Nâng cao đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 54)

6. Kết cấu đề tài nghiên cứu

3.3.3 Nâng cao đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp

Việt Nam tham gia vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, có nghĩa là các doanh nghiệp Việt Nam bước vào sân chơi chung, với những luật chơi khắt khe hơn. Vì vậy, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng phải gắn liền và chịu sự chi phối của quá trình hội nhập này.Vấn đề xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp chất lượng và có đạo đức kinh doanh là một điều hết sức cần thiết với các doanh nghiệp Việt Nam để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Gần đây khi chúng ta tham gia vào sân chơi quốc tế, một số mặt hàng của chúng ta khi xuất sang thịtrường của các nước như Mỹ, Châu Âu đòi hỏi phải đảm bảo đủ các hệ thống quản lý phù hợp như ISO 9000, ISO 14000....

Một số doanh nghiệp đã thành công trong vấn đề xây dựng chất lượng cho chính bản thân doanh nghiệp mình để vững tin bước vào thị trường quốc tế nhưng cũng cónhững doanh nghiệp đã không nhận thức được vấn đề này, cụ thể như vụ nước tương ChinSu có chứa 3MCPD là m gây xôn xao dư luận trong nước cũng như quốc tế. Điều này đã làm giảm lòng tin của khách hàng về chất lượng cũng như thương hiệu của công ty này. Vì vậy, vấn đề áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng trở thành một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, việc áp dụng Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế các tiêu chuẩn chất lượng của các doanh nghiệp là hết sức cần thiết với các doanh nghiệp Việt Nam. Và việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng

này giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam hình thành nên nét đạo đức trong văn hóa doanh nghiệp và làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Các doanh nghiệp phải biết giữ chữ tín với khách hàng và đối tác của mình, kinh doanh trung thực không làm giả, làm hàng kém chất lượng, lắng nghe những phản hồi từ phía khách hàng và chịu tráchnhiệ m trước sản phẩm của mình trước người tiêu dùng. Mục tiêu cuối cùng là vì hiệu quả kinh doanh bền vững dựa trên cơ sở chất lượng sản phẩm và trình độ phục vụ thỏa mãn được nhu cầu khách hàng để “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi” đồng thời phải đáp ứng tốt các yêu cầu của xã hội.

Các doanh nghiệp kinh doanh trong thời đại này phải biết kết hợp hài hòa giữa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội, dân tộc. Cần nhanh chóng khắc phục những quan điểm thực dụng, tất cả vì lợi nhuận. Cụ thể là lợi nhuận thu được qua việc làm ăn, mua bán trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh phải là đồng tiền sạch, với nghĩa là phải đặt lợi ích của con người và xã hội lên trên hết, không thể chấp nhận quan điểm: “Lợi nhuận bằng bất cứ giá nào”, kể cả triệt để chống hàng giả, hàng gian, hàng lậu chốn thuế...Hay nói cách khác, việc tiêu thụ sản phẩm tăng lợi nhuận đảm bảo khả năng tái sản xuất và kinh doanh phải dưạ trên sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của người tiêu dùng, xã hội. Vấn đề này ngày càng được coi trọng khi Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới. Bởi vì chữ tín trong trường hợp này không còn là của riêng doanh nghiệp nữa mà nó còn liên quan đến thể diện của cả quốc gia. Nếu doanh nghiệp luôn giữ được đạo đức kinh doanh của mình thì mối quan hệ hợp tác với các đối tác rất dễ dàng.

Việc xây dựng một nền văn hóa chất lượng và có đạo đức kinh doanh là vô cùng quan trọng, nó giúp cho doanh nghiệp trụ vững không những trên thị trường trong nước mà cả thị trường nước ngoài. Nó sẽ là chất xúc tác, chất keo để thúc đẩy và gắn kết mọi nguồn lực, các thành viên trong bản thân mỗi doanh nghiệp và nó cũng góp phần xây dựng thương trường và xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)