6. Kết cấu đề tài nghiên cứu
2.3 Đánh giá chung về văn hóa doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Qua quá trình nghiên cứu thực trạng trên, chúng ta có thể thấy rằng nhiều doanh nghiệp đã xây dựng được mô hình văn hóa ảnh hưởng vào khách hàng và tạo lòng tin cho khách hàng quốc tế như FPT, Thế giới di động, Viễn thông A …. Các doanh nghiệp mới thành lập cũng như các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động từ rất lâu càng ngày càng nhận thấy vai trò quan trọng của văn hoá doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh và đặc biệt khi chúng ta tham gia thị trường toàn cầu thì việc xây dựng cho mình một nền văn hoá riêng là hết sức cần thiết.
Tuy nhiên cũng phải nhìn vào thực tế rằng hiện nay Việt Nam có hơn 670.000 doanh nghiệp mà phần lớn là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh kém. Khi mở cửa nền kinh tế, vấn đề cạnh tranh về nguồn lực cho sản xuất kinh doanh đặc biệt là nguồn nhân lực ngày càng khốc liệt hơn. Các doanh nghiệp nước ngoài với thương hiệu mạnh, chính sách lương ưu đãi để thu hút lao động sẽ thu hút nguồn lao động chất lượng cao về phía họ. Những vấn đề này có liên quan mật thiết tới vấn đề văn hóa doanh nghiệp. Hiện nay, văn hóa doanh nghiệp đang được trao đổi sôi nổi trên các diễn đàn của các doanh nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên thái độ của các doanh nghiệp Việt Nam với vấn đề xây dựng văn hoá mới chỉ dừng ở mức quan tâm chứ chưa coi đó là bài toán là vấn đề sống còn của doanh nghịêp (chỉ trừ một số ít doanh nghiệp đã xây dựng được văn hoá riêng cho mình ngay từ khi mới thành lập).
Nguyên nhân của tình trạng trên là:
(1) Thể chế quản lý và môi trường kinh doanh của nước ta còn nhiều hạn chế về tính công bằng, minh bạch, hiệu quả quản trị công, chưa thuận lợi và khuyến khích các doanh nhân, doanh nghiệp kinh doanh có văn hoá; chính sách và nhân sự quản lý nhà nước hay thay đổi, thủ tục hành chính quá nhiều và rắc rối...
(2) Thái độ, cung cách làm việc của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn văn hoá công vụ, chưa gương mẫu trước doanh nhân, doanh nghiệp; tình trạng tham nhũng, nhũng nhiễu, vòi vĩnh, đe nẹt/bảo kê doanh nghiệp để thu lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm vẫn diễn ra khá phổ biến và nhức nhối ở các cấp, các ngành và nhiều địa phương trong cả nước.
(3) Thái độ, nhận thức của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp về VHDN còn chưa đúng mức và đầy đủ, chủ yếu mới thấy vai trò xây dựng môi trường văn hoá và cách thức ứng xử, ít chú ý đến vai trò quản trị chiến lược và phát triển bền vững. Trong nội dung văn bản VHDN của nhiều tập đoàn, công ty, ngân hàng thiếu cơ chế “phanh hãm” và các quy định ngăn cấm cán bộ lãnh đạo, quản lý có các hành vi và quyết định quản trị trái với sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của DN, dẫn đến sai lầm về chiến lược.
(4) Trong quá trình xây dựng, triển khai thực hiện VHDN, nhiều lãnh đạo cao nhất của DN thiếu sự quan tâm hoặc không gương mẫu thực hiện, nói không đi đôi với làm, dẫn đến tình trạng “đánh trống bỏ dùi”, “đầu voi đuôi chuột”, “nói một đằng làm một nẻo”...làm cho VHDN kém hiệu lực, hiệu quả.
(5) Cơ chế, chính sách và cách thức quản lý của Nhà nước đối với lãnh đạo DNNN không hợp lý, vẫn quản lý doanh nhân lãnh đạo DN theo chế độ cán bộ, công chức các cơ quan công quyền; họ cũng phải thi nâng ngạch công chức, nghỉ hưu trong độ tuổi 55 (nữ) – 60 (nam) và không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ nên không tạo động lực và điều kiện cho họ theo đuổi một công việc lâu dài như làm VHDN và kế thừa các kết quả của lãnh đạo tiền nhiệm để tiếp tục phát triển.
(6) Các thiết chế, hoạt độngnghiên cứu, đào tạo, tư vấn, kiểm định, đánh giá và giám sát của xã hội đối với hoạt động của DN nói chung, của nhiệm vụ xây dựng VHDN và phát triển thương hiệu nói riêng, còn bất cập về chất lượng, hiệu lực, hiệu quả; lĩnh vực này cũng thiếu và yếu về cả văn bản pháp luật để hoạt động và nguồn nhân lực để thực thi.
4/6 nguyên nhân kể trên là các nguyên nhân chủ quan. Có thể nói, những hạn chế, bất cập của VHDN nước ta hiện nay có nguyên nhân chủ yếu từ phía chủ quan của các doanh nhân, doanh nghiệp. Trong đó có hai loại nguyên nhân chính: hạn chế về nhận thức và cách thức thực hiện.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM HIỆN NAY