VẬN DỤNG (5 phút, giao nhiệm vụ ở nhà)

Một phần của tài liệu GIAO AN DIA 6_CTST_HKI (Trang 69 - 77)

- Đới tiếp xúc của các mảng là những khu vực bất ổn, thường xảy ra động đất,

4. VẬN DỤNG (5 phút, giao nhiệm vụ ở nhà)

a. Mục tiêu

Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học về cấu tạo của Trái Đất để giải thích một số hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất

b. Nội dung

HS được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ về nhà như sau: Hãy tiến hành

https://www.thiennhien.net/2016/04/21/vanh-dai-lua-thai-binh-duong-di-qua-nhung-nuoc- nao/

2. Nghiên cứu thêm phương pháp các nhà khoa học dự báo động đất và sóng thần. https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/du-bao-dong-dat-va-song-than-3961 3. Hoàn thành bài tập dưới đây (trong SBT Địa lí)

3.1. Dựa vào hình 9.3, kể tên các mảng kiến tạo theo hướng từ Tây sang Đông

3.2. Dựa vào hình ảnh dưới đây, hãy mô tả cấu tạo của núi lửa và lợi ích núi lửa sau khi hoạt động.

c. Sản phẩm:

1. Các quốc gia nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương: Nhật Bản, In-đô-nê-xi-a, Ôx-trây- li-a, Ê-cua-đo.

2. Nghiên cứu thêm phương pháp các nhà khoa học dự báo động đất và sóng thần: sóng địa chấn

3.1. Dựa vào hình 9.3, kể tên các mảng kiến tạo theo hướng từ Tây sang Đông

3.2.

+ Mô tả cấu tạo của núi lửa: dưới cùng là lò Magma, magma truyền lên trên thông qua hang núi lửa và phun ra ngoài qua miệng núi lửa.

+ Lợi ích núi lửa sau khi hoạt động: Các ngọn núi lửa cũng là nơi đem đến cho con người nhiều tài nguyên khoáng sản, năng lượng địa nhiệt, đất đai canh tác màu mỡ và cả tiềm năng du lịch.

d. Tổ chức thực hiện

- GV giao nhiệm vụ cho HS như mục nội dung và yêu cầu nghiêm túc tự thực hiện. - HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà trước tiết học tới.

IV. RÚT KINH NGHIỆM

V. PHỤ LỤC

Phụ lục 1

600 triệu năm trước, một siêu lục địa được gọi là Rodina tách ra, và một đại dương rộng lớn lấp đầy lòng chảo. Các mảng kiến tạo va chạm đã tạo ra các dãy núi,

Cách đây 500 triệu năm, một phần của siêu lục địa Pannotia trôi dạt về phía bắc và tách thành ba khối, tạo thành Laurentia (Bắc Mỹ ngày nay), Baltica (Bắc Âu ngày nay) và Siberia.

300 triệu năm trước, vùng đất Laurentia đã va chạm với Baltica. Dãy núi Appalachian ở phía đông Bắc Mỹ mọc lên dọc theo rìa của siêu lục địa Pangea, và sự thay đổi khí hậu đẩy Trái đất vào kỷ băng hà.

200 triệu năm trước, khủng long lang thang trên siêu lục địa Pangea, được bao quanh bởi biển Panthalassic, tổ tiên đại dương của Thái Bình Dương.

Cách đây 50 triệu năm, khủng long đã tuyệt chủng khỏi Trái đất. Các mảnh lục địa va vào nhau, đẩy lên các dãy núi vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Sự va chạm của Châu Phi vào Châu Âu đã làm nảy sinh dãy Alps ở Châu Âu, và sự va chạm của Ấn Độ vào Châu Á đã hình thành nên dãy Himalaya.

100 triệu năm trước, Pangea đã tan vỡ. Đại Tây Dương đổ vào giữa châu Phi và châu Mỹ. Ấn Độ tách khỏi lục địa châu Phi, còn Nam Cực và Australia, vẫn nằm trên mực nước biển, bị mắc kẹt gần Nam Cực.

Sự hình thành của eo đất nối liền Bắc và Nam Mỹ và sự chia cắt lục địa Úc khỏi Nam Cực đã làm thay đổi các dòng hải lưu và khí hậu toàn cầu. Các tảng băng đã tạo ra các Hồ lớn của Hoa Kỳ và Canada chỉ 20.000 năm trước. Kể từ đó, nhiệt độ ấm hơn đã làm tan băng, và mực nước biển dâng cao.

Nguồn: https://translate.google.com/translate?

sl=en&tl=vi&u=https://www.nationalgeographic.org/media/plate-tectonics/ Ranh giới các mảng kiến tạo

https://www.nationalgeographic.org/media/plate-tectonics

Sự dịch chuyển của các mảng dưới tác động của lớp Manti

https://www.youtube.com/watch? v=p0dWF_3PYh4

Iceland là một địa điểm mà sống núi nằm trên đất liền: Rãnh giữa Đại Tây Dương ngăn cách giữa các mảng Bắc Mỹ và Á-Âu; (b) Thung lũng rạn nứt ở rãnh giữa Đại Tây Dương trên Iceland.

