Quan điểm xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 48)

6. Kết cấu đề tài nghiên cứu

3.1.1Quan điểm xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Đảng và Nhà nước

Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, coi văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của kinh tế xã hội. Đại hội lần thứ XI của Đảng yêu cầu ''Phát triển văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển”; ''Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân''; ''Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa xã hội hài hòa với phát triển kinh tế”. Tuy nhiên, Đảng ta cũng thẳng thắn nhận thấy: ''Văn hóa phát triển chưa tương xứng với tăng trưởng kinh tế'' . Như vậy, tại Đại hội lần này, Đảng ta đã khẳng định về mặt lý luận: đổi mới văn hoá chính là phát triển văn hóa hài hòa với phát triển kinh tế. Điều đó có nghĩa là việc đổi mới văn hoá không chỉ liên quan đến sự phát triển tự thân của văn hoá mà còn quan hệ sâu sắc đến kinh tế. Từ quan điểm phát triển mới của Đảng chúng ta cần phải xác định chính xác vai trò của văn hóa trong phát triểnkinh tế.

Trong lĩnh vực kinh doanh, yếu tố văn hóa cũng ngày càng được coi trọng. Các nhà quản lý ở cấp nhà nước và cấp doanh nghiệp đã ý thức được tầm quan trọng của văn hóa trong các hoạt động kinh doanh. Vì vậy, cần quán triệt quan điểm của Đảng ta khi xây dựng văn hóa văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam. Đó là văn hóa phải soi đường cho kinh doanh, kinh doanh phải được tiến hành trên cơ sở tôn trọng những giá trị tốt đẹp của con người để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân, chứ không phải Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế làm giàu cho bản thân bằng mọi giá. Phải làm sao để trong ý thức của mọi doanh nghiệp, ý chí tự chủ, tự tin, lòng yêu nước, tự hào dân tộc luôn gắn kết với chiến lược phát triển kinh doanh. Đường lối của Đảng ta đã khẳng định cơ chế thị trường là điều kiện và phương tiện cho sự phát triển của đất nước. Thực tế cơ

chế này đã đem lại những thành quả to lớn và còn tiếp tục mở ra nhiều triển vọng cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, mặt trái của nó cho ta thấy nhiều hiện tượng tiêucực không thể xem thường nhất là trên góc nhìn văn hóa. Hơn nữa từ quan điểm chiến lược kết hợp với sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, việc mở rộng quan hệ với các nước bên ngoài là tất yếu.

Trong thời đại ngày nay, không có một dân tộc nào có thể tách rời, sống biệt lập với thế giới. Riêng với văn hóa, tiến bộ của khoa học công nghệ thông tin lại càng đặt ra việc phát triển văn hóa không thểtách rời văn hóa thế giới. Vì vậy, phát triển văn hóa Việt Nam là mở cửa đón nhận văn hóa của nhân loại và kết hợp nhuần nhuyễn với nét văn hóa truyền thống dân tộc.

Do vậy, trong thời kì hội nhập Đảng ta đã khẳng định: Tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài để xây dựng văn hóa mới là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ta đối với công tác văn hóa, bên cạnh đó, Đảng ta luôn quan tâm đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Điều này được thể hiện rõ trong các nghị quyết của Đảng. Ngay trong dịp công bố Ngày văn hoá doanh nghiệp Việt Nam – ngày 10 tháng 11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chính thức phát động trong toàn quốc Cuộc vận động “Xây dựng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam” với 5 nội dung cụ thể sau:

Một là, nâng cao nhận thức, quán triệt sâu rộng về vai trò văn hoá doanh nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp và từng doanh nghiệp Việt Nam từ khi thành lập và trong suốt quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh

Hai là, xây dựng và phát triển nền tảng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam gắn với những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Coi phát triển văn hoá doanh nghiệp là yêu cầu cơ bản và cấp thiết để phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Ba là, phát huy tích cực, đẩy lùi tiêu cực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Từng doanh nhân và mỗi doanh nghiệp kiên quyết nói không với hành vi vi phạm pháp luật và đạo dức kinh doanh, gây tổn hại cho xã hội

Bốn là, làm lành mạnh môi trường kinh doanh với tinh thần thượng tôn pháp luật; bảo đảm công khai, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và liêm chính trong kinh doanh; tuân thủ các chuẩn mực kinh doanh quốc tế; khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, lao động sáng tạo

Năm là, nâng cao văn hoá tinh thần, tăng cường thể lực cho cán bộ nhân viên và người lao động thông qua xây dựng các thiết chế văn hoá và môi trường làm việc

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 48)