đậu biếc
Chúng ta cần khảo sát yếu tố nồng độ vì ở các nồng độ dung môi khác nhau nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất trích ly thu được. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.1 và hình 3.9 dưới đây.
Bảng 3.1. Kết quả thống kê hàm lượng anthocyanin sau khi trích ly với các nồng độ dung môi khác nhau
Hình 3.9. Ảnh hưởng của nồng độdung môi đến hiệu suất chiết anthocyanin
20.29 20.30 20.37 20.79 17.77 16 16.5 17 17.5 18 18.5 19 19.5 20 20.5 21 21.5 40 50 60 70 80 H iệu su ất ch iết (% ) Nồng độ dung môi (độ)
56
Qua kết quả ở bảng 3.1 và hình 3.9, ta thấy độ hấp thụ anthocyanin thu được tăng dần theo từng nồng độ dung môi tương ứng và cao nhất tại nồng độ etanol 70o, nhưng sau đó thì giảm xuống nhanh khi tăng nồng độ cồn lên 80o.
Việc hàm lượng anthocyanin tăng dần khi chiết ở nồng độ 40o đến 70o có thể giải thích là do anthocyanin bản chất là chất hữu cơ đa vòng nên việc tăng nồng độ dung môi chiết ảnh hưởng đến việc hóa tan anthocyanin.
Tuy nhiên, anthocyanin cũng là một chất phân cực nên tan tốt trong dung môi phân cực, mà etanol là một chất phân cực yếu. Vì thếkhi ta tăng nồng độ etanol quá cao làm cho tính phân cực của hệ dung môi giảm [9], dẫn đến khảnăng hòa tan anthocyanin thu được sau trích ly cũng giảm theo. Đó là lý do vì sao ban đầu khi ta tăng nồng độ % etanol trong hệthì hàm lượng anthocyanin thu được tăng liên tục và đạt cao nhất tại nồng độ 70o rồi sau đó giảm trong khi nồng độ etanol tiếp tục tăng.
Vì vậy, chúng tôi chọn etanol 70o là nồng độ dung môi thích hợp để chiết anthocyanin.