xã Lu, Trì Quang Các xã này nằm nằm bao quanh hành lang trung tâm này từ Đông - Bắc sang Tây – Nam, gồm nhiều dãy núi và thung lũng nhỏ biệt lập, nơi có các cộng đồng dân cư sinh sống. Địa hình vùng núi với các tác động tiểu khí hậu đã giúp tạo nên một môi trường thiên nhiên rất đa dạng.

Thời tiết khí hậu: Khí hậu nhiệt đới gió mùa, biên độ nhiệt độ ngày đêm cao, được chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. nhiệt độ trung bình: 230C-290C, nhiệt độ thấp dưới 20C, nhiệt độ cao nhất 400C. Hướng gió thịnh hành là hướng gió Đông Nam, lượng mưa trung bình: 1.400 - 1.700 mm/năm, tốc độ trung bình từ 1 - 2m/s. Lượng mưa toàn huyện thuộc loại trung bình, khoảng 1.600 đến 1.800mm. Khu vực Phố Lu lượng mưa trung bình hàng năm là 2.016mm. Số ngày mưa trung bình ở Phố Lu là 111 ngày (Số ngày mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8). Số ngày mưa trung bình ở Phú Nhuận là 115 ngày (số ngày mưa nhiều nhất vào tháng 4 và tháng 8 hàng năm). Khí hậu thích hợp cho các loại cây nhiệt đới phát triển.

Đất đai tài nguyên: Tổng diện tích tự nhiên: 68.219,13 ha. Phần lớn

đất đai của huyện Bảo Thắng là đất lâm nghiệp (rừng và đất) chiếm tới 56.303ha trong tổng diện tích. Toàn huyện chỉ có 3.093,2 ha trồng cây lương thực, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, tập chung chủ yếu ở vùng

thung lũng ven sông, suối hoặc trên các bậc thềm phù sa. Huyện Bảo Thắng có nhiều tài nguyên khoáng sản quý. Mỏ Apatit với trữ lượng lớn, hàm lượng cao, chạy dài hàng chục km, bên hữu ngạn Sông Hồng, Apatit ở đây hầu như nguyên chất, trải rộng, không những là tài nguyên quý mà còn giàu độ phì cho đất, rất thuận tiện cho trồng trọt. Bảo Thắng còn có các mỏ Cao lanh, Mica, đất sét trắng… Tiềm năng về quỹ đất để phát triển còn khá lớn. Cụ thể gồm các loại đất sau:

Bảng 3.1: Diện tích đất đai huyện Bảo Thắng

ĐVT: ha

STT Mục đích sử dụng đất

Diện tích theo mục đích sử dụng Diện tích đất theo đối tượng được giao để quản lý Tổng số Đất khu dân cư nông thôn Đất đô thị Diện tích đất theo đối tượng sử dụng Tổng số 6.821.931 216.079 139.640 5.545.585 1.276.346 1 Đất NN 4.508.957 146.019 901.288 4.459.046 49.911 2 Đất phi NN 694.487 70.060 120.253 259.055 435.432 3 Đất chưa sử dụng 1.618.487 374.859 827.484 791.003

Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường huyện Bảo Thắng

3.1.2. Các đặc điểm kinh tế - xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2.1 Tình hình dân số và lao động

Theo số liệu thống kê năm 2018 toàn huyện có 106.286 người trong đó dân số thành thị 23.374 người (chiếm 22 %), dân số nông thôn 82.912 người (chiếm 78% ). Dân số phân bố không đông đều tại các xã mật độ dân số bình quân là 156 người/km2, toàn huyện có 17 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm xấp xỉ 30% tập trung chủ yếu ở các thôn vùng cao, vùng sâu.

trong thời gian qua, do làm tốt công tác kế hoạch hóa gia đình nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đảm bảo ở mức khoảng 1% - 2% chất lượng dân số và tuổi thọ trung bình ngày càng cao, được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2: Dân số và biến động dân số huyện Bảo Thắng Năm Tổng số Phân theo giới tính

Phân theo thành thị, nông thôn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

Đơn vị tính: Người

2017 102.848 53.418 49.430 22.464 80.384

2018 105.161 53.842 51.319 23.089 82.072

2019 106.286 54.854 51.342 23.374 82.912

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bảo Thắng

Những năm gần đây vấn đề giải quyết việc làm luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm. Huyện đã có chương trình cho vay vốn để giải quyết việc làm, khuyến khích tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn. Công tác đào tạo nghề cho người lao động được chú trọng(chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy hải sản, trồng và chế biến chè chế biến gỗ...).