(a) Tại rãnh dọc theo rìa phía tây của Nam Mỹ, mảng Nazca đang chìm xuống bên dưới mảng Nam Mỹ, tạo ra Dãy núi Andes (vùng cao màu nâu và đỏ); (b) Sự hội tụ đã đẩy đá vôi lên trên dãy Andes, nơi thường có núi lửa.

(a) Nơi các mảng tiếp xúc dồn ép, lớp vật chất bị đẩy lên trên tạo nên một dãy núi cao. (b) Dãy Himalayas, là kết quả của sự va chạm của mảng Ấn Độ với mảng Á-Âu, được nhìn thấy từ Trạm vũ trụ quốc tế.

Nguồn: https://translate.google.com/translate?

sl=en&tl=vi&u=https://courses.lumenlearning.com/wmopen- geology/chapter/outcome-theory-of-plate-tectonics/

VI. TƯ LIỆU DẠY HỌC

1. https://translate.google.com/translate? sl=en&tl=vi&u=https://courses.lumenlearning.com/wmopen-geology/chapter/outcome- theory-of-plate-tectonics/ 2. https://www.nationalgeographic.org/media/plate-tectonics 3. https://translate.google.com/translate? sl=en&tl=vi&u=https://www.nationalgeographic.org/media/plate-tectonics/

Ngày soạn:

Bài 10. QUÁ TRÌNH NỘI SINH VÀ NGOẠI SINH CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH CHÍNH. KHOÁNG SẢN

(02 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Quá trình nội sinh và ngoại sinh. - Các dạng địa hình chính.

- Khoáng sản.

2. Năng lực

- Sử dụng các công cụ địa lí như lược đồ, biểu đồ và tranh ảnh…để nhận dạng các dạng địa hình chính tác động của nội lực và ngoại lực.

- Tìm kiếm các thông tin về tài nguyên khoáng sản của Việt Nam, các hướng sử dụng khoáng sản tiết kiệm và hợp lí.

- Vận dụng được các kiến thức, kĩ năng địa lí để giải quyết các vấn đề thực tiễn về nguyên nhân con người phải tìm ra các nguồn nguyên/ nhiên liệu mới an toàn và thân thiện với môi trường.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Thông qua việc hoàn thành nhiệm vụ cá nhân và nhóm

- Tôn trọng: Lắng nghe, phản biện, hỗ trợ các thành viên nhóm một cách công bằng và khách quan, chính trực

- Bảo vệ các di sản địa hình của thế giới và Việt Nam.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU1. Giáo Viên 1. Giáo Viên

- Máy tính, máy chiếu - Giáo án

- Bảng số liệu, hình biểu đồ, tranh ảnh… - Phiếu học tập làm việc nhóm

- Bài trình chiếu, các link website.

2. Học sinh

- Đồ dùng học tập (bút, tập, sgk, giấy note, ……)

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu (7 phút)

a. Mục tiêu: Thăm dò hiểu biết của học sinh về các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất, rèn luyện khả năng quan sát và phán đoán.

b.Nội dung: HS được yêu cầu quan sát hình ảnh và kể tên các dạng địa hình.

c.Sản phẩm:

- Bảng trả lời từ 1 đến 8 các dạng địa hình.

- So sánh kết quả với bạn bên cạnh và tìm ra các điểm chung/ điểm khác biệt. - Chia sẻ quan điểm với cả lớp.

d. Tổ chức thực hiện:

Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho học sinh quan sát hình vẽ các dạng địa hình và gọi tên theo thứ tự từ 1 8

Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS làm việc cá nhân (2 phút) ❖ Báo cáo, thảo luận:

+ Học sinh so sánh kết quả với bạn (1 phút) + Trình bày và thảo luận trước lớp (3 phút)

Kết luận, nhận định: + GV cung cấp đáp án: 1/ Núi 2/ Núi lửa 3/ Cao nguyên 4/ Sông/ suối

5/ Đảo (gò, cồn nếu nhỏ) 6/ Bãi biển/ bãi bồi 7/ Vịnh

8/ Đồi.

+ GV khen ngợi phần trả lời của HS làm tốt, giúp đỡ học sinh chưa theo kịp. + GV từ phần làm việc của học sinh dẫn dắt vào bài mới để tìm hiểu các dạng địa + GV từ phần làm việc của học sinh dẫn dắt vào bài mới để tìm hiểu các dạng địa hình và các tác động đến quá trình hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.

2. Hình thành kiến thức mới

Một phần của tài liệu GIAO AN DIA 6_CTST_HKI (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w