Xây dựng văn hóa doanh nhân trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 56)

6. Kết cấu đề tài nghiên cứu

3.3.5Xây dựng văn hóa doanh nhân trong doanh nghiệp

Nhà lãnh đạo làngười tạo nên nét đặc thù của văn hóa doanh nghiệp và xác định hướng đi cho doanh nghiệp vì vậy phẩm chất của người lãnh đạo là rất quan trọng. Để xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp và tạo nên cho mỗi thành viên ý thức chủ động, trách nhiệm và hết mình phục vụ lợi ích chung của tổ chức thì đòi hỏi phải có người lãnh đạo là tấm gương sáng trong xây dựng văn hóa: luôn ý thức đựợc chiến lược, các chính sách xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Trước hết, lãnh đạo doanh nghiệp phải là người có đạo đức trong kinh doanh: biết kết hợp giữa lợi ích cá nhân và lợi ích của đất nước, doanh nhân có văn hóa cũng cần phải biết giữ chữ tín đặc biệt là trong thời đại mở cửa, cạnh tranh ngày càng gay gắt thì thói làm ăn không trung thực và vô đạo đức đều phải trả giá. Vì vậy giữ chữ tín trong kinh doanh, tôn trọng pháp luật là nét văn hóa cần thiết của mỗi doanh nhân.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp đòi hỏi nhiều nét văn hóa đặc thù khác từ người lãnh đạo như phải là người có tri thức: phải có khả năng sáng tạo và đổi mới đặc biệt là trong thời đại hội nhập kinh tế thì trình độ học vấn của nhà lãnh đạo sẽ giúp họ hiểu hơn về văn hoá, lối sống, tập quán, tâm lý thị hiếu của địa phương, của quốc gia đối tác mà chúng ta làm ăn đó là một trong những yếu tố làm nên

thành công trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Một điều không thể thiếu trong văn hóa doanh nhân đó là khả năng lắng nghe và tiếp thu những ý kiến, phản hồi của khách hàng: đem đến sự hài lòng của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ của công ty qua nền văn hóa công ty, thái độ phục vụ lịch thiệp, dịch vụ chăm sóc chu đáo.

Trong cách đối xử với nhân viên, nhà lãnh đạo cũng cần có một nghệ thuật, biết cách đánh giá nhân viên, tìm đúng người, đúng việc,phát huy được sở trường của từng người, khích lệ động viên cũng như khen thưởng nhân viên để họ có động lực cống hiến cho công ty. Để trở thành một doanh nhân trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế như ngày nay, mỗi doanh nhân cần tiếp thu và vun đắp cho mình những phẩm chất cụ thể như: Chữ tín trong kinh doanh; ý chí kinh doanh mạnh mẽ; hoài bão lớn; sự tự tin; tinh thần sáng tạo; kiến thức, tri thức và kĩ năng; tinh thần nhiệt huyết, năng động, nhạy bén; sức khỏe; tinh thần hòa hợp cộng đồng thế giới....

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 56)