Nhận diện văn hóa doanh nghiệp Việt Nam dưới góc độ văn hóa

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 28)

6. Kết cấu đề tài nghiên cứu

2.1.1 Nhận diện văn hóa doanh nghiệp Việt Nam dưới góc độ văn hóa

Nghiên cứu về văn hoa Việt Nam cũng cho thấysự xuất hiện của bốn biến số giống như trong nghiên cứu của Hofstede: sư phân cấp quyền lực; tính cẩn trọng; tính đối lập giữa CNCN và CNTT; tính đối lập giữa nam quyền và nữ quyền. Phác thảo chân dung VHDN Việt Nam thông qua bốn yêu tố trên tuy có thể chưa thật sự đầy đủ song cũng tạo ra một nền tảng chung để nhận dạng sự khác biệt trong VHDN Việt Nam so với VHDN của các nước khác.

 Sự phân cấp quyền lực

Cũng giống như đa số các nước châu Á khác,Việt Nam là nước có mức độ phân cấp quyền lực khá cao.Sự phân cấp này thể hiện rất rõ qua: cơ cấu tổ chức trong các doanh nghiệp Việt Nam; mức độ phụ thuộc rất cao trong mối quan hệ giữa các cấp trong doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp ở Việt Nam có thể được chia thành hai nhóm chủ đạo là doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân

Sự khác biệt lớn nhất về mặt tổ chức giữa các doanh nghiệp nhà nước(DNNN) với doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là cơ cấu tổ chức hai cấp lãnh đạo, một cấp thuộc vềchính quyền, một thuộc về Đảng Cộng sản Việt Nam. Đàng bộ có mặt trong hầu hết các DNNN với nhiệm vụ chủ yếu là giám sát và đảm bảo định hướng chiến lược của công ty đi đúng định hướng của Đảng, tham gia vào các quyết định quan trọng. Ở hầu hết các DNNN thì giám đốc và bí thư Đảng ủy là hai người khác nhau nhưng có vai trò quan trọng như nhau. Còn trong các DNTN,vai trò của Đảng bộ hạn chế hơn nhiều.Giám đốc,thường là người có cổ phần lớn nhất trong công ty,nắm vai trò chủ đạo Trong mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, dù là DNNN hay DNTN thì đềuchịu sự chỉ đạo của một cơ quan chủ quản cấp trên như Bộ hayUBND Thành phố. Ngay trong doanh nghiệp,dù thuộc hình thức sở hữu nào,sự phân cấp này cũngthể hiện rất rõ. Trong xã hội Việt Nam, tôn ti trật tự phụ thuộc vào hai yêu tố: chứcc vụ và tuổi tác.Tuy giám đốc là người có quyền quyết định tối cao nhưng vẫn phải tỏ ra tôn trọng những người cao tuổi,

nhất là khi người này làm việc lâu năm trong công ty. Hơn nữa,các tổ chứcc doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò quan trọng cả trong đời sống tại công sở lẫn đời sống riêng tư của cá nhân, quan tâm đến nhân viên không chỉ về mặt lương bổng mà còn cả về những nhu cầu khác của họ trong cuộc sống hàng ngày như nhà cửa,đất đai,bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chăm sóc con cái, và giải trí. Đặc biệt là các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, thường có nhà trẻ dành riêng cho con em của nhân viên trong cơ quan, có khu tập thể dành cho các cán bộ nhân viên của xí nghiệp...

Hàng năm các doanh nghiệp thường có thông lệ tổ chức cho nhân viên đi nghỉ mát vào dịp hè hay đầu xuân. Có thể thấy các tổ chức doanh nghiệp ở Việt Nam giống như một gia đình thu nhỏ và người lãnh đạo gần như là những ông bố, bà mẹ, phải quán xuyến hết tất cả cáccông việc trong gia đình. Chính vì vậy, nhân viên cấp dưới trở nên rất phụ thuộc, ít quyền tự quyết định và phải tuân theo mọi sự chỉ dẫn của cấp trên. Dấu ấn của phong cách quản lý "gia trưởng" tương đối rõ ràng ở đây

 Tính cẩn trọng cao

Tính cẩn trọng phản ánh mức độ mà thành viên của các nền văn hóa khác nhau chấp nhận các tình thế rối ren hoặc sự bất ổn. Có thể kết luận VHDN Việt Nam có chỉ số cẩn trọng cao, điều đó thể hiện qua các dấu hiệu sau:

- Tính ưa ổn định

Như đã phân tích ở phần trên, lối sống trọng tĩnh ảnh hưởng lên cách thức làm việc của cả cá nhân và doanh nghiệp. Ở Việt Nam, người lao động thích những công việc có tính ổn định, không phải đi công tác nhiều, doanh nghiệp không thích những phi vụ nhiều rủi ro, dù có khả năng đem lại nhiều lợi nhuận.

