Tình hình nghiên cứu, khai thác và sử dụng anthocyanin tự nhiên

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu quy trình chiết tách chất màu tự nhiên từ hoa đậu biếc (clitoria ternatean) và ứng dụng trong chế biến một số thực phẩm (Trang 39)

Một sốđề tài, công trình nghiên cứu về anthocyanin trong thời gian gần đây:  Huỳnh Thị Kim Cúc, Phạm Châu Huỳnh (2013). Xác định hàm lượng anthocyanin trong một số nguyên liệu rau quả bằng phương pháp pH vi sai, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Trường Đại học Đà Nẵng. Kết quả cho thấy một số nguyên liệu có hàm lượng anthocyanin tương đối cao như: quả dâu ta 1,188 %; bắp cải tím 0,909%; lá tía tô 0,397%; trà đỏ 0,335%, vỏ nho 0,564%, vỏ cà tím 0,441%.

 Kiều Thị Nhi, Nguyễn Tuấn Kiệt, Hoàng Thị Ngọc Nhơn (2017). Nghiên cứu quy trình chiết tách anthocyanin hiệu quả từ hành tím, hành lá, tỏi tía, cần tây, cần ta, Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm 12 (1) (2017) 100-107, Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM. Kết quả thu nhận anthocyanin từ hành tím đạt giá trị cao nhất trong nhóm nguyên liệu đã khảo sát.

Nguyễn Thị Trang (2011). Nghiên cứu chiết xuất chất màu anthocyanin từ

cây Cẩm, Đồ án tốt nghiệp, Trường Đại học Nha Trang. Kết quảxác định được một số thành phần hóa học cơ bản của lá Cẩm như sau: Hàm lượng nước 78.32%, anthocyanin tổng số 39272 ( mg/kg khô), hiệu suất chiết anthocyanin từ lá Cẩm bằng phương pháp ngâm chiết ở 100oC và phương pháp siêu âm ở 80oC gần như nhau và khá cao (93-96%).

 Nguyễn Thị Hiền và các cộng sự (2013). Nghiên cứu chiết tách anthocyanin từ Hibiscus Sabdariffa - ứng dụng để sản xuất giấy chỉ thị phát hiện nhanh hàn the trong thực phẩm, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Kết quả nghiên cứu sản xuất được giấy chỉ thị phát hiện nhanh hàn the trong thực phẩm có ngưỡng tối thiểu tốt hơn và độ nhạy tương tựnhư giấy nghệ.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu quy trình chiết tách chất màu tự nhiên từ hoa đậu biếc (clitoria ternatean) và ứng dụng trong chế biến một số thực phẩm (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)