Hoạt động 2: ĐỌC LÁT CẮT ĐỊA HÌNH (20 phút)

Một phần của tài liệu GIAO AN DIA 6_CTST_HKI (Trang 91 - 95)

C. lần lượt và hỗ trợ nhau D đồng thời và đối lập nhau.

Hoạt động 2: ĐỌC LÁT CẮT ĐỊA HÌNH (20 phút)

a. Mục tiêu

- Đọc được lát cắt địa hình

- Nhận diện được các điểm độ cao, phân biệt được độ dốc địa hình, các điểm địa danh. - Tính được khoảng cách của các địa điểm trên thực tế dựa vào tỉ lệ của lát cắt địa hình.

b. Nội dung

- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ, cung cấp phiếu học tập cho các nhóm, hướng dẫn HS. - Học sinh hoạt động theo nhóm, động não tư duy giải quyết vấn đề.

c. Sản phẩm

d. Tổ chức thực hiện

Chuyển giao nhiệm vụ: GV giữ nhóm như hoạt động trên, hoàn thành phiếu học tập

số 2 (phần phụ lục)

+ Thời gian làm việc: 2 phút/ trạm (4 trạm là 8 phút + 1 phút chuyển giao nhiệm vụ)

+ Hình thức: Các nhóm làm việc theo từng trạm, phiếu học tập của từng trạm sẽ được luân chuyển cho từng nhóm, cứ 2 phút đổi phiếu học tập 1 lần, phiếu học tập được in màu, to, rõ ràng để học sinh nắm được nhiệm vụ, giáo viên lưu ý các phiếu học tập chỉ được di chuyển trong cùng 1 cụm theo sơ đồ của GV ghi trên bảng như sau: (Gv chuyển phiếu học tập ở nhóm 4 lên nhóm 1- tránh mất trật tự khi chuyển phiếu học tập)

Thực hiện nhiệm vụ:

+ Giáo viên phát phiếu học tập cho 2 cụm và 4 nhóm/ cụm- yêu cầu Hs làm đúng yêu cầu và đúng tiến độ, điều phối phiếu học tập cho nhịp nhàng.

+ Hs làm việc, điền kết quả của từng trạm vào phiếu học tập tổng hợp của nhóm. + GV quan sát, hỗ trợ các nhóm nếu có khó khăn

TRẠM 1- PHIẾU SỐ 1

Lát cắt địa hình từ thành phố Hồ Chí Minh lên Đà Lạt (Nguồn: Edit từ Atlat Địa lí Việt Nam, NXB giáo dục, 2009)

- Điểm bắt đầu của lát cắt (A):... - Điểm kết thúc của lát cắt (B):... - Hướng của lát cắt AB: ... ... ❖ TRẠM 2- PHIẾU SỐ 2

TRẠM 3- PHIẾU SỐ 3

- Độ cao của các địa điểm: A = …….m; B = …….m; C = …….m;

- Độ dốc từ thành phố Hồ Chí Minh lên Đà Lạt...

TRẠM 4- PHIẾU SỐ 4

- Đo khoảng cách từ điểm đầu đến điểm cuối của lát cắt trên hình 11.3 SGK = ………cm

- Đọc tỉ lệ ngang của bản đồ 1: 600 000 nghĩa là cứ 1 cm trên lát cắt tương ứng với ………....cm trên thực tế = ……….km trên thực tế.

🡪 khoảng cách từ thành phố Hồ Chí Minh lên Đà Lạt trên thực tế là ...km (theo đường chim bay).

Báo cáo, thảo luận

- Trước khi báo cáo, các nhóm cùng số giữa 2 cụm đổi phiếu học tập cho nhau để chấm chéo như ở hoạt động 1.

- GV gọi HS đọc đáp án nhanh phần bài làm, lí giải nguyên nhân/ cách làm nếu cần thiết.

- Các nhóm góp ý, hoàn thiện bài thực hành.

❖ Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét hoạt động thảo luận. GV công bố kết quả và chốt nội dung.