- Tránh xung đột trong quan hệ

Xuất phát từ ý thức giữ thể diện và xu hướng tránh mọi xung đột trong quan hệ, doanh nhân Việt Nam thường không chỉ trích một cách mạnh mẽ. Họ cho rằng việc nói “không” một cách thẳng thắn sữ làm tổn thương đến đối tác và làm ảnh hưởng đến mối quan hệ sau này. Bởi vậy thay vì nói “không” thì các doanh nhân Việt Nam thường nói “chúng tôi sẽ xem xét vấn đề này”. Điều này thương có thể hay gây hiểu nhầm cho các đối tác lần đầu tới Việt Nam làm việc.

Không chỉ trong thương thuyết, ngay cả trong các mối quan hệ khác, người Việt Nam cũng có xu hướng tránh nói từ "không". Một ví dụ điển hình là doanh

nghiệp khi tuyển dụng thường có vòng xem xét hồ sơ, thí sinh được lựa chọn sẽ được mời đến phỏng vấn, trong khi những thí sinh không hề nhận được hồi âm gì sẽ tất hiểu là hổ sơ của mình bị từ chối. Thông lệ này khác hẳn với các doanh nghiệp ở phương Tây hoặc nhiều doanh nghiệp Việt Nam liên doanh với nước ngoài, thí sinh bị từ chối sẽ được gửi một lá thư từ chối lịch sự. Điều này sẽ gây được cảm tình cho cá cứng viên và góp phần xây dựng hình ảnh tốt đẹp về công ty.

- Sự coi trọng các mối quan hệ

Các mối quan hệ cá nhân có vai trò quan trọng trong kinh doanh ở Việt Nam. Hệ thống luật lệ của Việt Nam đòi hỏi rất nhiều giấy phép, Ví dụ muốn kinh doanh xăng dầu trước hết phải có đủ 4 đến 5 giấy phép khác nhau nhưgiấy phép về an toàn phòng cháy chữa cháy, giấy phép về an ninh trật tự, rồi sau đó mới được cấp giấy phép của sở công thương. Các doanh nghiệp có xin được giấy phép hay không, xin được một cách nhanh chóng hay phải chờ đợi trong một thời gian dài, tất cả phụ thuộc vào doanh nghiệp đó có mối quan hệ như thế nào đối với cơ quan chức năng có liên quan.

Ở Việt Nam, Doanh nhân coi những mối quan hệ ngang thậm chí là hơn tiền bạc nên luôn đầu tư cho chúng như một cách để tự bảo hiểm. Đó chính là lý do hình thành nên văn hóa “chiêu đãi, tiệc tùng” giữa DN với đối tác của mình. Các loại quà cáp, biếu xén là không thể thiếu trong các công tác ngoại giao của một doanh nghiệp.

- Quan niệm về chủ nghĩa tập thể

So với các doanh nghiệp phương tây, môi trường doanh nghiệp Việt Nam ít khuyến khích vai trò nổi bật của một cá nhân, các thành tích cá nhân thường được gắn liền với vai trò của tập thể. Chính ảnh hưởng của tính coi trọng tập thể trong VHDN và hệ tư tưởng XHCN tạo ra phương pháp lãnh đạo tập thể ở Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Nếu các doanh nghiệp Âu - Mỹ thường ra quyết định nhanh chóng dựa trên ý kiến của cá nhân người lãnh đạo thì việc ra quyết định ở doanh nghiệp Việt Nam lại đòi hỏi nhiều thời gian và ảnh hưởng của ý kiến tập thể.

Ngoài ra, cũng do nhấn mạnh tới vai trò tập thể nên ở Việt Nam, con dấu của cơ quan quan trọng hơn là chữ ký cá nhân trong khi tại các nước phát triển, trong các hợp đồng, giấy giới thiệu hoặc thư tuef quan trọng, chữ kỹ cá nhân chính là sự bảo đảm về tính xác thực của các văn bản này. Tại Việt Nam, nếu một văn bản mà chỉ có chữ ký cá nhân mà không có đóng dấu thì người ta sẽ nghi ngờ tính đáng tin cậy của văn bản đó.

 Tính đối lập giữa nam quyền và nữ quyền

So với nhiều quốc gia châu Á khác, ý thức về sự bình đẳng nam nữ trong doanh nghiệp ở Việt Nam đạt ở mức rất cao. Ở Việt Nam vẫn còn coi trọng nam quyền do đó số lượng lãnh đạo Nam chiếm đa số trong các doanh nghiệp Việt. Những giá trị mang nam tính như sự thành đạt, quyền lực, tính quyết đoán dễ được đề cao hơn giá trị nữ tính như bao dung, thông cảm…

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)