3.1.2.2. Phát triển cơ sở hạ tầng

Bảo Thắng với 15 đơn vị hành chính có 3 thị trấn (Thị trấn Phố Lu, Thị trấn Phong Hải và Thị trấn Tằng Loỏng) và một số thị tứ. Trong những năm qua, hệ thống cơ sở hạ tầng của thị trấn đã được quan tâm đầu tư cải tạo và xây dựng mới, về cơ bản là tương đối hoàn chỉnh. Trong quá trình phát triển, một số trung tâm xã đã phát triển và định hướng trở thành các khu dân cư thị tứ, thị trấn như: thị tứ Bắc Ngầm, thị tứ Bản Phiệt...

Giao thông: Bảo thắng có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi, như

có quốc lộ 70, quốc lộ 4E, tỉnh lộ, đường sắt Hà Nội - Lào Cai đi qua, bên cạnh đó còn có các dự án lớn tuyến Nội Bài - Lào Cai. Trong những năm qua, nhờ được sự đầu tư từ ngân sách nhà nước, mạng lưới giao thông trên địa bàn

huyện, với các đường tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên xã, đường liên thôn chất lượng từng bước được nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cả giao thông đối nội và đối ngoại, góp phần phát triển KT- XH của huyện.

Hệ thống cấp điện: Hầu hết 15 xã của huyện đã có điện lưới quốc gia,

100% số xã với hơn 93,48 % số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia đảm bảo chất lượng.

Thuỷ lợi: Huyện Bảo Thắng đã hoàn thành cơ bản chương trình kiên cố hóa kênh mương để đảm bảo chủ động tưới tiêu cho 90% diện tích canh tác. Hiện nay đã có 235 thôn trong tổng số 264 thôn bản có kênh mương được kiên cố.

Bưu chính viễn thông: Đến nay, tất cả các xã, thị trấn đều đã có điện

thoại cố định, fax; Phủ sóng di động đạt 90 - 95% đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt. Có 11 xã trong tổng số 15 xã thị trấn có điểm bưu điện văn hóa xã. Tất cả các xã đều có báo đọc trong ngày.

Cấp nước sinh hoạt: Trên địa bàn huyện đến nay mới xây dựng 39

công trình nước sinh hoạt đáp ứng nước sạch cho 3.320 hộ chiếm khoảng hơn 80% số hộ dùng nước sạch. Như vậy về cơ bản các hộ trên địa bàn huyện được sử dụng nước hợp vệ sinh.

Văn hóa - Xã hội: Văn hoá - xã hội thường xuyên được quan tâm, đời

sống văn hoá, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện và nâng lên, việc đầu tư xây dựng các thiết chết văn hóa và phong trào xã hội hóa các hoạt động văn hóa thông tin được đông đảo cán bộ, nhân dân trong huyện hưởng ứng tham gia. Công tác thông tin truyên truyền hoạt động tốt, phục vụ các chương trình, mục tiêu, các ngày lễ, kỷ niệm bằng nhiều hình thức phong phú.

Hàng năm, các hoạt động lễ hội trên địa bàn huyện được tổ chức trang trọng, có ý nghĩa giáo dục truyền thống văn hóa tốt đẹp, tạo sự gắn bó, đoàn kết cộng đồng.

tương đối toàn diện, quy mô giáo dục tăng nhanh, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Toàn huyện có 3 trường trung học phổ thông, 23 trường trung học cơ sở, 36 trường tiểu học và 19 trường mầm non. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em tại các trường mầm non được nâng lên. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học được duy trì và củng cố; chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở hoàn thành đúng tiến độ. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường (từ 6-14 tuổi) đạt 99%. Chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông từng bước được nâng lên. Đội ngũ giáo viên được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Cơ sở vật chất trường lớp tiếp tục được củng cố. Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh, đem lại hiệu quả thiết thực. Quy mô trường, lớp phát triển hợp lý, cân đối giữa các ngành học, bậc học,Lĩnh vực y tế được quan tâm đầu tư để đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Hệ thống các trạm y tế xã được đầu tư xây dựng, tỷ lệ nông dân tham gia bảo hiểm tăng nhanh, tỷ lệ người tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 20% trở lên, các cơ sở khám chữa bệnh ở tuyến xã ngày càng được tăng cường về lực lượng cán bộ y tế và các trang thiết bị nên công tác khám chữa bện dần đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Các chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được triển khai mạnh mẽ trên địa bàn của tỉnh.