- HS chấm phần bài làm của nhóm bạn theo phần tổng kết của giáo viên và biểu điểm cụ thể như sau (đánh giá cùng lúc với giáo viên tổng hợp)

- Gv mở rộng: Bản đồ/ lược đồ địa hình rất hữu ích trong việc sử dụng và bảo vệ thiên nhiên vì chúng giúp chúng ta hiểu được những nơi có độ dốc lớn có thể dẫn đến sạt lở đất, ảnh hưởng đến khả năng xói mòn, hoặc những nơi có vùng trũng thấp có thể dẫn đến lũ lụt ở các khu vực dân cư tập trung…. Ngoài ra, khi đi du lịch có kĩ năng đọc bản đồ cũng giúp các em rất nhiều trong việc lựa chọn các cung đường, địa điểm cắm trại an toàn, tiện lợi. Lần tới khi em đi bộ đường dài, hãy mang theo bản đồ địa hình và khám phá thiên nhiên theo một cách hoàn toàn mới xem nhé! Và trước khi đi, em hãy tìm hiểu thêm về cách đọc bản đồ địa hình một cách chính xác.

PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 2(Điểm của hoạt động này là 7/10) (Điểm của hoạt động này là 7/10) THỰC HÀNH- ĐỌC LÁT CẮT ĐỊA HÌNH

TRẠM 1

- Điểm bắt đầu của lát cắt (A): thành phố Hồ Chí Minh (0.25) - Điểm kết thúc của lát cắt (B): Đà Lạt (0.25)

- Hướng của lát cắt AB: Tây Nam – Đông Bắc (0.5)

TRẠM 2Đoạn 1 Đoạn 1

- Độ cao tuyệt đối: dưới200 m so với mực nước biển (0,25 đ) 🡪 dạng địa hình: đồng bằng (0.5đ)

Đoạn 2

Độ cao khoảng: 900m (0.25đ) so với mực nước biển, bề mặt tương đối bằng phẳng (0.5)

🡪 dạng địa hình: cao nguyên (0.5đ)

TRẠM 3

- Độ cao của các địa điểm: A = 180 m (cho phép sai số 20m nhưng không được quá 200m) ; B = 900 m; C = 1100 m (cho phép sai số 50m) – mỗi địa điểm đúng được 0.5 điểm, điểm tối đa là 1.5đ

- Độ dốc từ thành phố Hồ Chí Minh lên Đà Lạt tăng dần (0.5)

TRẠM 4

- Đo khoảng cách từ điểm A đến điểm B trên hình 11.3 SGK = 14.25 cm (0.5đ) - Đọc tỉ lệ ngang của bản đồ 1: 1 600 000 nghĩa là cứ 1 cm trên lát cắt tương ứng với 1 600 000 cm trên thực tế = 16 km trên thực tế. (1đ)

🡪 khoảng cách từ thành phố Hồ Chí Minh lên Đà Lạt trên thực tế là 228 km (theo đường chim bay) (0.5)

- HS đánh giá cá nhân với phần làm việc chung với nhau (đánh giá sau khi chấm bài cho nhóm bạn, GV dựa vào kết quả đánh giá của nhóm để cho điểm thưởng với HS tích cực,

điểm trừ với học sinh làm không tốt hoặc không cho điểm với cá nhân không tham gia làm việc.)

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ TRONG NHÓM (NHÓM………….CỤM………..) TRONG NHÓM (NHÓM………….CỤM………..)

TIÊU CHÍ CÁC MỨC ĐỘ

TỐT ĐẠT CHƯA ĐẠT

1. Nhận nhiệm vụ Xung phong, vui vẻ

nhận nhiệm vụ

Miễn cưỡng, không thoải mái khi nhận nhiệm vụ

Từ chối nhận nhiệm vụ

2. Thực hiện nhiệm vụ và hỗ trợ giúp đỡ vụ và hỗ trợ giúp đỡ các thành viên khác

- Bày tỏ ý kiến khi hoạt động. động.

Một phần của tài liệu GIAO AN DIA 6_CTST_HKI (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w