6. Kết cấu đề tài nghiên cứu
3.3. Giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Trong nền kinh tế thị trường mở cửa ngày nay, rõ ràng văn hóa doanh nghiệp là một vũ khí vô cùng lợi hại. Trước đây tâm lý của các doanh nghiệp cho rằng giá cả là yếu tốcạnh tranh tốt nhất nhưng hiện nay, điều này không còn đúng nữa.
Trước hết vì tâm lý của người tiêu dùng hiện nay có xu hướng chọn những sản phẩm có giá cả cao hơn một chút nhưng chất lượng đảm bảo hoặc lựa chọn một dịch vụ đắt hơn nhưng thái độ phục vụ củacác nhân viên dễ chịu, có văn hóa và có nét đặc sắc riêng của hãng đó. Các phụ kiện phá giá lớn nhỏ của các doanh nghiệp Việt Nam khi chập chững bước vào thị trường thế giới là minh chứng cho quan niệm sai lầm về cạnh tranh bằng giá. Chính những lúc đó, doanh nghiệp càng phải nhận thức rõ ràng hơn về vai trò của văn hóa doanh nghiệp và thương hiệu khi làm ăn với những đối tác lớn như các tập đoàn ở Châu Âu, của Mỹ...
Cạnh tranh hiện nay đang diễn ra dưới nhiều hình thức nhưng có một yếu tố không bao giờ thay đổi đó là uy tín của doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm của họ. Những yếu tố này là một phần trong văn hóa doanh nghiệp của chính doanh nghiệp đó. Văn hóa doanh nghiệp là một phần của văn hóa dân tộc, nhiệm vụ của mỗi người Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa là cần phải giữ gìn, bồi đắp và lưu truyền những giá trị vănhóa truyền thốngqua thế hệ này sang thế hệ khác.
Trong thời đại mở cửa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nền văn hóa doanh nghiệp nước ta tiếp thu những tinh hóa văn hóa trong kinh doanh của cha ông, vận dụng những truyền thống đó một cách phù hợp với đặcđiể m của xã hội ngày nay. Chỉ có như vậy mới tận dụng được những ưu điểm của truyền thống và hiện đại, kết hợp một cách có chọn lọc và nâng cao, từng bước hình thành nền văn hóa doanh nghiệp mang những nét đặc sắc của Việt Nam.