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của Huyện Bảo Thắng.

Trong những năm qua, cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và cả nước, huyện Bảo Thắng đã có những bước phát triển đáng kể ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực từ nông nghiệp, thủy sản đến thương mại dịch vụ nhất là lĩnh vực Công nghiệp - xây dựng. Đây là bước tạo đà cho quá trình hòa chung công cuộc, công nghiệp hóa hiện đại hóa của cả nước, đồng thời phát triển và chuyển dịch kinh tế trên địa bàn huyện, cũng đã tạo cơ sở cho sự phát triển các lĩnh vực xã hội hóa giáo dục, y tế, văn hóa... Cải thiện đáng kể đời sống người dân trên địa bàn huyện cả về vật chất và tinh thần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.3: Các chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Bảo Thắng

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Nông, Lâm nghiệp, thủy sản Tỷ đồng 1.511 1.654 1.748

Giá Triệu

81,2 85,7 87,5

trị sản phẩm/1ha đất trồng trọt đồng/ha

Thu NSNN trên địa bàn Tỷ đồng 238,95 586,3 551,1

Giá trị sản xuất công nghiệp

Tỷ đồng 673,2 679,4 87,6

địa phương

Tổng mức bán lẻ hàng hoá

Tỷ đồng 1.697 1.710 1.800

và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (giá hiện hành)

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bảo Thắng

Trong những năm qua, Huyện Bảo Thắng đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển sản xuất các loại nông sản hàng hóa có nhu cầu thị trường, có giá trị và hiệu quả, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn huyện, đồng thời cùng với xu hướng chung của cả nước, cơ cấu kinh tế của huyện cũng chuyển dịch theo chiều hướng tích cực đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn là: Giảm tỷ trọng nhóm ngành nông nghiệp - thủy sản, tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng và thương mại. Cơ cấu giá trị sản xuất các nhóm ngành được thể hiện qua bảng

Với các điều kiện về vị trí địa lý và kinh tế xã hội, huyện có thêm lợi thế trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư từ Trung ương, từ tỉnh cùng với sự đầu tư và hỗ trợ lớn về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phát triển sản xuất. Song cũng như hiện trạng về sản xuất nông nghiệp của cả nước, sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn còn mang tính chất thủ công, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô nên giá trị không cao, hoạt động sản xuất chưa thực sự tuân theo các quy luật của thị trường. Đồng thời với quá trình phát triển sản xuất

nông nghiệp phải chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, có chính sách thu hút đầu tư, khuyến khích công nghiệp đầu tư về nông thôn, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, các ngành dịch vụ và một số sản phẩm thế mạnh của địa phương. Kết hợp các dự án đầu tư cho huyện Bảo Thắng cùng với chương trình XDNTM của nhà nước, là cơ hội lớn giúp đẩy nhanh quá trình CNH và HĐH trên địa bàn huyện Bảo Thắng. Tuy nhiên ở các thôn vùng cao, vùng sâu đời sống của một bộ phân nhân dân còn nhiều khó khăn. Cần có sự tập trung vào cuộc, giúp đỡ của các cấp các ngành để giúp nhân dân xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng trong huyện.

3.2. Tình hình đầu tư phát triển và đầu tư xây dựng cơ bản huyện Bảo Thắng

3.2.1. Tình hình đầu tư phát triển huyện Bảo Thắng

Huyện Bảo Thắng là một huyện có thế mạnh về khai thác kim loại nặng và phát triển kinh tế nông nghiệp, cũng như các huyện trong tỉnh Lào Cai chính quyền huyện đang rất quan tâm đến hoạt động đầu tư phát triển và thu hút vốn đầu tư. Được sự quan tâm của tỉnh Lào Cai số vốn đầu tư trên địa bàn huyện qua 3 năm tăng rất nhanh và thể hiện qua bảng 3.4 sau:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 45)